BỘ TƯ
PHÁP-TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO -VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO- BAN TỔ CHỨC -
CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
|
Số: 01/TTLN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 1993 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn
việc bàn giao công tác thi hành án dân sự
Để thực hiện điểm
5 Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ nhất ngày 6-10-1992 về việc bàn
giao công tác thi hành án từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính
phủ và Pháp lệnh thi hành án dân sự được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 21- 4- 1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam hướng dẫn các địa phương thực hiện việc bàn giao công tác thi hành án như
sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi bàn
giao là toàn bộ công tác thi hành án dân sự nói chung (kể cả quyết định về tài
sản trong bản án quyết định hình sự) trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc chuyển giao
đồng bộ bao gồm: toàn bộ sổ sách, hồ sơ kèm theo vật chứng, tài sản tạm giữ,
các khoản tiền thi hành án và án phí, biên bản kê biên tài sản và các biên bản,
chứng từ, tài liệu khác liên quan đến việc thi hành án;trường hợp xảy ra sự mất
mát, hư hỏng, thiếu hụt... thì Toà án phải lập biên bản, xác định rõ nguyên
nhân, trách nhiệm cụ thể và lưu đầy đủ vào hồ sơ thi hành án trước khi bàn
giao, đồng thời việc này phải được phản ánh rõ ràng trong biên bản tổng hợp bàn
giao.
2. Để đảm bảo cho
các cơ quan thi hành án đi vào hoạt động bình thường từ ngày 1 tháng 7 năm
1993:
Chánh án Toà án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh)
bàn giao cho Giám đốc Sở Tư pháp nội dung công việc, cơ sở vật chất cần thiết,
tổ chức bộ máy, chấp hành viên, cán bộ hiện đang làm công tác thi hành án tại
Toà án cấp tỉnh.
Chánh án Toà án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án nhân
cấp huyện) bàn giao cho Trưởng phòng Tư pháp hoặc người được Giám đốc Sở Tư
pháp uỷ quyền (đối với những nơi chưa có Phòng Tư pháp) nội dung công việc, cơ
sở vật chất cần thiết, tổ chức bộ máy, chấp hành viên, cán bộ hiện đang làm
công tác thi hành án tại Toà án cấp huyện.
Chánh án Toà án
cấp tỉnh, Chánh án Toà án cấp huyện và Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư
pháp đồng chịu trách nhiệm và chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành hữu
quan để việc tổ chức bàn giao ở cấp tỉnh và huyện được nhanh gọn, chính xác.
3. Trước khi bàn
giao phải thành lập Hội đồng kiểm kê do Chánh án Toà án địa phương làm Chủ tịch
Hội đồng kiểm kê và xác định giá trị số tài sản, phương tiện.. sẽ bàn giao cho
cơ quan thi hành án cùng cấp.
II. NHỮNG NỘI
DUNG BÀN GIAO CỤ THỂ
1. Về cán bộ
a) Các chấp hành
viên, cán bộ làm công tác thi hành án chuyên trách tại các Toà án cấp tỉnh, cấp
huyện từ trước đến nay phải được bàn giao đầy đủ sang cơ quan thi hành án cùng
cấp. Những cán bộ khác kiêm nhiệm công tác thi hành án như kế toán, thủ kho,
thủ quỹ, thư ký, văn thư, đánh máy chữ... do Chánh án Toà án địa phương thoả
thuận với Giám đốc Sở Tư pháp để giải quyết.
Chánh án Toà án
địa phương lập danh sách chấp hành viên, cán bộ thi hành án chuyên trách và
những người đã được thoả thuận bàn giao nói trên để bàn giao cho cơ quan thi
hành án, kèm theo hồ sơ cá nhân từng cán bộ.
b) Đối với những
người đến tuổi nghỉ hưu trí, người hưởng chế độ mất sức, người bị buộc thôi
việc..,thì giải quyết ngay, không đưa vào danh sách bàn giao.
c) Trong trường
hợp chấp hành viên là thẩm phán ở cấp tỉnh, cấp huyện, thị do Chánh án và Giám
đốc Sở Tư pháp thoả thuận và báo cáo bằng văn bản về Bộ Tư pháp, Toà án nhân
dân tối cao để có quyết định thích hợp.
2. Về trụ sở,
phương tiện làm việc
a) Ở những nơi bộ
phận thi hành án đã được sắp vào một khu vực tương đối riêng biệt, thì cơ quan
thi hành án tiếp tục sử dụng.
b) Ở những nơi mà
Toà án, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có điều kiện, thì bố trí ngay nơi làm việc
cho cơ quan thi hành án.
Trong trường hợp
không bố trí được thì Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Chánh án Toà án cấp
tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm đề nghị Uỷ ban nhân dân để bố trí nơi làm việc
cho cơ quan thi hành án.
c) Nơi nào chưa bố
trí dược nơi làm việc riêng cho cơ quan thi hành án, thì trước mắt cơ quan thi
hành án vẫn tiếp tục làm việc tại trụ sở của Toà án.
Trong trường hợp
này thì Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh án Toà án cấp tỉnh, cấp huyện, thủ trưởng cơ
quan thi hành án địa phương có trách nhiệm liên hệ với Uỷ ban nhân dân để lập
luận chứng kinh tế và dự trù kinh phí trên cơ sở cân đối với khả năng của ngân
sách địa phương và phần kinh phí cần được Trung ương cấp, sau đó gửi về Bộ Tư
pháp và Bộ Tài chính để có biện pháp giải quyết kịp thời.
d) Các loại phương
tiện làm việc như bàn, ghế, tủ, két hòm, máy tính để bàn, phương tiện giao
thông.. đang phục vụ thường xuyên cho công tác thi hành án, thì Toà án bàn giao
cho cơ quan thi hành án trên cơ sở nguyên canh. Khi bàn giao Toà án lập bản kê
và tính theo gía trị còn ghi sổ tới cuối ngày bàn giao để chuyển tăng giá trị
tài sản cho cơ quan thi hành án và giảm giá trị tài sản của Toà án.
Trong trường hợp
bàn giao loại phương tiện làm việc đang dùng mà cơ quan thi hành án vẫn thiếu
phương tiện làm việc, thì Uỷ ban nhân dân và cơ quan Tài chính địa phương có
trách nhiệm cấp thêm.
3. Về sổ sách, hồ
sơ thi hành án.
a) Tất cả các loại
sổ sách về thi hành án dân sự (kể cả các loại sổ sách về thi hành các quyết
định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự) hiện đang được sử dụng đến
ngày 30-6-1993 đều phải được bàn giao cho cơ quan thi hành án. Trước khi bàn
giao phải kết sổ, xác định tổng số bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
phải đưa ra thi hành (kể cả số lượng tồn đọng của những năm trước đay chưa được
thi hành); số đã đưa ra thi hành, số thi hành đều, số thi hành xong dứt điểm,
số đang thi hành dở dang, hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành, trả lại đơn
yêu cầu, số chưa đưa ra thi hành..., thời điểm khoá sổ là ngày 30-6-1993. Việc
kết sổ phải lập biên bản có đủ chữ ký của Chánh án, chấp hành viên trưởng hoặc
chấp hành viên phụ trách bộ phận thi hành, kế toán, thủ kho, thủ quỹ thi hành
án.
- Đối với những
bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật thuộc loại Toà án phải chủ
động ra quyết định thi hành án hoặc đã có đơn yêu cầu, nhưng Toà án chưa ra
quyết định thi hành, thì Toà án phải lập bản kê đầy đủ kèm theo bản sao bản án,
quyết định, đơn yêu cầu và chuyển giao cho cơ quan thi hành án cùng cấp. Sau
khi tiếp nhận, thủ trưởng cơ quan thi hành án phải giải quyết ngay theo quy
định của pháp lệnh thi hành án dân sự.
- Đối với những
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không thuộc loại Toà án phải chủ
động ra quyết định thi hành án, đồng thời đương sự cũng chưa có đơn yêu cầu thi
hành, thì Toà án lập bản kê , kèm theo trích lục bản án, quyết định để bàn giao
cho cơ quan thi hành án quản lý theo dõi.
- Các loại sổ sách
về thi hành án đã sử dụng hết đã đưa vào lưu trữ, nếu xét thấy không liên quan
đến việc thi hành án hiện tại, thì không cần phải bàn giao.
Sau khi tiếp nhận
bàn giao, cơ quan thi hành án phải lập sổ mới và vào sổ thụ lý các bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành, đang thi hành dở
dang, hoãn, tạm đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu..trừ các trường hợp bản án, quyết
định đã bị đình chỉ hoặc đã thi hành xong; đồng thời lập sổ theo dõi các bản
án, quyết định đã uỷ thác cho nơi khác thi hành.
b) Hồ sơ thi hành
án. Về nguyên tắc, chỉ bàn giao những hồ sơ về thi hành án dân sựvà quyết định
về tài sản trongcác bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật hoặc
phần bảnán, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay. Hồ
sơ thi hành án được bàn giao phải có đầy đủ bản sao bản án, quyết định hoặc
trích lục bản án, quyết định, các quyết định về thi hành án, các biên bản bàn
giao, xử lý vật chứng, tài sản kê biên, tạm giữ, biên bản xác minh, các biên
lai thu, phiếu chi, chứng từ Ngân hàng Nhà nước... và tất cả các tài liệu liên
quan đến việc thi hành án. Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải được đánh
số thứ tự từng tờ và liệt kê đầy đủ vào bản danh mục kèm theo hồ sơ.
Các bản án, quyết
định dân sự chưa có hiệu lực thi hành, hồ sơ đã thi hành xong, hồ sơ đã quyết
định đình chỉ thi hành án, các quyết định thi hành án hình sự (trừ quyết định
về tài sản trong bản án, quyết định hình sự) không thuộc đối tượng bàn giao cho
cơ quan thi hành án dân sự. Toà án cần phân công một cán bộ quản lý, theo dõi
việc này.
4. Đối với vật
chứng, tài sản tạm giữ, tài sản kê biên.
Về nguyên tắc,
việc bàn giao từng hồ sơ thi hành án phải kèm theo đầy đủ các vật chứng, tài
sản tạm giữ, các khoản tiền đã thu được cùng toàn bộ biên bản, chứng từ có liên
quan đến hồ sơ vụ án. Do đó, chỉ chuyển giao những vật chứng, tài sản, các
khoản tiền cùng các tài liệu, biên bản, chứng từ kèm theo của các vụ án mà bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Các vật chứng, tài sản tạm giữ, các
khoản tiền của các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành vẫn để
lại do Toà án tiếp tục quản lý, theo dõi cho đến khi có quyết định mới.
Để thuận tiện cho
việc bàn giao, trứoc khi bàn giao Toà án cần rà soát,kiểm kê lại toàn bộ vật
chứng, tài sản tạm giữ và cần phân loại những vật chứng, tài sản thuộc các vụ
án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực thi
hành,Đối với những vật chứng, tài sản kê biên tạm giữ các vụ án mà bản án,
quyết định đã có hiệu lực thi hành cần có biện pháp xử lý ngay theo đúng quy
định của pháp luật.
Trường hợp phát
hiện có sự mất mát thiếu hụt, hư hỏng... cần lập biên bản, xác định nguyên nhân
và quy rõ trách nhiệm cụ thể. Đối với vật chứng, tài sản tạm giữ đang bị sử
dụng trái phép hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân mượn... Toà án phải nhanh
chóng thu hồi để bàn giao đủ cho cơ quan thi hành án.
Đối với vật chứng,
tài sản và tiền.. của các vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành
hiện đang do cơ quan hoặc cá nhân khác giữ chưa chuyển giao, hoặc chuyển giao
chưa đầy đủ cho Toà án, thì Toà án cần khẩn trương thu hồi. Nếu đến trước ngày
30-6-1993 vẫn chưa thu hồi được, thì Toà án chuyển giao toàn bộ biên bản, chứng
từ có liên quan đến vật chứng, tài sản và tiền đó cho cơ quan thi hành án kèm
theo hồ sơ thi hành án; đồng thời làm văn bản thông báo ngay cho cơ quan, cá
nhân đang quản lý để họ có trách nhiệm chuyển thẳng cho cơ quan thi hành án.
Đối với vật chứng,
tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ và tiền Việt Nam thuộc vụ
án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành hiện đang gửi ở Kho bạc Nhà
nước, Ngân hàng Nhà nước, thì Toà án lập bản kê, kèm theo biên bản, chứng từ có
liên quan và bàn giao cho cơ quan thi hành án; đồng thời, hai bên phối hợp làm
thủ tục chuyển sang tài khoản thuộc cơ quan thi hành án.
5. Về hoạt động
thu -chi tiền thi hành án.
Nói chung, tất cả
các loại sổ sách về hoạt động thu - chi tiền thi hành án (sổ kế toán thi hành
án, sổ quỹ, sổ theo dõi tiền gửi Ngân hàng Nhà nước hay Kho bạc Nhà nước, sổ
theo dõi các khoản tiền nộp Ngân sách Nhà nước, tiền án phí, tiền gửi tiết
kiệm...) cùng các quyển biên lai thu, phiếu chi tiền, chứng từ... có liên quan
đến hoạt động thi hành án đều thuộc đối tượng bàn giao cho cơ quan thi hành án.
Đến ngày 30-6-1993
tất cả các loại sổ sách về thu - chi tiền thi hành án phải được khoá sổ, cân
đối quỹ tiền mặt và tiền trên tài khoản tạm giữ, xác định số dư trên sổ đến
cuối 30-6-1993, đồng thời đối chiếu với chứng từ thu chi và kết quả kiểm quỹ
tiền mặt, số dư trên tài khoản tạm gửi cùng thời điểm. Kết quả kiểm kê, đối
chiếu phải được lập thành biên bản có chữ ký của Chánh án, chấp hành viên
trưởng hoặc chấp hành viên phụ trách bộ phận thi hành án, kế toán, thủ kho, thủ
quỹ thi hành án. Trường hợp có chênh lệch thiếu hụt hoặc dư thừa cần làm rõ
nguyên nhân, xác định trách nhiệm cụ thể. Đối với các khoản tiền thi hành án
tạm ứng, vay, mượn hoặc bị chiếm dụng trái phép, bị tham ô, thì Toà án cần kiên
quyết thu hồi đầy đủ.
Số dư tiền thi
hành án (tiền mặt hoặc chuyển khoản) cần phải được phân tích cụ thể số tiền của
từng vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực
thi hành, kèm theo bản kê danh sách của từng vụ án cụ thể. Đối với số tiền mặt
tồn quỹ đến cuối ngày 30 -6 -1993 thuộc các vụ án mà bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật hoặc đã có quyết định thi hành án, Toà án chuyển giao ngay
cho cơ quan thi hành án kèm theo biên bản cụ thể.
Đối với số dư trên
tài khoản tạm gửi thuộc các vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật đã có quyết định thi hành án, thì Toà án và cơ quan thi hành án phối hợp
làm thủ tục chuyển giao sang tài khoản của cơ quan thi hành án để theo dõi và xử
lý.
Để thuận tiện cho
việc bàn giao, các Toà án cần rà soát, phân tích, giải khoản các khoản tiền ở
quỹ thi hành án và trên tài sản tạm giữ của các bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật và chưa có hiệu lực pháp luật. Đối với số tiền của các vụ án mà
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành án thì
toà án cần nhanh chóng báo gọi cho người được thi hành án đến nhận hoặc chuyển
ngay cho họ qua đường bưu điện ( nếu có địa chỉ rõ ràng)
Sau khi kiểm kê,
đối chiếu cụ thể, kế toán Toà án lập sổ mới và ghi vào sổ tất cả các khoản tiền
của các vụ án mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật (tiền dự phí,
tiền tạm thu...), đồng thời trích sao các biên lai thu tương ứng (nếu được dùng
chung với quyển biên lai thu tiền của các vụ án mà bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật). Còn quyển biên lai gốc thì chuyển giao cho cơ quan thi
hành án để làm căn cứ chi trả theo nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật. Đối với từng tờ biên lai thu tiền của các vụ án mà bản án, quyết
định chưa có hiệu lực pháp luật, sau khi đã trích sao xong thì gạch chéo, ghi
rõ "đã trích sao sang biên lai của Toà án" và giữ nguyên trong quyển
biên lai gốc để tiện việc kiểm tra, theo dõi sau này.
Các quyển biên lai
đã dùng hết và đã thể hiện việc chi trả xong, thì không phải bàn giao cho cơ
quan thi hành án (vì trong hồ sơ thi hành án bàn giao cho cơ quan thi hành án
đã có lưu đầy đủ các chứng từ thu - chi cần thi hành cần thiết).
Kể từ
ngày1-7-1993, cơ quan thi hành án phải lập toàn bộ sổ sách mới và sử dụng các
quyển biên lai, phiếu chi mới theo quy định của Bộ Tài chính để quản lý theo
dõi việc thu - chi tiền thi hành án; không đựoc tiếp tục sử dụng các loại sổ
sách, các quyển biên lai hoặc phiếu chi cũ của Toà án để dùng cho hoạt động thi
hành án. Đối với các khoản tiền tồn do Toà án chuyển giao sang, cơ quan thi
hành án lập sổ theo dõi riêng và nhanh chóng có biện pháp giải quyết nhanh gọn,
dứt điểm. Cục quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn các
cơ quan thuộc hệ thống thi hành án trong việc thực hiện công tác tài vụ về thi
hành án theo cơ chế mới.
6. Những vấn đề
vướng mắc trong quá trình bàn giao hoặc liên quan đến việc xử lý những tồn tại
của việc bàn giao, thủ trưởng cơ quan thi hành án và Chánh án Toà án nơi bàn
giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để có biện pháp giải quyết dứt điểm; nếu
không giải quyết được thì cần báo cáo kịp thời lên cấp trên hoặc Bộ Tư pháp và
Toà án nhân dân tối cao để giải quyết.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Uỷ ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp việc bàn giao, cử một Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân làm Trưởng ban chỉ đạo bàn giao công tác thi hành án, bố trí trụ
sở, phương tiện làm việc, cấp kinh phí bàn giao và các việc cần thiết khác để
kịp thời thành lập các cơ quan thi hành án ở địa phương chậm nhất vào tháng
6-1993.
2. Bộ Tài chính
(Cục Kho bạc Nhà nước), Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống Kho bạc nhà nước và
Nhân hàng Nhà nước ở địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi
hành án để kịp tiếp nhận bàn giao các khoản tiền, kim khí quý, đá quý, ngoại
tệ... về thi hành án.
3. Bộ Tư pháp, Toà
án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc bàn giao trong toàn
quốc được thực hiện nhanh gọn, đầy đủ, đảm bảo hệ thống cơ quan thi hành án dân
sự phải được thành lập xong trong tháng 6-1993 và đi vào hoạt động bình thường
từ 1-7-1993 theo cơ chế thi hành án mới. Các ngành có liên quan trong phạm vi
chức năng, quyền hạn của mình ra các văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện
đầy đủ các điểm quy định trong Thông tư này.
4. Ban chỉ đạo bàn
giao các cấp quy định như sau:
a) Ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thành lập Ban chỉ đạo bàn giao gồm có:
- Một Phó Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban;
- Giám đốc Sở Tư
pháp, Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh làm Phó trưởng ban;
- Đại diện Viện
kiểm sát nhân dân, Ban Tổ chức chính quyền, Sở Tài chính -Vật giá, Chi cục Kho
Bạc nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh làm thành viên.
Nhiệm vụ của Ban
chỉ đạo bàn giao là chỉ đạo, giám sát việc bàn giao công tác thi hành án dân sự
giữa Toà án nhân dân cấp tỉnh với cơ quan thi hành án cùng cấp và hướng dẫn,
chỉ đạo việc bàn giao công tác thi hành án dân sự ở cấp huyện.
b) Ở huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh thành lập Ban chỉ đạo bàn giao gồm có:
- Một Phó Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm Trưởng ban;
- Đại diện Sở Tư
pháp hoặc Trưỏng phòng Tư pháp, Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm Phó trưởng ban;
- Đại diện Viện
kiểm sát nhân dân, Phòng Tài chính, Chi nhánh Kho Bạc nhà nước làm thành viên.
Nhiệm vụ của Ban
chỉ đạo bàn giao là chỉ đạo, giám sát việc bàn giao công tác thi hành án giữa
Toà án nhân dân cấp huyện với cơ quan thi hành án cùng cấp.
c) Ban chỉ đạo bàn
giao cấp nào thì do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp đó ra quyết định thành lập.
5. Thời hạn bàn
giao quy định như sau:
- Về tổ chức cán
bộ, Toà án cấp tỉnh, cấp huyện lập danh sách và hồ sơ những người trong diện
bàn giao gửi cho Sở Tư pháp chậm nhất là ngày 10-6-1993. Các Sở Tư pháp lập
danh sách và hồ sơ gửi về Cục quản lý thi hành án thuộc Bộ Tư pháp chậm nhất là
ngày 20-6-1993.
-Về trụ sở, phương
tiện làm việc, Toà án cấp tỉnh, cấp huyện lập bản kê bàn giao gửi cho Sở Tư
pháp chậm nhất là ngày 10-6-1993. Sở Tư pháp tập hợp danh sách (kể cả số tài
sản, phương tiện do Uỷ ban nhân dân cấp cho cơ quan thi hành án) gửi về Cục
quản lý thi hành án chậm nhất là ngày 20-6-1993.
-Về sổ sách, hồ
sơ, tài liệu có liên quan đến thi hành án, các vật chứng, tài sản tạm giữ kèm
theo hồ sơ thi hành án trong diện bàn giao và số dư tiền ở quỹ thi hành án, ở
tài khoản tạm gửi, thì Toà án bàn giao trực tiếp cho cơ quan thi hành án chậm
nhất là ngày 30-6-1993.
6. Từng nội dung
bàn giao, bên giao phải lập biên bản kèm theo danh mục chi tiết tuỳ theo từng
loại vụ, viêc, hoặc khoản, mục cụ thể. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của bên
giao, bên nhận và chữ ký xác nhận của các thành viên Ban chỉ đạo bàn giao. Biên
bản phải lập đủ để giao cho bên bàn giao, bên nhận bàn giao, Uỷ ban nhân dân,
cơ quan thi hành án dân sự cấp trên, Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao.
7. Giám đốc Sở Tư
pháp có trách nhiệm tổng hợp kết quả bàn giao công tác thi hành án đối với cấp
huyện để báo cáo Cục quản lý thi hành án Bộ Tư pháp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh; Cục trưởng Cục quản lý thi hành án có trách nhiệm tổng hợp kết quả
bàn giao công tác thi hành án dân sự trong toàn quốc để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư
pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
8. Bộ Trưởng Bộ Tư
pháp có trách nhiệm báo cáo Chính phủ kết quả bàn giao về thi hành án dân sự từ
các Toà án nhân dân địa phương sang các cơ quan thi hành án của Chính phủ chậm
nhất là ngày 31-8-1993.
9. Viện kiểm sát
nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm sát việc bàn giao công tác thi hành án dân
sự theo quy trình của pháp luật.
10. Trong quá
trình thực hiện, có điểm nào vướng mắc các địa phương cần phản ánh về Bộ Tư
pháp và các ngành hữu quan để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày ký./.
KT. CHÁNH ÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
||||||
|
|
||||||
(Đã ký) |
(Đã ký) |
||||||
|
|
||||||
Trịnh Hồng Dương |
Nguyễn Đình Lộc |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
PHÓ TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ
CHÍNH PHỦ |
KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO |
||||||
(Đã ký) |
(Đã ký) |
||||||
|
|
||||||
Nguyễn Khắc Thái |
Nguyễn Thị Tuyết |
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
||||||
(Đã ký) |
(Đã ký) |
||||||
|
|
||||||
Nguyễn Sinh Hùng |
Nguyễn Ngọc Oánh |
|
|
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét