BỘ CÔNG AN- VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ________ Số: 03/2023/TTLT-BCA- VKSNDTC-TANDTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc __________________ Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Quy định về phối hợp thông báo hoặc gửi, cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến người phạm tội
____________________
Căn
cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn
cứ Luật Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn
cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18
tháng 6 năm 2020;
Bộ
trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao liên tịch ban hành Thông tư liên tịch quy định về phối hợp
thông báo hoặc gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư
liên tịch này quy định về phối hợp thông báo hoặc gửi, cung cấp thông tin, tài
liệu phản ánh về nhân thân, lý lịch, đặc điểm nhân dạng, kết quả khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và các thông tin, tài liệu khác có
liên quan đến người phạm tội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan; thủ tục, thời hạn thông báo hoặc gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên
quan đến người phạm tội.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư
liên tịch này áp dụng đối với các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Trại
giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân
và Tòa án nhân dân các cấp; Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân và các
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thông báo hoặc gửi, cung
cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội.
1. Thông tin, tài liệu liên quan đến người
phạm tội phải được thông báo hoặc gửi đầy đủ, kịp thời, chính xác về Cơ quan Hồ
sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân để quản lý, khai thác, sử dụng.
2. Bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp
luật về bảo vệ bí mật nhà nước; pháp luật về lưu trữ.
3. Thông tin, tài liệu do Cơ quan Hồ sơ
nghiệp vụ của Công an nhân dân cung cấp phải được quản lý, sử dụng phục vụ công
tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự và các mục đích
khác theo quy định của pháp luật và của Thông tư liên tịch này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều
4. Thông tin, tài liệu Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo hoặc gửi về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ
của Công an nhân dân
1. Quyết định khởi tố bị can, quyết định
bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị
can.
2. Quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình
sự đối với bị can, quyết định đình chỉ điều tra bị can.
3. Quyết định truy nã; quyết định đình nã.
Điều
5. Thông tin, tài liệu Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh thông báo hoặc gửi về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ
của Công an nhân dân
Điều
6. Thông tin, tài liệu Viện kiểm sát nhân dân thông báo hoặc gửi về Cơ quan Hồ
sơ nghiệp của Công an nhân dân
1. Quyết định khởi tố bị can, quyết định
bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị
can do Viện kiểm sát nhân dân ban hành.
2. Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị
can do Viện kiểm sát nhân dân ban hành.
3. Đối với những vụ án do bộ đội Biên
phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư khởi tố, điều tra và kết
thúc điều tra, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền đề
nghị truy tố theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thì Viện kiểm sát nhân dân thông báo hoặc
gửi những thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này
về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ cùng cấp.
Điều
7. Thông tin, tài liệu Tòa án nhân dân thông báo hoặc gửi về Cơ quan Hồ sơ
nghiệp vụ của Công an nhân dân
1. Bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp
luật.
3. Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị
can, bị cáo do Tòa án ban hành.
4. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
5. Quyết định giám đốc thẩm, quyết định
tái thẩm.
6. Quyết định tổng hợp hình phạt.
7. Quyết định đình chỉ thi hành án.
8. Quyết định về việc xét đơn xin ân giảm
hình phạt tử hình của Chủ tịch nước.
9. Biên bản thi hành án tử hình.
Điều
8. Thông tin, tài liệu Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân cung cấp
cho cơ quan tiến hành tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh
1. Danh bản, chỉ bản, ảnh người phạm tội.
2. Trích lục tiền án, tiền sự.
3. Thông báo kết quả xác minh nhân thân,
lý lịch đối tượng.
4. Những thông tin, tài liệu đã được cơ
quan tiến hành tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh cung cấp cho Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công
an nhân dân nêu tại các điều 4, 5, 6 và 7 của Thông tư liên tịch này.
Chương III
TRÁCH NHIỆM, THỦ TỤC, THỜI HẠN THÔNG BÁO HOẶC GỬI,
CUNG CẤP THÔNG TIN, TÀI LIỆU
Điều
9. Trách nhiệm thông báo hoặc gửi thông tin, tài liệu của các cơ quan tiến hành
tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự
Công an cấp tỉnh
Các cơ quan
tiến hành tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình thông
báo hoặc gửi các thông tin, tài liệu quy định tại các điều 4, 5, 6 và 7 của
Thông tư liên tịch này về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân theo
phân cấp, như sau:
1. Cơ quan điều tra, Trại giam, Trại tạm
giam thuộc Bộ Công an; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao
thông báo hoặc gửi thông tin, tài liệu về Cục Hồ sơ nghiệp vụ - Bộ Công an;
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh
thông báo hoặc gửi thông tin, tài liệu về Phòng Hồ sơ nghiệp vụ - Công an cấp
tỉnh;
3. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân cấp huyện thông báo hoặc gửi thông tin, tài liệu về Công
an cấp huyện.
Điều
10. Thời hạn thông báo hoặc gửi thông tin, tài liệu
1. Đối với các thông tin, tài liệu quy
định tại các điều 4, 5, 6 và 7 của Thông tư liên tịch này mà pháp luật có quy
định thời hạn thông báo hoặc gửi, cung cấp thì các cơ quan tiến hành tố tụng;
Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp tỉnh thông báo hoặc gửi về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân
theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này trong thời hạn do pháp luật quy
định.
2. Đối với các thông tin, tài liệu quy
định tại các điều 4, 5, 6 và 7 của Thông tư liên tịch này mà pháp luật không
quy định thời hạn thông báo hoặc gửi, cung cấp thì chậm nhất 05 ngày làm việc,
kể từ ngày ban hành hoặc ngày nhận được, các cơ quan tiến hành tố tụng; Trại
giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp
tỉnh phải thông báo hoặc gửi về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân
theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này.
3. Đối với các thông tin, tài liệu do Bộ
đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư khởi tố, điều tra
và kết thúc điều tra chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm
quyền đề nghị truy tố (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 164 Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021)) thì chậm nhất là 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền phải thông báo
hoặc gửi về Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ cùng cấp ngành của Công an nhân dân.
Điều
11. Phương thức thông báo hoặc gửi tài liệu và kết nối, chia sẻ thông tin
1. Các đơn vị có liên quan thuộc các ngành
Công an, Kiểm sát, Tòa án thông báo hoặc gửi, cung cấp thông tin, tài liệu bằng
bản giấy hoặc sử dụng hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành của ngành
tích hợp với Trục liên thông văn bản quốc gia để thông báo hoặc gửi, cung cấp
thông tin, tài liệu điện tử liên quan đến người phạm tội.
2. Thông tin, tài liệu số hóa được trao
đổi thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.
3. Bộ Công an chủ trì đề xuất, xây dựng Cơ
sở dữ liệu kết quả điều tra, truy tố, xét xử để phục vụ kết nối, chia sẻ thông
tin giữa Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao
thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào yêu cầu thực tiễn để xây dựng hệ
thống công nghệ thông tin phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu
kết quả điều tra, truy tố, xét xử.
Điều
12. Thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu
Cơ quan
tiến hành tố tụng; Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Công an; Cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp tỉnh gửi yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu về Cơ quan
Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân theo biểu mẫu số 206 (ban hành kèm theo
Thông tư số 119/2021/TT-BCA ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an
quy định về biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự) phải ghi rõ số,
ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên thông tin, tài liệu đề nghị cung cấp,
hình thức (bản chính hoặc bản sao), mục đích sử dụng, họ tên, chức vụ, chữ ký
của người có thẩm quyền và đóng dấu của cơ quan yêu cầu.
Điều
13. Thời hạn cung cấp thông tin, tài liệu
1. Đối với yêu cầu cung cấp thông tin, tài
liệu, Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân trả lời trong thời hạn, như
sau:
a) Cấp trung ương, không quá 07 ngày làm
việc đối với yêu cầu không phải xác minh; không quá 15 ngày đối với yêu cầu cần
phải xác minh;
b) Cấp tỉnh, không quá 07 ngày làm việc
đối với yêu cầu không phải xác minh; không quá 15 ngày đối với yêu cầu cần phải
xác minh;
c) Cấp huyện, không quá 05 ngày làm việc
đối với yêu cầu không phải xác minh; không quá 10 ngày đối với yêu cầu cần phải
xác minh.
2. Đối với yêu cầu đọc, nghiên cứu thông
tin, tài liệu tại chỗ, Cơ quan Hồ sơ nghiệp của Công an nhân dân làm thủ tục
cung cấp ngay.
3. Trường hợp không đáp ứng được yêu cầu
cung cấp thông tin, tài liệu, Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của Công an nhân dân phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều
14. Bảo đảm tính pháp lý của thông tin, tài liệu được thông báo hoặc gửi, cung
cấp
1. Thông tin, tài liệu được thông báo hoặc
gửi, cung cấp phải bảo đảm tính pháp lý, đúng quy định của pháp luật về hình
thức văn bản (bản chính, bản sao, bản điện tử).
2. Thủ trưởng Cơ quan Hồ sơ nghiệp vụ của
Công an nhân dân duyệt, ký, đóng dấu cơ quan; duyệt, ký số của người có thẩm
quyền và ký số của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật vào văn bản trả
lời và bản sao tài liệu (nếu có), cung cấp cho cơ quan, đơn vị gửi yêu cầu để
bảo đảm giá trị pháp lý.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp trung ương, cơ quan đầu mối trong
phối hợp chỉ đạo và tham mưu, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư liên tịch
này, như sau:
a) Bộ Công an là Cục Hồ sơ nghiệp vụ;
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Văn
phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
c) Tòa án nhân dân tối cao là Văn phòng
Tòa án nhân dân tối cao.
2. Cấp tỉnh, cơ quan đầu mối trong phối
hợp chỉ đạo và tham mưu, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư liên tịch này,
như sau:
a) Công an tỉnh là Phòng Hồ sơ nghiệp vụ;
b) Viện kiểm sát nhân dân là Văn phòng
Viện kiểm sát nhân dân;
c) Tòa án nhân dân là Văn phòng Tòa án
nhân dân.
3. Cấp huyện, cơ quan Công an, Viện kiểm
sát nhân dân, Tòa án nhân dân phân công cán bộ làm đầu mối tham mưu, đôn đốc
thực hiện Thông tư liên tịch này.
Điều
16. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Bộ Công an (Cục Hồ sơ nghiệp vụ) định
kỳ 01 năm thông báo kết quả thực hiện Thông tư liên tịch này cho Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (Văn phòng), Tòa án nhân dân tối cao (Văn phòng) và Công an
các đơn vị, địa phương.
2. Công an cấp tỉnh (Phòng Hồ sơ nghiệp
vụ) định kỳ 6 tháng, 01 năm thông báo kết quả thực hiện Thông tư liên tịch này
cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Văn phòng), Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Văn
phòng) và báo cáo Bộ Công an (qua Cục Hồ sơ nghiệp vụ).
3. Công an cấp huyện định kỳ 6 tháng, 01
năm thông báo kết quả thực hiện Thông tư liên tịch này cho Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân cấp huyện và báo cáo Công an cấp tỉnh (Phòng Hồ sơ nghiệp
vụ).
4. Mốc thời gian báo cáo như sau:
a) Báo cáo 6 tháng tính từ ngày 01 tháng
12 năm trước đến ngày 31 tháng 5 của năm báo cáo;
b) Báo cáo năm tính từ ngày 01 tháng 12
năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
5. Thời hạn gửi báo cáo là 15 ngày làm
việc kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
Điều
17. Chế độ sơ kết, kinh phí thực hiện
1. Định kỳ 05 năm/lần, Bộ Công an chủ trì
phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao họp sơ
kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Hằng năm, Công an cấp tỉnh chủ trì,
phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp họp sơ kết, rút
kinh nghiệm việc thực hiện Thông tư liên tịch này.
3. Kinh phí thực hiện: Được bảo đảm từ
nguồn do ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mỗi
ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư
liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023, thay thế
Thông tư liên tịch số 05/2018/TTLT/BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25 tháng 6 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quy định về việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin,
tài liệu liên quan đến người phạm tội.
Điều
19. Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ
Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm
thi hành và tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân
liên quan phản ánh với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân
dân tối cao để xem xét, hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét