|
|
Số: 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC |
Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2014 |
Hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật Tố tụng dân sự về định giá
tài sản, thẩm định giá tài sản
Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa
đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Luật Giá năm 2012;
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân;
Căn cứ Pháp lệnh Chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người
phiên dịch trong tố tụng năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm
2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức
của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm
2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức
của Bộ Tài chính;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất ban
hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố
tụng dân sự về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành quy định tại Điều 92 Bộ luật tố
tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật tố tụng dân sự được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng
3 năm 2011 (sau đây viết tắt là BLTTDS) về định giá tài sản, thẩm định giá tài
sản.
Điều 2. Nguyên tắc định giá tài
sản
1. Các bên đương sự tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ
chức thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản. Nhà nước tôn trọng sự
thỏa thuận của các bên đương sự về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức
thẩm định giá tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên thoả
thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh
nghĩa vụ với Nhà nước.
2. Việc định giá tài sản được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn
kỹ thuật, thực trạng của tài sản; phù hợp với giá thị trường nơi
có tài sản tại thời điểm định giá.
3. Bảo đảm trung thực, khách quan, công khai, đúng quy định của pháp
luật.
4. Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam.
5. Trường hợp tài sản định giá không còn thì việc xác định giá căn cứ vào
tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc hoặc tham khảo giá của tài sản cùng
loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định. Tài sản
cùng loại, tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật được xác định theo
quy định của pháp luật.
Điều 3. Thỏa thuận về việc xác
định giá tài sản
Thỏa thuận về việc xác định giá tài sản đang tranh chấp phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
1. Người tham gia thoả thuận về xác định giá tài sản phải là đương
sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;
2. Các bên tham gia thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện;
3. Tuân thủ hướng dẫn tại Điều 2 của Thông tư liên tịch này;
4. Việc thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có chữ ký các bên tham gia
thỏa thuận.
Điều 4. Thỏa thuận về việc lựa
chọn tổ chức thẩm định giá tài sản
Thỏa thuận của các bên đương sự về việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài
sản phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Việc thỏa thuận của các bên phải đáp ứng các yêu cầu được hướng dẫn tại
Điều 3 Thông tư liên tịch này.
2. Tổ chức thẩm định giá được lựa chọn phải đủ điều kiện hoạt động theo quy
định của pháp luật về thẩm định giá.
Điều 5. Yêu cầu tổ chức thẩm
định giá tài sản
1. Trường hợp các bên đương sự cùng yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm
định giá định giá tài sản thì phải nêu cụ thể tên tổ chức thẩm định giá đó.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của
đương sự, Toà án gửi văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó tiến hành
thẩm định giá tài sản.
2. Trường hợp có đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu một tổ chức thẩm định
giá tài sản tiến hành thẩm định giá, thì Tòa án phải thông báo bằng văn
bản cho các đương sự khác trong vụ án dân sự biết. Trong thời hạn mười lăm
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Toà án mà đương sự không có ý
kiến hoặc có ý kiến đồng ý yêu cầu tổ chức thẩm định giá đó, thì Toà án gửi
văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá mà các đương sự đã yêu cầu tiến
hành thẩm định giá tài sản. Trong trường hợp có đương sự không đồng ý về
tổ chức thẩm định giá, thì các đương sự có quyền yêu cầu Toà án định
giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư liên tịch
này.
3. Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến
hành định giá tài sản đang tranh chấp theo khoản 1 và khoản 2 Điều này phải
được thực hiện bằng văn bản, có chữ ký của người yêu cầu và giấy tờ, tài liệu
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp
luật của tổ chức thẩm định giá đó. Đơn yêu cầu thực hiện theo Mẫu số 01 ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
1. Sau khi có đủ điều kiện ra văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá tài sản
tiến hành định giá tài sản theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này
thì Toà án ban hành văn bản yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành thẩm
định giá tài sản đang tranh chấp.
2. Ngay sau khi nhận được văn bản trả lời về việc đồng ý tiến
hành định giá tài sản của tổ chức thẩm định giá, Tòa án phải thông
báo cho các bên đương sự để tiến hành thủ tục theo yêu cầu của tổ chức thẩm
định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp tổ chức
thẩm định giá từ chối thẩm định giá tài sản thì Tòa án thông báo cho đương sự
biết để lựa chọn tổ chức thẩm định giá khác.
3. Việc tiến hành thủ tục thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá được tiến
hành theo quy định về pháp luật thẩm định giá tài sản.
4. Ngay sau khi có kết quả thẩm định giá, tổ chức thẩm định giá tài sản
phải gửi kết quả thẩm định giá cho Toà án. Tòa án thông báo kết quả định giá
cho các bên đương sự có liên quan đến việc định giá tài sản.
5. Kết quả thẩm định giá được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được
tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Tòa án ra Quyết định định
giá tài sản
1. Tòa án ra Quyết định định giá tài sản khi có đơn yêu cầu của đương sự.
Đơn yêu cầu Tòa án ra Quyết định định giá tài sản đang tranh chấp
thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Tòa án ra Quyết định định giá tài sản mà không phụ thuộc vào yêu cầu của
đương sự khi có căn cứ xác định các bên thoả thuận với nhau hoặc với tổ chức
thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước.
Điều 8. Thủ tục thành lập Hội
đồng định giá và ra Quyết định định giá tài sản
1. Trước khi Tòa án ra Quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, Tòa án
phải xác định tài sản cần định giá, cơ quan chuyên môn có liên quan, số
lượng thành viên Hội đồng định giá. Trên cơ sở đó, Toà án gửi văn bản đề
nghị cơ quan tài chính cùng cấp cử người đại diện làm Chủ tịch Hội đồng định
giá, các cơ quan chuyên môn khác có thẩm quyền cử người có trình độ chuyên môn
liên quan đến tài sản cần định giá tham gia làm thành viên Hội đồng định giá.
Văn bản của Tòa án phải nêu rõ tài sản cần định giá, yêu cầu cụ thể đối với Chủ
tịch Hội đồng định giá, thành viên Hội đồng định giá. Trong thời hạn mười ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được công văn yêu cầu của Tòa án, cơ quan tài chính
và các cơ quan chuyên môn khác phải có công văn gửi Tòa án về việc cử người
tham gia Hội đồng định giá. Trường hợp không thể thực hiện theo đúng thời hạn
yêu cầu về việc cử người, thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
2. Sau khi nhận được văn bản cử người tham gia Hội đồng định giá của cơ
quan tài chính và các cơ quan chuyên môn, Thẩm phán giải quyết vụ việc phải
kiểm tra những người được cử có thuộc các trường hợp quy định tại Điều 46
BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 13 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định
trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được
sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân
sự hay không. Nếu thuộc trường hợp nêu trên thì Toà án yêu cầu cơ quan đã cử
người tham gia Hội đồng định giá cử người khác thay thế.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày Toà án nhận
được công văn cử người tham gia Hội đồng định giá tài sản của cơ quan
tài chính và các cơ quan chuyên môn, Tòa án ra Quyết định định giá tài sản.
Quyết định định giá tài sản thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư
liên tịch này.
4. Tòa án cử một Thư ký Toà án để giúp việc cho Hội đồng định
giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá tài sản và thực hiện các
công việc hướng dẫn tại điểm a khoản 2 Điều 15 thông tư liên tịch này.
5. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án mời đại diện Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn nơi có tài sản cần định giá tham gia chứng kiến việc định giá
tài sản của Hội đồng định giá theo quy định tại khoản 2 Điều 92 BLTTDS.
Điều 9. Gửi Quyết định định giá
tài sản
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ra Quyết định định
giá tài sản, Tòa án gửi Quyết định định giá tài sản và các tài liệu về
tài sản cần định giá cho các thành viên Hội đồng định giá, các đương sự tham
gia định giá và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản
cần định giá (trong trường hợp mời đại diện Ủy ban nhân dân tham gia chứng
kiến việc định giá).
Điều 10. Yêu cầu thay đổi và thủ
tục xem xét thay đổi thành viên Hội đồng định giá
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định định
giá tài sản đang tranh chấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền gửi
đơn hoặc trực tiếp đến Tòa án yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá.
Trường hợp đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức trực tiếp đến Tòa án yêu cầu
thay đổi thành viên Hội đồng định giá, thì yêu cầu đó phải được ghi đầy đủ vào
biên bản và được lưu trong hồ sơ vụ việc dân sự.
2. Trường hợp Tòa án xét thấy yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định
giá là có căn cứ thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án
nhận được yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá, Tòa án gửi văn bản đến
cơ quan đã cử thành viên cần thay đổi để cử người khác tham gia Hội đồng định
giá.
Trường hợp Toà án xét thấy yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá là
không có căn cứ thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày Tòa án nhận
được yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá, Tòa án thông báo lại bằng
văn bản cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu thay đổi thành viên
Hội đồng định giá biết.
3. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng định giá được thực hiện theo Mẫu
số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ
của Hội đồng định giá tài sản
Hội đồng định giá tài sản có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, thông tin
liên quan đến tài sản cần định giá; cung cấp văn bản liên quan đến
tình trạng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản;
b) Đề nghị Tòa án thuê các dịch vụ cần thiết thực hiện việc định giá tài
sản;
c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Hội đồng định giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục, nội dung định giá
tài sản theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này;
b) Thực hiện việc định giá tài sản theo đúng thời gian ghi trong
Quyết định định giá tài sản. Trường hợp việc định giá tài sản không thể
tiến hành đúng thời gian ghi trong Quyết định định giá tài sản, thì chậm nhất
là ba ngày làm việc, trước thời hạn định giá ghi trong Quyết định, Chủ tịch
Hội đồng định giá phải thông báo cho Tòa án biết để Tòa án quyết định về
việc thay đổi thời gian định giá;
c) Kết luận về giá trị của tài sản được yêu cầu định giá và chịu trách
nhiệm về kết luận đó;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ
của thành viên Hội đồng định giá tài sản
1. Thành viên của Hội đồng định giá tài sản có các quyền sau đây:
a) Được nhận Quyết định định giá tài sản;
b) Đưa ra nhận định, đánh giá về tính chất, đặc điểm của tài sản cần
định giá; về căn cứ, phương pháp định giá và giá trị của tài sản cần định giá;
c) Biểu quyết để xác định giá của tài sản;
d) Được Tòa án thông báo trước, kịp thời bằng văn bản về nội dung, thành
phần, thời gian, địa điểm mở phiên họp định giá tài sản và các nội dung liên
quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Thành viên của Hội đồng định giá tài sản có các nghĩa vụ sau
đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định định giá tài sản và sự phân công của
Chủ tịch Hội đồng định giá;
b) Tham dự phiên họp định giá tài sản đầy đủ, đúng thời gian và
địa điểm ghi trong Quyết định định giá hoặc văn bản thông báo về việc
thay đổi thời gian định giá của Tòa án;
c) Chịu trách nhiệm về nhận định, đánh giá và biểu quyết của mình
được hướng dẫn tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ
của đương sự tham gia phiên họp định giá tài sản
1. Khi tham gia phiên họp định giá tài sản đương sự có các quyền sau đây:
a) Phát biểu ý kiến khi Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản cho phép;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản định giá đang
tranh chấp.
2. Đương sự có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp
luật và hướng dẫn của Thông tư liên tịch này.
Điều 14. Ủy thác định giá tài sản
Trường hợp tài sản cần định giá ở địa bàn không nằm cùng nơi có trụ sở của
Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự, thì Tòa án ra Quyết định ủy thác định
giá tài sản theo quy định tại Điều 93 BLTTDS và văn bản hướng dẫn thi hành để
Tòa án khác hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi có tài sản cần định giá tiến hành
định giá tài sản.
Điều 15. Trình tự, thủ tục phiên
họp của Hội đồng định giá tài sản
1. Hội đồng định giá chỉ tiến hành phiên họp để định giá tài sản khi có mặt
đầy đủ các thành viên Hội đồng.
2. Phiên họp của Hội đồng định giá tài sản được tiến hành theo trình tự
sau:
a) Thư ký được Tòa án cử giúp việc cho Hội đồng định giá kiểm tra, xác định
sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp theo giấy triệu tập,
giấy báo của Tòa án; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do;
b) Chủ tịch Hội đồng định giá công bố Quyết định định giá tài sản đang
tranh chấp;
c) Hội đồng định giá tiến hành định giá đối với từng tài sản hoặc từng phần
tài sản;
d) Đương sự phát biểu ý kiến về việc xác định giá của tài sản khi được
Chủ tịch Hội đồng định giá cho phép;
đ) Thành viên Hội đồng định giá phát biểu ý kiến đánh giá về tài sản cần
định giá và giá của tài sản cần định giá;
e) Chủ tịch Hội đồng định giá đưa ra mức giá tài sản để biểu quyết;
g) Hội đồng định giá biểu quyết về giá tài sản.
Quyết định về giá của tài sản được thông qua khi được trên 50% tổng số
thành viên Hội đồng định giá biểu quyết tán thành. Trong trường hợp có ý
kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý
kiến quyết định.
3. Phiên họp của Hội đồng định giá được Thư ký ghi vào biên bản. Biên bản
định giá tài sản được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên
tịch này. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên Hội đồng định giá, đương
sự, người chứng kiến, nếu có và của Thư ký ghi biên bản.
4. Ngay sau khi kết thúc phiên họp của Hội đồng định giá, Hội đồng định giá
tài sản chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc định giá và Biên bản định giá
cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự.
Điều 16. Xử lý trong trường hợp
có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản
Trường hợp có hành vi cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài sản
thì Chủ tịch Hội đồng định giá yêu cầu đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn, cơ quan Công an và các cơ quan chức năng khác có biện pháp can thiệp, hỗ
trợ kịp thời. Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cản trở mà người có hành
vi cản trở Hội đồng định giá bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể tiến hành định giá tài sản, Hội đồng định giá lập
biên bản về việc không thể tiến hành định giá tài sản do có hành vi
cản trở và lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự. Biên bản không thể tiến hành định
giá tài sản được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên
tịch này.
Việc xác định giá tài sản cần định giá trong trường hợp Hội đồng
định giá không thể tiến hành định giá được do có hành vi cản trở sẽ
được xác định theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư liên tịch này.
Điều 17. Tòa án xác định giá tài
sản trong một số trường hợp khác
1. Trường hợp các bên đương sự không tự thỏa thuận được về việc xác định
giá tài sản, nhưng không yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức thẩm định giá tiến hành
định giá tài sản hoặc không yêu cầu Toà án thành lập Hội đồng định giá tiến
hành định giá tài sản thì Tòa án yêu cầu các bên đương sự đưa ra giá của tài
sản nhưng không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của Thông
tư liên tịch này. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày đương sự nhận được
yêu cầu của Toà án, nếu các bên đương sự đưa ra được một mức giá thống nhất,
thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản. Trường hợp các đương sự đưa ra các
mức giá khác nhau, thì Tòa án lấy mức giá trung bình cộng của các mức giá
do các đương sự đã đưa ra. Trường hợp chỉ có một đương sự đưa ra giá tài sản
còn các đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản đang tranh chấp thì Toà
án xác định giá tài sản theo mức giá của bên đương sự đã đưa ra.
2. Trường hợp có đương sự cản trở Hội đồng định giá tiến hành định giá tài
sản, thì Tòa án yêu cầu các đương sự không có hành vi cản trở đưa ra giá của
tài sản, nhưng không được vi phạm hướng dẫn tại các khoản 2, 3, 4 Điều 2 của
Thông tư liên tịch này. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu
cầu của Toà án, nếu các đương sự không có hành vi cản trở đưa ra được một mức
giá thống nhất, thì Tòa án lấy mức giá này làm giá tài sản. Trường hợp các
đương sự không có hành vi cản trở đưa ra các mức giá khác nhau, thì Tòa án lấy
mức giá trung bình cộng của các mức giá do các đương sự đã đưa ra. Trường
hợp chỉ có một đương sự không có hành vi cản trở đưa ra giá tài sản còn các
đương sự khác không đưa ra giá đối với tài sản đang tranh chấp thì Toà án xác
định giá tài sản theo mức giá của đương sự đã đưa ra.
3. Trường hợp đương sự không đưa ra được giá tài sản theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 của Điều này hoặc các bên đương sự cùng có hành vi cản trở Hội
đồng định giá tiến hành định giá tài sản hoặc không nộp tiền tạm ứng chi phí
định giá tài sản theo quy định của pháp luật, thì Tòa án căn cứ hồ sơ vụ việc
để giải quyết vụ việc dân sự theo thủ tục chung.
4. Sau khi Toà án xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này mà đương sự lại có yêu cầu định giá thì Toà án không tiến hành định
giá tài sản.
Điều 18. Tiến hành định giá
lại tài sản
1. Tòa án đang giải quyết ra Quyết định định giá lại tài sản theo
đơn yêu cầu của một hoặc các bên đương sự trong các trường hợp sau đây:
a) Có căn cứ rõ ràng cho thấy kết quả định giá tài sản không phù hợp với
giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá;
b) Có căn cứ cho thấy Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thiếu
trung thực, khách quan.
2. Trường hợp có căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì Tòa án đang giải
quyết vụ việc dân sự tiến hành định giá lại tài sản. Nếu Toà án cấp phúc thẩm
đang giải quyết vụ việc dân sự mà phải định giá lại tài sản, thì Tòa án cấp
phúc thẩm có thể uỷ thác cho Toà án cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ việc đó tiến
hành định giá lại tài sản.
3. Việc định giá lại tài sản do Hội đồng định giá khác thực hiện, thủ tục
thành lập và các quy định về Hội đồng định giá lại tài sản thực hiện như Hội
đồng định giá quy định tại Thông tư liên tịch này.
Điều 19. Chi phí thẩm định,
định giá tài sản
Chi phí thẩm định giá, định giá tài sản được thực hiện theo Pháp
lệnh số 02/2012/UBTVQH13 ngày 28/3/2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chi
phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên
dịch trong tố tụng và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.
2. Đối với những vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư
liên tịch này có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực
mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư
liên tịch này để giải quyết.
Điều 21. Việc giải thích, hướng
dẫn bổ sung Thông tư liên tịch
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần được giải thích hoặc hướng
dẫn bổ sung thì Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, các cơ
quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính để có giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp
thời./.
KT. VIỆN TRƯỞNG |
KT. CHÁNH ÁN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi nhận: |
Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014
hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------
……….., ngày ….. tháng ……
năm………..
ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN YÊU CẦU TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH GIÁ
TIẾN HÀNH ĐỊNH GIÁ TÀI
SẢN
Kính gửi: Tòa án nhân dân(1)
…………………………………………
Họ và tên người yêu cầu:(2)………................................................................………
1)…………………………………………địa chỉ (3)……………………………..…
Là: (4)………………………………………trong vụ việc(5)…………………………
………………………………………………………………………….……………
2)…………………………………………địa chỉ…………………………………...
Là…………………………………………trong vụ việc.………………..…………
………………………………………………………………………………………
3)…………………………………………địa chỉ……………………………….….
Là…………………………………………trong vụ việc..…………………….……
………………………………………………………………………………………
4)…………………………………………địa chỉ…………………………….…….
Là…………………………………………trong vụ việc.…………………….…….
……………………………………………………………………………………….
Cùng thỏa thuận yêu cầu Tòa án yêu cầu tổ chức
thẩm định giá (6)............................
………………………………………………………………………………………
tiến hành định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (7)
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Người yêu cầu (8)
---------------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân đang thụ lý giải quyết
vụ việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân
huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân
dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án
nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi họ và
tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi
họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ
địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan, tổ chức,
thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ
việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý
vụ việc và tên loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số 50/2014/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia
tài sản khi ly hôn) theo đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa
án đang giải quyết vụ việc.
(6) Ghi cụ thể tên của Tổ chức thẩm định giá tài
sản (ví dụ: Công ty CP Đầu tư và Thẩm định giá Việt Nam (TDG Vietnam) được Bộ
Tài chính cấp giấy phép cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo Thông báo số
60/TB-BTC ngày 13/9/2010 do Cục trưởng Cục quản lý giá ký).
(7) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài
sản cần định giá.
(8) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ
ký hoặc điểm chỉ của từng người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức yêu cầu thì
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ
của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014
hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------
……….., ngày ….. tháng ……
năm………..
ĐƠN YÊU CẦU TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Kính gửi: Tòa án nhân dân(1)
…………………………………………
Họ và tên người yêu cầu: (2)…………………………………………………………
1)…………………………………………địa chỉ (3)………………………………..
Là: (4)………………………………………trong vụ việc(5)…………………………
………………………………………………………………………………………
2)…………………………………………địa chỉ…………………………………..
Là…………………………………………trong vụ việc…………………………..
………………………………………………………………………………………
3)…………………………………………địa chỉ…………………………………..
Là…………………………………………trong vụ việc…………………………..
………………………………………………………………………………………
4)…………………………………………địa chỉ…………………………………..
Là…………………………………………trong vụ việc.…………………………..
………………………………………………………………………………………
Cùng thỏa thuận yêu cầu
Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Người yêu cầu (7)
----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 02:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân đang thụ lý giải quyết
vụ việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân
huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân
dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân
thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án
nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi họ và
tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi
họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.
(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ
địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ
quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.
(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ
việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.
(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý
vụ việc và tên loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết (ví dụ: số
50/2014/TLST-HNGĐ về Ly hôn, tranh chấp nuôi con, chia tài sản khi ly hôn) theo
đúng như trong Thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án đang giải quyết vụ
việc.
(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài
sản cần định giá.
(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ
ký hoặc điểm chỉ của từng người yêu cầu; nếu là cơ quan, tổ chức yêu cầu thì
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ
của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Mẫu số 03 (Ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014
hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung)
TÒA ÁN…………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: …../…./QĐ-ĐG (2) |
..........,
ngày..........tháng........... năm....... |
Tòa án....................................................................................................................
Căn cứ vào Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung;
Sau khi xem xét đơn yêu cầu định giá tài sản đang
tranh chấp (hoặc sau khi xem xét về mức giá theo thoả thuận giữa các bên
đương sự đối với tài sản đang tranh
chấp)..............................................................................................................(3)
của...........................................................................................................................(4)
là..............................................................................................................................
và
.....................................................................................................................................
là
.................................................................................................................................
trong vụ việc .........…………..................................................................................(5)
Căn cứ vào Công văn cử cán bộ tham gia Hội đồng
định giá của
.............................................………………….....................………………........………
.........…………….........................................................................................................
Xét thấy việc tiến hành định giá tài sản đang
tranh chấp là cần thiết cho việc giải quyết vụ việc
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành định giá tài sản đang
tranh chấp, gồm:.........................................
....................................................................................................................................
................................................................................................................................(6)
Điều 2. Thành lập Hội đồng định giá tài
sản đang tranh chấp gồm có các ông (bà) sau đây:
1) Ông (Bà)
…......................................... chức vụ
….................................................
công tác tại (7)….....................................................................
là Chủ tịch Hội đồng
2) Ông (Bà)
…....................................... chức vụ
…........................................
công tác tại
…..................................................................là thành
viên Hội đồng
3) Ông (Bà)
…....................................... chức vụ
…........................................
công tác tại
…...................................................................là thành
viên Hội đồng
4) Ông (Bà) ….......................................
chức vụ …...................................
công tác tại
…...................................................................là thành
viên Hội đồng
5) Ông (Bà)
…....................................... chức vụ …...................................
công tác tại
….................................................................là thành viên
Hội đồng.
Điều 3. Hội đồng định giá có nhiệm vụ
xem xét quyết định về giá đối với tài sản đang tranh chấp theo đúng quy định
của pháp luật và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ định giá và đưa ra kết
quả định giá.
Điều 4. Việc định giá được bắt
đầu tiến hành vào hồi........ giờ..... phút, ngày ..... tháng .... năm
............................................................................................................(8)
Nơi nhận: |
TÒA
ÁN……………............................ Thẩm phán (Ký, ghi rõ họ tên và đóng
dấu) |
----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 03:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định thành
lập Hội đồng định giá tài sản; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ
Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví
dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ:
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết
định (ví dụ: Số: 01/2014/QĐ-ĐG).
(3) Mức giá theo sự tự thoả thuận giữa các
bên đương sự hoặc của tổ chức thẩm định giá theo sự lựa chọn của
các bên đương sự.
(4) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của các bên yêu cầu
định giá tài sản hoặc của các bên thỏa thuận về mức giá đối với tài sản
hoặc của các bên lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản và tư cách
tố tụng của các bên.
(5) Ghi đúng như ghi trích yếu về vụ việc mà Tòa
án đang giải quyết.
(6) Ghi cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản
cần định giá.
(7) Ghi rõ các cơ quan có công văn cử người tham
gia Hội đồng định giá.
(8) Ghi cụ thể địa điểm tiến hành định giá tài
sản.
Mẫu số 04 (Ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng
3 năm 2014 hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được
sửa đổi, bổ sung)
TÒA ÁN…………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: …../…./QĐTĐ (2) |
..........,
ngày..........tháng........... năm....... |
THAY ĐỔI THÀNH
VIÊN HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
Căn
cứ vào Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung;
Sau
khi xem xét yêu cầu về việc thay đổi thành viên Hội đồng định
giá…..(3) được thành lập tại Quyết định định giá tài sản
số…/…/QĐ-ĐG ngày ……tháng ..….năm …….của Toà án nhân
dân…………………………………………….…...
của…………………………………………………………………………….......(4)
Địa
chỉ: ………………………………………………………………………….…..
Là:
………………………………... trong vụ việc:………………………………….
Sau
khi xem xét lý do của việc yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định
giá;
Xét
thấy yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định giá là có căn cứ,
cần thiết để bảo đảm tính khách quan, vô tư trong việc giải quyết vụ
việc.
QUYẾT ĐỊNH
1.
Thay đổi thành viên Hội đồng định giá là Ông (bà)……………(5) thay thế Ông
(bà)………………………quy định tại khoản …… Điều 2 Quyết định định giá tài sản
số……../……../QĐ-ĐG ngày……….tháng……...năm………của TAND…………………………về việc
thành lập Hội đồng định giá tài sản.
2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và thay thế khoản…..Điều 2
Quyết định định giá tài sản số …./…./QĐ-ĐG ngày ……tháng …..năm ……của
TAND …………………về việc thành lập Hội đồng định giá tài sản.
Nơi nhận: |
TÒA ÁN……………............................ Thẩm phán (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
---------------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 04:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định thay
đổi thành viên Hội đồng định giá tài sản; nếu là Tòa án nhân dân cấp
huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành
phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết
định (ví dụ: Số: 01/2014/QĐTT).
(3) Yêu cầu thay đổi thành viên Hội đồng định
giá tài sản được thể hiện bằng đơn yêu cầu hoặc trực tiếp đến Toà
án yêu cầu .
(4) Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của các bên yêu cầu
thay đổi thành viên Hội đồng định giá tài sản và tư cách tố tụng của
các bên.
(5) Ghi đầy đủ tên và chức vụ, đơn vị công tác của
người được thay thế theo Công văn cử người thay thế.
Mẫu số 05 (Ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014
hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung)
TÒA ÁN…………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../…./BBĐG (2) |
..........,
ngày..........tháng........... năm....... |
Căn
cứ vào Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung;
Căn
cứ Quyết định số.…/…. /QĐ-ĐG ngày……tháng……năm……….của Tòa án nhân dân ………..
thành lập Hội đồng định giá trong vụ việc dân sự thụ lý
sô…..ngày…..tháng…..năm……
Hôm
nay, vào hồi……h……..phút, ngày………..tháng……...năm………..,
tại
……………………………………………………………………………….. (3)
Hội
đồng định giá gồm những ông (bà) sau đây:
1)
Ông (Bà) …........................................ chức vụ
…........................................
công
tác tại …...........................................................................là
Chủ tịch Hội đồng
2)
Ông (Bà) …...................................... chức vụ
…..........................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
3)
Ông (Bà) ….......................................chức vụ……………………………...
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
4)
Ông (Bà) ….........................................chức vụ
…........................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
5)
Ông (Bà) ….........................................chức vụ
…........................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
Tiến
hành định giá tài sản đang tranh chấp trong vụ việc về ……………….(4) giữa:
Nguyên
đơn:..............................................................................................
……
Địa
chỉ thường
trú:......................................................................................
……
Bị
đơn:......................................................................................................
……
Địa
chỉ thường
trú:......................................................................................
……
Tài
sản định giá:………………………………………………………..……...................
.................................................................................................................
……
……………………………………………………………………………………(5)
Ý
kiến của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản (6):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……..……………………………………………………………………………………….
Ý
kiến của các đương sự trong vụ việc dân sự (7):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……..……………………………………………………………………………………….
Kết
quả biểu quyết của Hội đồng định giá tài sản về giá trị của tài
sản ………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……..……………………………………………………………………………………….
Biên
bản lập xong vào hồi …….. giờ……. phút cùng ngày và đã đọc lại cho tất cả những
người có mặt cùng nghe.
THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN (Ký và ghi rõ họ tên) |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ tên) |
CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
ĐỊNH GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐƯƠNG SỰ (Ký và ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký và ghi rõ họ tên) |
----------------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 05:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định thành
lập Hội đồng định giá tài sản; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ
Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví
dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ:
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố
Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm thực hiện
định giá (ví dụ: Số: 01/2014/BBĐG).
(3) Ghi địa chỉ nơi tiến hành định giá tài sản.
(4) Ghi loại tranh chấp của vụ việc có tài sản
tiến hành định giá (ví dụ: tranh chấp quyền sử dụng đất).
(5) Ghi theo thứ tự từng loại, từng phần tài sản
được định giá, giá trị của tài sản được định giá.
(6) Ghi rõ các ý kiến khác nhau về giá trị của
từng loại, từng phần tài sản được định giá.
(7) Ghi rõ ý kiến của nguyên đơn và bị đơn.
Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Thông
tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014
hướng dẫn thi hành Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ
sung).
TÒA ÁN…………. (1) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../…./BB (2) |
..........,
ngày..........tháng........... năm....... |
KHÔNG THỂ TIẾN
HÀNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
Căn
cứ vào Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung;
Căn
cứ Quyết định số……./…… /QĐ-ĐG ngày……tháng……năm……….củ
a
Tòa án nhân dân ……….. thành lập Hội đồng định giá trong vụ việc dân sự thụ
lý số….ngày….tháng… năm….
Hôm
nay, vào hồi………h……….phút, ngày……..tháng…….. năm…………, tại
……………………………………………………………………………….. (3)
Hội
đồng định giá gồm những ông (bà) sau đây:
1)
Ông (Bà) …........................................ chức vụ
…...........................................
công
tác
tại …...........................................................................là
Chủ tịch Hội đồng
2) Ông (Bà) …...................................... chức vụ
…..............................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
3)
Ông (Bà) ….......................................chức vụ
…..............................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
4)
Ông (Bà) ….........................................chức vụ
…............................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
5)
Ông (Bà) ….........................................chức vụ
................................................
công
tác tại
….........................................................................là
thành viên Hội đồng
Tiến
hành định giá tài sản đang tranh chấp trong vụ án về …………… ……(4) giữa:
Nguyên
đơn:..............................................................................................
……
Địa
chỉ thường
trú:......................................................................................
……
Bị
đơn:......................................................................................................
……
Địa
chỉ thường
trú:......................................................................................
……
Đã
không thể thực hiện việc tiến hành định giá các tài sản sau đây: (5)
.................................................................................................................
……
………………………………………………………………………………………......
……
Lý
do việc không thể thực hiện việc tiến hành định giá tài sản: (6)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ý
kiến của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ý
kiến của đại diện Uỷ ban nhân dân xã nơi có tài sản định giá:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Biên
bản lập xong vào hồi …….. giờ……. phút cùng ngày và đã đọc lại cho tất cả những
người có mặt cùng nghe.
THƯ KÝ GHI BIÊN BẢN (Ký và ghi rõ họ tên) |
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ (Ký và ghi rõ họ tên) |
CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
ĐỊNH GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)
ĐƯƠNG SỰ (Ký và ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký và ghi rõ họ tên) |
---------------------------------
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 06:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân lập biên bản về
việc không thể tiến hành định giá tài sản; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện
thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào
(ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân
tối cao thì ghi: Tòa án nhân dân tối cao Tòa phúc thẩm tại (Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm thực hiện
định giá (ví dụ: Số: 01/2014/BBĐG).
(3) Ghi địa chỉ nơi tiến hành định giá tài sản.
(4) Ghi loại tranh chấp của
vụ việc có tài sản tiến hành định giá (ví dụ: tranh chấp quyền sử dụng đất).
(5) Ghi cụ thể từng loại tài sản cần được định
giá.
(6) Ghi cụ thể về các hành vi cản trở việc
tiến hành định giá tài sản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét