BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 299/2017/TT-BQP |
Hà Nội,
ngày 09 tháng 12 năm 2017 |
Căn cứ Luật Tổ chức cơ
quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ban hành Thông tư quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cấp, thu
hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên
và Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân dân.
Thông tư này quy định
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra trong Quân
đội nhân dân.
1. Cơ quan Điều tra
các cấp trong Quân đội nhân dân.
2. Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra trong Quân đội nhân
dân.
3. Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan.
Trong Thông tư này, các
từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thời gian làm công
tác pháp luật là thời gian được tính từ thời điểm người có trình độ đại học An
ninh, đại học Cảnh sát hoặc đại học Luật trở lên được điều động về công tác tại
các ngành Điều tra, Bảo vệ an ninh, Thanh tra, Thi hành án, Tòa án, Kiểm sát,
Pháp chế.
2. Đào tạo, bồi dưỡng
về nghiệp vụ điều tra là được đào tạo về các chuyên ngành điều tra hoặc bồi
dưỡng về nghiệp vụ điều tra do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
TIÊU CHUẨN ĐIỀU TRA VIÊN, CÁN BỘ ĐIỀU TRA VÀ
THỦ TRƯỞNG, PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA
1. Điều tra viên là
người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự.
2. Điều tra viên gồm
các ngạch sau đây:
a) Điều tra viên sơ
cấp;
b) Điều tra viên trung
cấp;
c) Điều tra viên cao
cấp.
Điều 5. Tiêu chuẩn Điều tra viên
1. Là sĩ quan Quân đội
nhân dân Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa.
2. Có trình độ đại học
An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
3. Có thời gian làm
công tác pháp luật theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan Điều tra hình sự.
4. Đã được đào tạo,
bồi dưỡng về nghiệp vụ điều tra.
5. Có sức khỏe bảo đảm
hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn
quy định tại Điều 5 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được
bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
1. Có thời gian làm
công tác pháp luật từ 04 năm trở lên.
2. Có năng lực điều
tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.
3. Đã trúng tuyển kỳ
thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp
1. Người có đủ tiêu
chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây thì có
thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:
a) Đã là Điều tra viên
sơ cấp ít nhất là 05 năm;
b) Có năng lực điều
tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
c) Có khả năng hướng
dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
d) Đã trúng tuyển kỳ
thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.
2. Trường hợp người có
đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và các điểm b, c, d khoản 1 Điều
này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên và nhu cầu cán bộ
của Cơ quan điều tra, thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.
Điều 8. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu
chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây thì có
thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:
a) Đã là Điều tra viên
trung cấp ít nhất là 05 năm;
b) Có năng lực điều
tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
c) Có khả năng nghiên
cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
d) Có khả năng hướng
dẫn các hoạt động điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
đ) Đã trúng tuyển kỳ
thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.
2. Trường hợp người có
đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Thông tư này và các điểm b, c, d và điểm đ
khoản 1 Điều này, đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên và
nhu cầu cán bộ của Cơ quan điều tra, thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên
cao cấp.
Điều 9. Bổ nhiệm Điều tra viên trong trường hợp đặc biệt
1. Trong trường hợp
đặc biệt, sĩ quan được điều động đến công tác tại Cơ quan điều tra, tuy chưa
được đào tạo về nghiệp vụ điều tra, chưa đủ thời gian quy định tại điểm a khoản
1 Điều 7, điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này, nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy
định tại các khoản 1, 2, 5 Điều 5, các điểm b, c khoản 1 Điều 7, các điểm b, c,
d Khoản 1 Điều 8 Thông tư này thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung
cấp, Điều tra viên cao cấp.
2. Cơ quan Điều tra
xem xét, đề nghị bổ nhiệm lại đối với Điều tra viên được kéo dài tuổi phục vụ
tại ngũ nhưng đã hết thời hạn làm Điều tra viên theo quyết định bổ nhiệm.
Điều 10. Nhiệm kỳ của Điều tra viên
1. Điều tra viên được
bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm;
2. Điều tra viên được
bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.
Điều 11. Bổ nhiệm Cán bộ điều tra
Người có đủ tiêu chuẩn
quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này có thể được bổ nhiệm
làm Cán bộ điều tra để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động điều tra
hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Tổ chức cơ quan điều
tra hình sự.
Điều 12. Bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra
1. Tiêu chuẩn:
a) Là Điều tra viên
cao cấp hoặc Điều tra viên trung cấp;
b) Có năng lực tổ
chức, chỉ đạo hoạt động điều tra;
c) Đã được bổ nhiệm
các chức vụ chỉ huy, quản lý về hành chính quân sự của Cơ quan Điều tra các
cấp.
2. Đối tượng bổ nhiệm:
a) Cục trưởng, Phó Cục
trưởng Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
b) Cục trưởng, Phó Cục
trưởng Cục Bảo vệ An ninh Quân đội được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng;
c) Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng Điều tra hình sự cấp quân khu và tương đương được đề nghị xét bổ
nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự cấp quân khu và
tương đương;
d) Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng Bảo vệ An ninh quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng và Phòng An
ninh điều tra khối binh chủng, quân đoàn, tổng cục thuộc Cục Bảo vệ an ninh
Quân đội được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An
ninh điều tra quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng và Phòng An ninh điều tra
khối binh chủng, quân đoàn, tổng cục thuộc Cục Bảo vệ an ninh Quân đội;
đ) Trưởng Cơ quan, Phó
Trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực được đề nghị xét bổ nhiệm làm Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.
Điều 13. Thẩm quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
1. Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ
quan Điều tra các cấp.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng ủy quyền cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung cấp, Điều tra viên sơ cấp
và Cán bộ điều tra.
1. Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có thể được miễn nhiệm
chức danh vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy
không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra đương nhiên được miễn
nhiệm chức danh khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác; đương nhiên bị mất chức
danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ
luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân.
3. Tùy theo tính chất
và mức độ vi phạm, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên,
Cán bộ điều tra có thể bị cách chức danh nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Vi phạm trong công
tác điều tra vụ án hình sự;
b) Vi phạm quy định
tại Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra bình sự;
c) Bị kỷ luật bằng
hình thức cách chức, giáng chức;
d) Vi phạm về phẩm
chất đạo đức.
Điều 15. Quy trình xét bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục
bổ nhiệm
a) Cơ quan Điều tra
cấp quân khu và tương đương lập danh sách thông qua cấp ủy Cơ quan điều tra xét
đề nghị;
b) Cơ quan Điều tra
cấp quân khu và tương đương báo cáo, xin ý kiến Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng;
c) Sau khi có ý kiến
của Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan Điều tra cấp quân khu và tương
đương chuyển danh sách đến Phòng Cán bộ cấp quân khu và tương đương xem xét
thẩm định thống nhất danh sách đề nghị bổ nhiệm;
d) Phòng Cán bộ cấp
quân khu và tương đương lập bản khai tóm tắt lý lịch (T63) đối với từng trường
hợp, danh sách tổng hợp trích ngang cán bộ (DS84) và chuyển lại cho Cơ quan
Điều tra trình Thường vụ Đảng ủy Quân khu và tương đương xem xét, quyết định;
đ) Cơ quan Điều tra
hoàn chỉnh hồ sơ, kèm theo công văn đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ
Quốc phòng gửi về Cơ quan thường trực Hội đồng thi tuyển Điều tra viên (Cục
Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng) tổng hợp, thẩm định hồ sơ báo cáo Hội đồng thi
tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân xem xét, đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều
tra.
2. Thời hạn nộp hồ sơ,
công văn đề nghị bổ nhiệm
a) Đợt 1 gửi trước
ngày 05 tháng 4 hằng năm;
b) Đợt 2 gửi trước
ngày 05 tháng 10 hằng năm.
Điều 16. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
1. Hồ sơ đề nghị bổ
nhiệm lần đầu, gồm:
a) Công văn đề nghị
của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Bản tóm tắt lý lịch
(T63) do Cơ quan cán bộ trích;
c) Danh sách trích
ngang cán bộ (DS84) do Cơ quan Điều tra quân khu và tương đương lập, có xác
nhận của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Trưởng phòng cán bộ;
d) Bản sao công chứng
các văn bằng, chứng chỉ có liên quan; bản phô tô các quyết định bổ nhiệm, điều
động cán bộ, Giấy chứng nhận Điều tra viên (trừ trường hợp bổ nhiệm lần đầu
Điều tra viên sơ cấp và Cán bộ điều tra);
đ) 04 ảnh chân dung (2
x 3) mặc quân phục thường dùng, không đội mũ.
2. Hồ sơ đề nghị bổ
nhiệm lại Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên các cấp,
gồm:
a) Công văn đề nghị
của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Danh sách trích
ngang cán bộ (DS84) do Cơ quan Điều tra quân khu và tương đương lập, có xác
nhận của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Trưởng phòng cán bộ;
c) Bản phô tô Giấy
chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Điều tra viên các cấp,
bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ bổ sung có liên quan;
d) 04 ảnh chân dung (2
x 3) mặc quân phục thường dùng, không đội mũ;
đ) Quyết định kéo dài
tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan (nếu có).
Điều 17. Hồ sơ trình Bộ Quốc phòng đề nghị bổ nhiệm
1. Công văn đề nghị
của Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân kèm theo danh sách
trích ngang cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.
2. Báo cáo tóm tắt số
lượng nhu cầu, thừa, thiếu các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan
điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra.
Điều 18. Quy trình và hồ sơ miễn nhiệm, cách chức
1. Quy trình xét miễn
nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và
Cán bộ điều tra thực hiện như bổ nhiệm.
2. Hồ sơ gồm:
a) Công văn đề nghị
của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Bản tóm tắt lý lịch
(T63) do Cơ quan cán bộ trích;
c) Danh sách trích
ngang cán bộ (DS84) do Cơ quan điều tra cấp quân khu và tương đương lập có xác
nhận của Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Trưởng phòng cán bộ;
d) Đối với trường hợp
đề nghị cách chức, công văn đề nghị kèm theo báo cáo của Cơ quan Điều tra ghi
rõ kết luận tính chất, mức độ vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3
Điều 14 Thông tư này.
3. Trường hợp Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra đương
nhiên được miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra
viên và Cán bộ điều tra báo cáo danh sách, lý do miễn nhiệm về Cơ quan Điều tra
Bộ Quốc phòng.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 19. Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng
1. Cục Điều tra hình
sự Bộ Quốc phòng là Cơ quan Thường trực Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong
Quân đội nhân dân.
2. Hướng dẫn Cơ quan
Điều tra các cấp làm thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách
chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều
tra.
3. Tiếp nhận hồ sơ đề
nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra.
4. Tổng hợp danh sách
đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra.
5. Thư ký Hội đồng thi
tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân.
6. Hằng năm, lập dự
trù kinh phí bảo đảm, sử dụng và quyết toán theo quy định của pháp luật và Bộ
Quốc phòng.
7. Thực hiện các nhiệm
vụ khác do Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân phân công.
Điều 20. Cục Bảo vệ an ninh Quân đội
1. Hướng dẫn Cơ quan
An ninh điều tra các cấp làm thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,
cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Điều tra viên và
Cán bộ điều tra.
2. Tiếp nhận hồ sơ đề
nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan An ninh điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra.
3. Tổng hợp danh sách
đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Điều tra viên và Cán bộ điều tra báo cáo Hội
đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân đội nhân dân (qua Cục Điều tra hình sự
Bộ Quốc phòng - Cơ quan thường trực Hội đồng thi tuyển Điều tra viên trong Quân
đội nhân dân).
Điều 21. Các đầu mối thuộc Bộ Quốc phòng có Cơ quan điều tra
1. Chỉ đạo Cơ quan
điều tra thực hiện chặt chẽ quy trình xét đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,
cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán bộ
điều tra, lập hồ sơ báo cáo theo quy định tại các Điều 15,16,17 và Điều 18
Thông tư này.
2. Chỉ đạo cơ quan
chính trị báo cáo cấp ủy cùng cấp xin ý kiến trưởng ngành cấp trên bằng văn bản
về nhận xét, đánh giá đối với cán bộ thuộc ngành mình quản lý trước khi báo cáo
cấp có thẩm quyền xem xét quyết định điều động, bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp quân khu và tương đương.
Điều 22. Cơ quan Điều
tra cấp quân khu và tương đương
1. Cơ quan Điều tra
hình sự cấp quân khu và tương đương:
a) Chủ trì, phối hợp
với cơ quan cán bộ cùng cấp chuẩn bị hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên
và Cán bộ điều tra trình thủ trưởng, cấp ủy đơn vị phê duyệt và báo cáo Cơ quan
Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
b) Báo cáo đột xuất
khi có thay đổi các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều
tra viên và Cán bộ điều tra.
2. Cơ quan An ninh
điều tra quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng:
a) Chủ trì, phối hợp
với cơ quan cán bộ cùng cấp chuẩn bị hồ sơ nhân sự bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên
và Cán bộ điều tra trình thủ trưởng, cấp ủy đơn vị phê duyệt và báo cáo Cơ quan
An ninh điều tra Bộ Quốc phòng.
b) Báo cáo đột xuất
khi có thay đổi các chức danh Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều
tra viên và Cán bộ điều tra.
CẤP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN
1. Hình dáng, kích
thước: Hình chữ nhật, rộng 65mm, dài 90 mm.
2. Mặt trước:
a) Nền màu vàng nhạt,
ở giữa có hình quân hiệu, vân tia chìm, màu trắng. Đối với Giấy chứng nhận Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng có một đường gạch chéo
màu đỏ, rộng 6mm, chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa vạch
chéo màu đỏ, có 03 ngôi sao năm cánh, màu vàng; Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan Điều tra cấp quân khu và tương đương ở giữa vạch chéo màu đỏ
có 02 ngôi sao năm cánh, màu vàng; Giấy chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
Cơ quan Điều tra hình sự khu vực ở giữa vạch chéo màu đỏ có 01 ngôi sao năm
cánh, màu vàng;
b) Font chữ Times New
Roman; phía trên cùng, ở giữa sang bên phải là dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” dòng tiếp “ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” (cỡ chữ 8); tiếp dòng
dưới là: “GIẤY CHỨNG NHẬN” (chữ in hoa, đậm, màu đỏ, cỡ chữ
9), tiếp xuống dòng dưới là số giấy chứng nhận: Số.... (cỡ chữ 7, in nghiêng,
đậm);
c) Thông tin 03 dòng
tiếp gồm: Họ và tên (chữ in đậm); năm sinh, số chứng minh quân nhân; chức vụ
ghi theo chức danh, gồm một trong các chức danh: Thủ trưởng Cơ quan điều tra,
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên cao cấp, Điều tra viên trung
cấp, Điều tra viên sơ cấp, Cán bộ điều tra (chữ in thường, cỡ chữ 8);
d) Cơ quan Điều tra,
gồm: Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan Điều tra hình sự cấp quân
khu và tương đương, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực, Cơ quan An ninh điều tra
Bộ Quốc phòng, Cơ quan An ninh điều tra quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng
và Phòng An ninh điều tra khối binh chủng, quân đoàn, tổng cục thuộc Cục Bảo vệ
an ninh Quân đội (chữ in thường, cỡ chữ 8);
đ) Góc trên, bên trái
của Giấy chứng nhận là hình quân hiệu màu đỏ, dưới là ảnh chân dung (2x3) mặc
quân phục thường dùng, không đội mũ, phía tiếp dưới là hạn sử dụng của giấy
chứng nhận (có giá trị đến...);
e) Góc dưới, bên phải
là dòng chữ “Ngày....tháng....năm...” (chữ in thường nghiêng);
dòng dưới là “BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG” hoặc “KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG” và
dòng dưới là “THỨ TRƯỞNG” (chữ in hoa, cỡ chữ 8), tiếp đến chữ ký, đóng dấu và
cấp bậc, họ tên người ký.
3. Mặt sau:
Màu đỏ, viền vàng,
đường viền rộng 3mm, trên cùng dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”
(chữ in hoa, cỡ chữ 10), ở chính giữa là hình quốc huy, đường kính 25 mm, phía
dưới quốc huy là dòng chữ “BỘ QUỐC PHÒNG” (chữ in hoa, cỡ chữ 14) và dòng chữ “ĐIỀU
TRA HÌNH SỰ” hoặc “AN NINH ĐIỀU TRA” (chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 15).
(có các Phụ lục mẫu
kèm theo Thông tư này)
1. Khi bổ nhiệm chức
danh pháp lý, đồng thời được cấp Giấy chứng nhận, gồm các trường hợp sau:
a) Cấp mới cho các
trường hợp được bổ nhiệm lần đầu;
b) Cấp đổi trong các
trường hợp bổ nhiệm lại, luân chuyển vị trí công tác giữa các Cơ quan điều tra
không cùng địa bàn hoặc trong trường hợp bị hỏng trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
lại do làm mất, hỏng Giấy chứng nhận:
a) Đơn xin cấp lại có
xác nhận của Thủ trưởng Cơ quan điều tra;
b) Công văn đề nghị
của Cơ quan điều tra cấp quân khu và tương đương, 02 ảnh (2x3) mặc quân phục
thường dùng, không đội mũ.
1. Giấy chứng nhận
được cấp cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên và Cán
bộ điều tra quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
2. Người được cấp Giấy
chứng nhận chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận trong hoạt động nghiệp vụ.
3. Cơ quan Điều tra Bộ
Quốc phòng đăng ký, cấp phát, thu hồi Giấy chứng nhận. Thủ trưởng Cơ quan điều
tra các cấp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc quản lý, sử dụng Giấy chứng
nhận.
4. Khi bị mất Giấy
chứng nhận phải báo ngay với Thủ trưởng Cơ quan điều tra để xem xét tính chất,
mức độ, xử lý theo quy định, trừ trường hợp bị mất trong khi làm nhiệm vụ hoặc
do thiên tai, hỏa hoạn.
5. Trường hợp người
được cấp Giấy chứng nhận sử dụng Giấy chứng nhận để thực hiện hành vi trái pháp
luật hoặc trái với quy định của Thông tư này thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 26. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Các trường hợp thu
hồi
a) Khi được bổ nhiệm,
nâng ngạch, bổ nhiệm lại, hết hạn sử dụng, luân chuyển công tác giữa các Cơ
quan điều tra không cùng địa bàn, chuyển công tác không làm nhiệm vụ điều tra
(trước khi nhận Quyết định chuyển công tác, Giấy chứng nhận mới);
b) Đối với cán bộ nghỉ
hưu (trước khi nhận quyết định nghỉ hưu);
c) Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra bị miễn nhiệm, cách
chức.
2. Thủ trưởng Cơ quan
Điều tra cấp quân khu và tương đương
a) Thu hồi Giấy chứng
nhận của cán bộ thuộc quyền, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thu hồi phải nộp
lại cho Cơ quan Điều tra Bộ Quốc phòng.
b) Trường hợp người bị
miễn nhiệm, cách chức hoặc được nghỉ hưu, chuyển công tác khác là Thủ trưởng Cơ
quan điều tra thì Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra có trách nhiệm thu hồi giấy
chứng nhận.
3. Trưởng phòng Tổ
chức cán bộ Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý, đăng
ký cấp phát, thu hồi giấy chứng nhận thuộc Cơ quan Điều tra hình sự các cấp.
Trưởng phòng An ninh điều tra Cục Bảo vệ An ninh Quân đội chịu trách nhiệm quản
lý, đăng ký cấp phát, thu hồi giấy chứng nhận thuộc Cơ quan An ninh điều tra
các cấp.
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2018 và thay thế Thông tư số 78/2007/TT-BQP
ngày 23/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra và Điều tra viên
các cấp trong Quân đội nhân dân.
2. Quyết định và Giấy
chứng nhận Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên đã cấp
trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn ghi trong
Quyết định, Giấy chứng nhận.
Tổng Tham mưu trưởng,
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, các Tổng cục, Bộ Tư lệnh các quân khu, quân
chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn, binh chủng, Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị,
Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an
ninh Quân đội, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan có trách
nhiệm thi hành Thông tư này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN (GCN) CHỨC DANH PHÁP LÝ
CỦA CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 299/2017/TT-BQP ngày 09/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng)
MẶT TRƯỚC (GCN
TTCQĐTHS BQP) |
MẶT TRƯỚC (GCN
TTCQĐTHS cấp QK) |
MẶT TRƯỚC (GCN
TTCQĐTHS cấp KV) |
MẶT TRƯỚC
(GCN ĐTV) |
MẶT SAU (chung
các GCN) |
MẶT TRƯỚC
(GCN Cán bộ ĐT) |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN (GCN) CHỨC DANH PHÁP LÝ
CỦA CÁC CƠ QUAN AN NINH ĐIỀU TRA TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 299/2017/TT-BQP ngày 09/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng)
MẶT TRƯỚC (GCN
TTCQANĐT BQP) |
MẶT TRƯỚC (GCN
TTCQANĐT cấp QK) |
MẶT SAU (chung
các GCN) |
MẶT TRƯỚC
(GCN ĐTV) |
|
MẶT TRƯỚC ( GCN Cán
bộ ĐT) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét