THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự, quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
khi không tổ chức Công an cấp huyện
_________
Căn cứ Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19
tháng 02 năm 2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp
xếp tổ chức bộ máy nhà nước;
Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch quy định
về phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, quản
lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an
cấp huyện.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này quy định về phối hợp
giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
và thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cấp huyện).
a) Cơ quan Cảnh sát điều
tra, cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan quản lý, thi hành
án hình sự của Công an nhân dân;
d) Người có thẩm quyền của
các cơ quan quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
đ) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên
quan.
Điều 2. Áp dụng pháp luật
1. Việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra của
Công an nhân dân; việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với những vụ
việc, vụ án khi không tổ chức Công an cấp huyện được thực hiện theo quy định của
Thông tư liên tịch này và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban
hành trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mà không trái với quy định của
Thông tư liên tịch này.
2. Việc quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và việc kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm
giam, kiểm sát thi hành án hình sự khi không tổ chức Công an cấp huyện được thực
hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch này và quy định của các văn bản quy
phạm pháp luật đã ban hành trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mà
không trái với quy định của Thông tư liên tịch này.
Điều 3. Việc gửi các văn bản tố tụng hình sự,
văn bản trong thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự
Cơ quan ban hành các lệnh, quyết định, thông báo, bản án và các văn bản
khác trong tố tụng hình sự, thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự phải
gửi đến cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm thi hành theo thẩm quyền được
quy định trong Thông tư liên tịch này và quy định của các văn bản quy phạm pháp
luật đã ban hành trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mà không trái với
quy định của Thông tư liên tịch này.
Chương II
PHỐI HỢP TRONG VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT
NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM, KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 4. Tổ chức Cơ quan Cảnh sát điều tra của
Công an nhân dân
Cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an nhân
dân gồm:
1. Cơ quan Cảnh sát điều
tra Bộ Công an.
2. Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Điều 5. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn
tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra
của Công an nhân dân
1. Thẩm quyền tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh
sát điều tra Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền tiếp nhận,
giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an cấp tỉnh như sau:
a) Tiến hành tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm
quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật Hình sự khi
các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các
tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Cơ quan An ninh điều tra của Công an nhân dân;
b) Tiến hành tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm
tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài;
c) Tiến hành tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự về các tội phạm
quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
3. Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin
báo về tội phạm của Công an cấp xã, Đồn Công an.
Điều 6. Thẩm quyền thực hành quyền công tố,
kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ
án hình sự; giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tiếp
nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự
1. Thẩm quyền thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi
tố, điều tra vụ án hình sự; giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi
tố, điều tra vụ án hình sự; giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án
hình sự của Viện kiểm sát nhân dân đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp
tỉnh thực hiện như sau:
a) Viện kiểm sát nhân dân
cấp huyện có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự; giải quyết và kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về
tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp tỉnh khi thụ lý, giải quyết vụ việc, vụ án quy định tại điểm a và
điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này. Trong quá trình thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc giải quyết vụ việc, vụ án mà phát hiện vụ việc, vụ án
thuộc thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện báo cáo để chuyển vụ việc, vụ án lên
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để thực hành quyền công tố, kiểm sát theo thẩm
quyền, đồng thời thông báo cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh.
Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố
giác, tin báo về tội phạm, người phạm tội ra tự thú, đầu thú của Công an cấp
xã, Đồn Công an và hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên,
Cán bộ điều tra thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh bố trí ở Công
an cấp xã, Đồn Công an.
Viện kiểm sát cấp huyện có thẩm quyền là Viện
kiểm sát nơi tội phạm xảy ra, trường hợp tội phạm xảy ra ở nhiều nơi khác nhau
hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì Viện kiểm sát cấp huyện
có thẩm quyền là Viện kiểm sát nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị
bắt;
b) Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh có thẩm quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự; giải quyết và kiểm
sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về
tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp tỉnh khi thụ lý, giải quyết vụ việc, vụ án quy định tại điểm c khoản
2 Điều 5 Thông tư liên tịch này.
Trường hợp xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh rút vụ việc, vụ án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông
tư liên tịch này để trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết;
c) Trường hợp Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra
đối với vụ việc, vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh thụ lý, giải
quyết quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này thì Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi
kết thúc điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh thông báo cho Viện kiểm sát
nhân dân cấp huyện nơi Tòa án cùng cấp có thẩm quyền xét xử để cử Kiểm sát viên
tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi ra quyết định truy tố, Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh quyết định phân công cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm
theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử theo quy định;
d) Viện kiểm sát nhân dân
đang thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về
tội phạm thì có thẩm quyền giải quyết nguồn tin trong trường hợp phát hiện Cơ
quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong
hoạt động kiểm tra, xác minh hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát
nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục;
đ) Viện kiểm sát nhân dân đang thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra đối với vụ án thì có thẩm quyền trực
tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ
khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh
hoặc khi quyết định việc truy tố hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan,
sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu
nhưng không được khắc phục;
e) Viện kiểm sát nhân dân đang thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố,
điều tra vụ án hình sự đối với vụ việc, vụ án thì có thẩm quyền giải quyết và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp tỉnh trong hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi
tố, điều tra vụ án hình sự.
Chương III
PHỐI HỢP TRONG THI HÀNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM,
THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Điều 7. Tổ chức cơ quan quản lý, cơ quan thi
hành tạm giữ, tạm giam của Công an nhân dân
1. Cơ quan quản lý tạm giữ,
tạm giam gồm:
a) Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an;
b) Cơ quan quản lý tạm giữ,
tạm giam Công an cấp tỉnh.
2. Cơ quan thi hành tạm giữ,
tạm giam gồm:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Cơ sở giam giữ của Công
an cấp tỉnh gồm: trại tạm giam; phân trại thuộc trại tạm giam.
3. Cơ sở giam giữ có Thủ
trưởng, Phó Thủ trưởng. Thủ trưởng cơ sở giam giữ bao gồm Giám thị trại tạm
giam, Trưởng phân trại. Phó Thủ trưởng cơ sở giam giữ bao gồm Phó Giám thị trại
tạm giam, Phó Trưởng phân trại.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản
lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam của Công an nhân dân
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan quản lý, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam Bộ Công an thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ sở giam giữ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh:
a) Cơ sở giam giữ thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành tạm
giữ, tạm giam;
b) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
cơ sở giam giữ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều
13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam;
c) Trưởng phân trại có
trách nhiệm giúp Giám thị trại tạm giam theo sự phân công hoặc ủy quyền của
Giám trị trại tạm giam và chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
d) Phân trại được sử dụng
con dấu của phân trại khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, thi hành
tạm giữ, tạm giam.
Điều 9. Tổ chức cơ quan quản lý thi hành án
hình sự, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi
hành án hình sự của Công an nhân dân
1. Cơ quan quản lý thi
hành án hình sự Bộ Công an.
2. Cơ quan thi hành án
hình sự, gồm:
a) Trại giam thuộc Bộ Công an;
b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh.
3. Cơ quan được giao một số
nhiệm vụ thi hành án hình sự, gồm:
a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an;
b) Trại tạm giam Công an cấp
tỉnh; phân trại thuộc trại tạm giam Công an cấp tỉnh;
d) Công an cấp xã; Đồn
Công an (nơi huyện không tổ chức Công an cấp xã).
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản
lý, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án
hình sự của Công an nhân dân
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan quản lý, cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
2. Cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 14; điểm
a và điểm b khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 16 Luật Thi
hành án hình sự.
3. Trại tạm giam, phân trại
thuộc trại tạm giam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành án hình sự
theo quy định tại Điều 18 Luật Thi hành án hình sự. Phân trại thuộc trại tạm
giam trực tiếp quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam tại phân trại
thuộc trại tạm giam; tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án phạt
tù ở phân trại thuộc trại tạm giam và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công
an cấp tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giáo dục người được hưởng án treo, người chấp
hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân; giáo dục
người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, người được tha tù trước
thời hạn có điều kiện, người chấp hành án phạt quản chế.
Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú hoặc nơi người chấp hành án chết
có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được giao quản lý người đang chấp hành án
thực hiện thủ tục khai tử; gửi trích lục khai tử cho cơ quan thi hành án hình sự
có thẩm quyền.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Công an cấp xã trong thi hành án hình sự:
a) Trực tiếp thực hiện việc
giám sát người được hưởng án treo, người chấp hành án phạt cải tạo không giam
giữ, cam cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định,
tước một số quyền công dân; quản lý người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; kiểm soát người chấp
hành án phạt quản chế;
b) Lập hồ sơ, báo cáo cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh khi phát hiện người thi hành án hình
sự tại cộng đồng có vi phạm pháp luật;
c) Tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 4 Điều
này.
6. Đồn Công an thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 4, điểm a và điểm b khoản 5 Điều này.
Điều 11. Thẩm quyền kiểm sát thi hành tạm giữ,
tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự
1. Viện kiểm sát nhân dân
tối cao thực hiện thẩm quyền kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam, kiểm sát thi
hành án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh thực hiện thẩm quyền kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam, kiểm sát thi
hành án hình sự đối với trại tạm giam Công an cấp tỉnh và giải quyết khiếu nại,
tố cáo có liên quan đến trại tạm giam Công an cấp tỉnh theo quy định của pháp
luật hiện hành.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện thực hiện
thẩm quyền kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam và kiểm sát thi hành án hình sự
đối với phân trại thuộc trại tạm giam Công an cấp tỉnh, kiểm sát việc thi hành
án hình sự của cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự có trụ sở
đóng tại địa bàn cấp huyện đó và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến
phân trại thuộc trại tạm giam Công an cấp tỉnh. Trường hợp khi kiểm sát mà phát
hiện vi phạm thì yêu cầu phân trại thuộc trại tạm giam Công an cấp tỉnh, cơ
quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự khắc phục ngay, đồng thời
thông báo, kiến nghị với cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp tỉnh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp
1. Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an cấp huyện chủ động tiến hành rà soát, thống kê, tổng hợp, chốt danh
sách hồ sơ vụ việc, vụ án, tài liệu, vật chứng, tài sản đang thụ lý, quản lý,
giải quyết và bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh khi không
tổ chức Công an cấp huyện để tiếp tục tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự
theo quy định của pháp luật, Thông tư liên tịch này và thông báo bằng văn bản
cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
2. Đối với những vụ việc,
vụ án đang tạm đình chỉ thì khi có căn cứ phục hồi, Cơ quan Cảnh sát điều tra
Công an cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định phục hồi và tiến hành các thủ tục tố
tụng hình sự theo quy định của pháp luật và Thông tư liên tịch này.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
Điều 14. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thực hiện, tổ chức thực hiện
Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc hoặc
phát sinh những vấn đề cần phải hướng dẫn hoặc bổ sung thì kịp thời phản ánh về
Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để có hướng
dẫn, giải quyết kịp thời./.
KT. CHÁNH ÁN Nguyễn
Quốc Đoàn |
KT. VIỆN TRƯỞNG PHÓ VIỆN TRƯỞNG Hồ Đức Anh |
KT. BỘ TRƯỞNG Trung tướng Nguyễn Văn Long |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét