BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN VẬT GIÁ NHÀ NƯỚC-TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05-89/TTLN |
Hà Nội , ngày 06 tháng 12 năm 1989 |
THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ TÀI CHÍNH, UỶ BAN VẬT
GIÁ NHÀ NƯỚC SỐ 05-89/TTLN NGÀY 6-12-1989 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LỆNH THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VỀ HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ
Thi
hành các điều 25, 28 Pháp lệnh thi hành án dân sự về Hội đồng định giá và việc
định giá tài sản kê biên khi thi hành án;
Sau
khi thống nhất ý kiến với Viện kiển sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp;
Tòa
án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Uỷ ban vật giá Nhà nước hướng dẫn các Tòa án
nhân dân, các cơ quan tài chính, vật giá địa phương áp dụng thống nhất một số
quy định sau đây:
1.
Đối tượng tài sản định giá là những tài sản đã kê biên để thi hành mà các đương
sự không thoả thuận được về giá cả hoặc việc định giá có khó khăn.
2.
Thành phần Hội đồng định giá bao gồm:
-
Chấp hành viên - chủ trì Hội đồng;
-
Đại diện của cơ quan tài chính - thành viên;
-
Đại diện của cơ quan vật giá - thành viên.
Ở
những địa phương đã sáp nhập cơ quan tài chính vật giá thì cơ quan tài chính
vật giá cử hai thành viên (một phụ trách tài chính, một phụ trách giá) tham gia
Hội đồng định giá.
3.
Nguyên tắc định giá:
Việc
định giá phải căn cứ vào mức giá phổ biến trên thị trường địa phương tại thời
gian và địa điểm định giá. Đối với những tài sản không có giá thị trường thì
căn cứ vào giá thị trường của sản phẩm cùng loại hoặc chi phí để tạo ra loại tài
sản đó để định giá.
Đối
với những tài sản có tính năng phức tạp, thì chấp hành viên chủ động hoặc theo
yêu cầu của Hội đồng định giá trưng cầu giám định chuyên môn.
4.
Tổ chức thực hiện:
-
Khi cần định giá tài sản, chấp hành viên phải thông báo bằng văn bản trước ngày
định giá ít nhất là ba ngày cho thủ trưởng các cơ quan tài chính, vật giá cùng
cấp về thời gian, địa điểm, các loại tài sản cần định giá; yêu cầu thông tin về
giá cả trên thị trường (nếu xét thấy cần thiết cho việc định giá) và yêu cầu cử
cán bộ chuyên môn tham gia.
-
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người thi hành án, người phải thi hành án được
thông báo về thời gian, địa điểm định giá và được tham gia ý kiến (mang tính
chất tham khảo) vào việc định giá của Hội đồng định giá.
-
Chấp hành viên chủ trì phiên họp Hội đồng định giá, Hội đồng định giá thảo luận
tập thể và quyết định theo đa số.
-
Chấp hành viên phải lập biên bản về việc định giá có ghi rõ giá của từng tài
sản do Hội đồng định giá quyết định. Biên bản phải có chữ ký của các thành viên
Hội đồng định giá và của các đương sự có mặt. Nếu có đương sự từ chối không ký
thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
-
Các đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án nhân dân nơi chấp hành viên
công tác về việc định giá. Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được khiếu
nại, Chánh án Tòa án phải phối hợp với thủ trưởng các cơ quan là thành viên Hội
đồng định giá để xem xét, quyết định và trả lời cho các đương sự. Quyết định
của Chánh án Tòa án nhân dân là căn cứ để các bên đương sự thi hành.
Trong
quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về
Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, Uỷ ban vật giá Nhà nước để hướng dẫn
giải quyết.
Lý Tài Luận (Đã ký) |
Trịnh Hồng Dương (Đã ký) |
Nguyễn Tam (Đã ký) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét