BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2022/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 30 tháng
12 năm 2022 |
Căn cứ Luật Quản lý, sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ
hỗ trợ ngày 20 tháng 6 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số
79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục An ninh kinh tế;
Bộ trưởng Bộ Công an ban
hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 46/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều
5 như sau:
“Điều 5. Công tác phối
hợp giữa cơ quan Công an với cơ quan, doanh nghiệp trong hướng dẫn, quản lý và
kiểm tra thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
Cục An ninh kinh tế, Cục
An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có
trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan và người đứng đầu cơ quan, doanh
nghiệp tổ chức hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực
lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được phân công phụ trách, cụ thể:
1. Hướng dẫn cơ quan,
doanh nghiệp xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, phương án, nội
quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
2. Hướng dẫn công tác bảo
vệ tại cơ quan, doanh nghiệp trong các ngày lễ, tết, các sự kiện chính trị lớn
hoặc theo đề nghị của cơ quan, doanh nghiệp.
3. Hướng dẫn công tác
phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra
tại cơ quan, doanh nghiệp.
4. Hướng dẫn, phối hợp
quản lý, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo quy định của nhân viên
bảo vệ; việc quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ và các loại phương tiện trang bị
cho lực lượng bảo vệ.
5. Hướng dẫn xây dựng,
củng cố lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp làm nòng cốt trong phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh
nghiệp.
6. Hướng dẫn tổ chức sơ
kết, tổng kết, đánh giá công tác bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và xây dựng cơ
quan, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; đề xuất hình
thức khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ
an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản
1, khoản 3, khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 6 như sau:
“1. Hằng năm, cơ quan,
doanh nghiệp chủ trì, đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 5
Thông tư này phối hợp tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên bảo vệ
chưa qua huấn luyện.
Ngoài việc huấn luyện cho
số nhân viên bảo vệ chưa qua huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ, cơ quan, doanh nghiệp
căn cứ yêu cầu thực tế chủ động phối hợp với cơ quan Công an quy định tại Điều
5 Thông tư này để tổ chức các lớp học bổ sung và cập nhật kiến thức mới về
chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
3. Cục An ninh kinh tế
chủ trì, phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ và các đơn vị liên quan xây
dựng chương trình, biên soạn tài liệu huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng
bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
4. Phân cấp huấn luyện
nghiệp vụ bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực
lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, cụ thể như sau:
a) Cục An ninh kinh tế,
Cục An ninh chính trị nội bộ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và cấp Giấy
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp thuộc các ban, bộ, ngành ở trung ương.
b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ
và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp tại địa phương được phân công quản lý, phụ trách.
5. Trách nhiệm chủ trì,
phối hợp tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ
a) Cục An ninh kinh tế,
Cục An ninh chính trị nội bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức
huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp thuộc các ban, bộ, ngành ở trung ương.
Giám đốc Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương phân công đơn vị chức năng thuộc Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức
huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp tại địa
phương”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Trang bị, quản
lý, sử dụng công cụ hỗ trợ và các loại phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp được xem xét, trang bị các loại công cụ hỗ trợ theo quy định
tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công an Quy định về trang bị
vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
2. Thủ tục trang bị công
cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Quản
lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, được sửa đổi,
bổ sung năm 2019 (sau đây gọi chung là Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ) và Điều 3 Thông tư số 16/2018/TT-BCA
ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều
của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3. Việc quản lý, sử dụng
công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định tại các Điều 4, 6, 7, 8,
9 và Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Điều 4 Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật
Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
4. Trang bị các loại
phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp: Căn cứ yêu cầu thực
tế, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định việc trang bị và sử dụng
các loại phương tiện phục vụ bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ quan, doanh nghiệp
như: Phương tiện quan sát, máy kiểm soát người ra, vào tại cổng trụ sở cơ quan,
doanh nghiệp, máy soi, máy bộ đàm... và phải tuân theo các quy định của pháp
luật có liên quan”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều
10 như sau:
“Điều 10. Tổ chức thực
hiện
1. Cục An ninh kinh tế có
trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.
2. Định kỳ hằng năm
(trước ngày 15 tháng 12), Công an các đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ theo
quy định, báo cáo về Bộ Công an (qua Cục An ninh kinh tế) kết quả thực hiện
Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về
bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, Thông tư số 46/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 10 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị
định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về bảo
vệ cơ quan, doanh nghiệp và Thông tư này”.
5. Bỏ cụm từ “vũ khí thô sơ” tại Điều 1 và điểm c khoản 2 Điều 6.
1. Thông tư này có hiệu
lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản của văn bản quy phạm pháp
luật được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Thông tư này cũng
được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật, điều, khoản của
văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
1. Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc cơ quan Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư
này.
2. Trong quá trình thực
hiện Thông tư, nếu có vướng mắc phát sinh, Công
an các đơn vị, địa phương báo cáo Bộ Công an (qua Cục An ninh kinh tế) để có
hướng dẫn kịp thời./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét