TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/TATC |
Hà Nội, ngày 22 tháng
2 năm 1978 |
Hướng dẫn giải quyết
các việc tranh chấp về hôn nhân và gia định của cán bộ, bộ đội có vợ, chồng
trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
1. Việc
tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ có chồng ở trong
Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ lấy chồng khác là loại việc mang tính chất đặc biệt.
Nhân dân ta vừa trải qua một cuộc chiến tranh ác liệt, kéo dài. Đất nước bị
chia cắt hơn hai chục năm ròng. Nhiều gia đình vợ chồng sống xa nhau quá lâu,
không biết tin tức của nhau, hoặc tin tức không xác thực. Do đó mà trong cuộc
sống gia đình sinh ra nhiều cảnh éo le phức tạp. Sau ngày miền Nam được hoàn
toàn giải phóng, nhiều gia đình đang trong quá trình thu xếp những vấn đề rắc
rối trong quan hệ vợ chồng, và ở nhiều địa phương đã xảy ra những việc tranh
chấp phải đưa đến Tòa án giải quyết.
Vì vậy khi
giải quyết việc tranh chấp về hôn nhân, gia đình của các đối tượng nói trên,
các Tòa án nhân dân cần thấy đầy đủ tính chất đặc biệt của loại tranh chấp này.
Cần thấy đây là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề
tình cảm, hạnh phúc gia đình nhất là của các người vợ và con cái. Khi giải
quyết phải xem xét một cách thận trọng, thấu tình đạt lý. Phải vận dụng những
nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình cho sát với đặc điểm của loại
tranh chấp nói trên, hết sức tránh áp dụng pháp luật một cách máy móc.
Nói chung
đối với loại án kiện này, Tòa án nhân dân trước hết nên giải thích cho các bên
đương sự nhận thức rõ được hoàn cảnh đặc biệt của đất nước và tình hình thực tế
của gia đình họ, mặc dù họ không muốn như vậy. Do đó tự mỗi người phải suy nghĩ
tìm lấy một giải pháp tốt nhất, ít tổn thất và hợp tình, hợp lý nhất.
Hai người
vợ cần có sự thông cảm hoàn cảnh của nhau, nhất là phải suy nghĩ đến quyền lợi
của những đứa con.
Đối với
người chồng, cần phân tích cho họ thấy rõ trách nhiệm của họ trong việc giải
quyết gia đình sao cho có nghĩa có tình với cả hai người phụ nữ và trong bất kể
tình hình nào cũng phải thấy hết trách nhiệm của cha mẹ và quan tâm đầy đủ đến
quyền lợi của tất cả con cái.
Nếu cả hai
người vợ đều vẫn tha thiết mong muốn gia đình sum họp thì Tòa án khuyên họ tự
bàn bạc thu xếp sao cho ổn thỏa. Qua thực tế cuộc sống, nếu phát sinh những khó
khăn, mâu thuẫn họ không tự giải quyết được, phải đưa lại Tòa án thì Tòa án sẽ
căn cứ vào tình hình cụ thể khi đó để giải quyết.
Nếu một
trong hai người vợ tự nguyện xin ly hôn, Tòa án sẽ xem xét nếu họ thật sự tự
nguyện và kiên quyết xin ly hôn thì Tòa án giải quyết yêu cầu chính đáng của
họ, đồng thời giải quyết thỏa đáng các vấn đề con cái, tài sản.
2. Về
phương châm công tác, các Tòa án cần phải thực sự cầu thị, đi sâu, đi sát điều
tra chu đáo mọi tình tiết của việc tranh chấp, tìm hiểu đầy đủ hoàn cảnh kết
hôn, diễn biến trong thời gian họ sống xa nhau, hoàn cảnh kết hôn với người vợ
lấy sau. Tình trạng cuộc sống hiện nay, tâm tư nguyện vọng của các bên đương sự
(kể cả người vợ lấy trước, người vợ lấy sau và người chồng). Phải phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan, đoàn thể để điều tra, hòa giải, giáo dục, giải quyết tư
tưởng cho các đương sự mới có đường lối xử lý đúng đắn, thấu tình đạt lý. Có
trường hợp phải kiên trì chờ đợi khi có điều kiện chín muồi mới giải quyết
được, không nên chủ quan nóng vội.
3. Về mặt
thủ tục, khi giải quyết việc cắt đứt quan hệ vợ chồng giữa người chồng và người
vợ lấy sau thì nói chung cần áp dụng thủ tục ly hôn. Trừ trường hợp đặc biệt
nói ở phần sau mới đặt vấn đề tiêu hôn.
Tòa án có
thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này là Tòa án nhân dân tỉnh hay thành phố
trực thuộc Trung ương.
II.
PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ.
Khi giải
quyết loại tranh chấp này cần phân biệt hai loại việc sau đây:
- Loại
trước đây có bản án xử cho người chồng tập kết ly hôn với người vợ trong Nam.
- Loại lấy
vợ khác mà không có bản án ly hôn với người vợ trong Nam.
1. Đối với
các vụ kiện trước đây đã có án xử cho ly hôn.
Điều cần
xem xét trước nhất để đề ra hướng giải quyết là: bản án đã xử cho ly hôn nay
xác định lại là chính xác hay không chính xác. Thí dụ: Trước đây xử cho ly hôn
vì người vợ đã đi lấy chồng khác hoặc theo địch nay lý do này vẫn đúng thì bản
án là chính xác. Ngược lại người vợ vẫn chung thủy với chồng, trung thành với
cách mạng thì bản án là không chính xác.
Trường hợp
bản án xử cho ly hôn với những chứng cứ nay vẫn chính xác.
a, Nếu
người ở lại trong Nam và người đi tập kết đã lấy người khác, nay hai người lại
muốn trở lại với nhau thì giải thích cho họ biết việc họ xin trở lại chung sống
với nhau là không hợp pháp, khuyên họ nên giữ nguyên tình trạng hiện nay để ổn
định cuộc sống của cả hai gia đình. Nhưng sau khi giải thích họ vẫn cứ tự động
trở lại chung sống với nhau do đó phát sinh mâu thuẫn, người vợ hoặc người
chồng lấy sau có đơn kêu kiện đến Tòa án, thì Tòa án xử buộc họ không được
chung sống với nhau nữa.
b, Nếu
người vợ ở trong Nam đã thực sự lấy chồng khác, nay lại kiện đòi trở về với
người chồng tập kết và người này đã có gia đình khác rồi, thì Tòa án giải thích
chính sách khuyên họ rút đơn nếu họ không rút thì xử bác đơn. Trường hợp cá
biệt người vợ trong Nam tuy đã lấy chồng khác nhưng do bị cưỡng bách, nay người
chồng này không còn (chết hoặc nhờ thắng lợi của cách mạng mà người phụ nữ được
giải phóng khỏi người chồng) hoặc ngoại tình có con riêng, nay giữa họ và người
chồng tập kết vì tình nghĩa vợ chồng con cái mà muốn trở lại chung sống với
nhau và người vợ lấy sau cũng thông cảm thì Tòa án khuyên họ tự thu xếp bàn bạc
trong gia đình sao cho ổn thỏa.
Trường hợp
bản án xử cho ly hôn với những chứng cứ nay xét thấy không chính xác.
a, Nếu
người tập kết ra Bắc và người ở lại trong Nam chưa đi lấy người khác, nay cả
hai bên thỏa thuận chung sống lại với nhau và yêu cầu Tòa án xóa bản án cũ đã
xử cho ly hôn thì Tòa án nhân dân nơi cư trú của đương sự thụ lý, lấy đầy đủ hồ
sơ rồi gửi đến Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thuộc quản hạt để xử phúc
thẩm coi như có sự kháng cáo của đương sự vắng mặt khi xét xử sơ thẩm. Tòa phúc
thẩm hủy bản án để khôi phục quan hệ vợ chồng của họ.
b, Ngược
lại, mặc dù lý do ly hôn trước không chính xác, nhưng sau đó cả hai người đều
đã lấy vợ, lấy chồng khác nay lại xin trở lại chung sống với nhau thì Tòa án
giải thích cho họ rõ việc làm đó không hợp pháp, khuyên họ giữ nguyên tình
trạng để ổn định cuộc sống cho cả hai gia đình. Nếu họ không nghe thì xử bác
đơn.
c, Nếu
người chồng tập kết ra Bắc đã lấy vợ khác, người vợ trong Nam vẫn chờ chồng,
nay người vợ này yêu cầu xóa bản án để vợ chồng họ chung sống với nhau thì Tòa
án phải thụ lý lập hồ sơ và gửi về Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao thuộc
quản hạt để giải quyết như trong trường hợp đã nói ở điểm a trên. Kết quả của
việc hủy bản án dẫn đến tình trạng một chồng hai vợ, mà quyền lợi cả cả hai
người vợ đều hợp pháp, đều cần được bảo vệ. Tòa án nhân dân cần giải thích
khuyên họ tự thu xếp cuộc sống trong gia đình sao cho ổn thỏa.
Trong tình
hình đó có thể xảy ra mấy trường hợp sau đây:
+ Người vợ
lấy sau ở ngoài Bắc xin ly hôn với người chồng.
- Tòa án
phải điều tra chu đáo, nếu thấy họ thực sự không muốn sống cạnh chồng chung và
kiên quyết ly hôn thì chấp nhận nguyện vọng chính đáng của họ, đồng thời giải
quyết thỏa đáng về tài sản, con cái.
+ Người
chồng xin ly hôn người vợ trước ở trong Nam.
Trên cơ sở
điều tra đầy đủ về tình hình của người vợ ở trong Nam, nếu vẫn chung thủy với
chồng, và tha thiết chung sống với chồng, thì Tòa án cấn giải thích để người
chồng rút đơn, nếu không rút đơn thì xử bác đơn.
+ Người
chồng xin ly hôn với người vợ lấy sau.
Nếu xét
thấy người chồng vì tình nghĩa sâu nặng với vợ con ở lại trong Nam, và việc cắt
đứt quan hệ vợ chồng có lợi cho người vợ lấy sau (người vợ còn trẻ, chưa có con
hoặc có ít con, có điều kiện tự lập về kinh tế) và trước thức tế cuộc sống của
họ đã phát sinh mâu thuẫn thì Tòa án cần phối hợp với các đoàn thể và cơ quan
hoặc chính quyền địa phương của người vợ sau giải thích cho họ hiểu rõ về Luật
Hôn nhân và gia đình, về lợi ích bản thân của họ, nếu họ thuận tình ly hôn thì
công nhận hoặc có thể xử cho ly hôn. Nếu người chồng xin ly hôn người vợ lấy
sau với động cơ không đúng đắn, do tính ích kỷ, suy tính thiệt hơn giữa người
vợ lấy trước và người vợ lấy sau hoặc có những thủ đoạn bòn rút của cải, thì
kiên quyết xử bác đơn.
Còn nói
chung trong cả hai trường hợp người chồng xin ly hôn với người vợ trước hoặc
người vợ sau với những lý do không chính đáng thì Tòa án cần hòa giải giúp đỡ
để họ chung sống tay ba.
+ Trường
hợp một trong hai người vợ không xin ly hôn người chồng mà xin Tòa án cắt đứt
quan hệ giữa người chồng và người vợ kia trong khi người vợ này vẫn tha thiết
duy trì quan hệ vợ chồng. Tòa án cần giải thích cho họ thấy rõ hoàn cảnh đặc
biệt của đất nước mới xẩy ra tình trạng như vậy, kiền trì khuyên họ nên suy
nghĩ, tự thu xếp cho có lợi chung cho cả hai người phụ nữ và các con cái, để họ
rút đơn. Nếu không rút đơn thì Tòa án hoãn xử để cho đương sự tiếp tục suy
nghĩ. Sau khi Tòa án đã làm mọi biện pháp nhưng đương sự vẫn không thông thì
Tòa án đưa ra xét xử và trong trường hợp đó không thỏa mãn được yêu cầu của
đương sự.
+ Trường
hợp người vợ trong Nam yêu cầu cải chính nội dung không chính xác của bản án đã
xử ly hôn vắng mặt họ để bảo vệ danh dự mà không yêu cầu chung sống với người
chồng tập kết vì người này đã lấy vợ khác rồi, thì Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương sau khi điều tra cần có văn bản xác nhận sự thật, cải
chính những điểm không chính xác của bản án ly hôn gửi về địa phương hoặc cơ
quan của đương sự mà không cần phải làm thủ tục hủy án.
2. Loại đã
lấy vợ khác mà không có bản án ly hôn với người vợ lấy trước ở trong Nam (Theo
thông tư số 10/NV ngày 27-7-1966 của Bộ nội vụ hoặc tự ý lấy vợ khác).
Do hoàn
cảnh đặc biệt của đất nước như đã nói ở phân trên nên đối với trường hợp người
tập kết tuy không có án ly hôn với người ở trong Nam nhưng họ đã công khai lấy
vợ hoặc lấy chồng khác, đã chung sống thực sự với nhau, được mọi người thừa
nhận, kể cả trường hợp có đăng ký hoặc không có đăng ký kết hôn, nếu có tranh
chấp thì cũng được giải quyết theo đường lối, phương châm, phương pháp và thủ
tục giống như loại có bản án ly hôn.
Chỉ có khác
là không có vấn đề hủy án đã xử cho ly hôn.
1. Về việc
điều tra lập hồ sơ, hoà giải, xét xử.
Các đương
sự có thể gửi đơn đến các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
ở nơi họ đang cư trú hoặc gửi đến các Toà án nhân dân trước đây đã giải quyết
việc người chồng tập kết xin ly hôn người vợ trong Nam.
Dù vụ án
được thụ lý và giải quyết ở nơi nào, việc điều tra, lập hồ sơ cũng cần được
tiến hành đầy đủ, chu đáo theo thu tục hiện hành, có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa
các Toà án nhân dân ở phía Bắc cũng như phía Nam, khi cần thiết.
Nếu có vụ
án cần di lý đến các Toà án nhân dân ở phía Nam hoặc khi có yêu cầu của các Toà
án nhân dân ở phía Bắc, việc cung cấp tài liệu cần đầy đủ để việc giải quyết
được dễ dàng thuận lợi, nếu trước đây có giải quyết việc chồng tập kết xin ly
hôn, thì phải gửi kèm theo cả hồ sơ và bản án.
Nói chung
sự có mặt trước Toà án nhân dân của các đương sự là cần thiết, nhưng vì xa xôi,
để tránh phiền hà cho họ, triệu tập họ để điều tra, lập hồ sơ, hoà giải và xét
xử cũng cần phải cân nhắc kỹ. Có thể uỷ thác cho các Toà án nhân dân nơi đương
sự đang cư trú lấy lời khai, thu thập các chứng cứ cần thiết là chính, giấy báo
đến phiên toà cần được gửi đến sớm để các đương sự đủ thời gian chuẩn bị. Khi
xử vắng mặt một bên đương sự, bản án cần được tống đạt cho bên đó để họ sử dụng
quyền kháng án, kháng cáo theo luật định. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật
bản sao bản án đó cần được gửi đến Toà án nhân dân nơi các đương sự đang cư trú
hoặc nơi sinh quán của họ để tiện việc theo dõi thi hành án.
Sự tham gia
của Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các loại án kiện này là cần
thiết. Nếu có mời mà Viện kiểm sát nhân dân không cử đại diện đến tham dự phiên
toà được thì đề nghị Viện kiểm sát nhân dân gửi cho bản kết luận về vụ án.
Trong những
trường hợp cần đề nghị Toà án nhân dân cấp trên xét xử theo trình tự phúc thẩm,
Toà án nhân dân thụ lý vụ án, cần gửi kèm theo hồ sơ một bản báo cáo cho biết
đầy đủ về tình hình vụ án và nói rõ ý kiến của mình về vụ án đó.
2. Vấn đề
tiêu hôn và ly hôn.
Vấn đề được
đặt ra là: Khi cần xử việc xin chấm dứt quan hệ vợ chồng giữa người tập kết và
người vợ mới lấy sau ở ngoài Bắc thì Toà án cần phân biệt như thế nào để xử cho
ly hôn hay tiêu hôn trong các loại việc nói ở điểm 1, 2 thông tư này.
Về nguyên
tắc, sau khi Luật Hôn nhân và gia đình được ban hành, người đang có vợ, có
chồng không được kết hôn với người khác. Nếu vi phạm họ phải chịu chế tài về
mặt dân sự và quan hệ hôn nhân bất hợp pháp phải bị tiêu huỷ.
Nhưng, như
đã phân tích ở phần phương hướng chung, việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình
của cán bộ, bộ đội đã có vợ, khi tập kết ra Bắc lấy vợ khác mang tính chất đặc
biệt. Khi vận dụng pháp luật phải linh hoạt cho phù hợp với nội dung đường lối
giải quyết các tranh chấp thuộc loại này. Vì vậy để xử chấm dứt quan hệ vợ
chồng giữa người tập kết và người vợ mới lấy sau thì biện pháp cần áp dụng nói
chung là xử ly hôn, biện pháp này phù hợp với yêu cầu hiện nay nhằm giải quyết
tốt tư tưởng của các đương sự, nhất là đối với người vợ đang gặp những khó khăn
về mặt tình cảm đồng thời đảm bảo quyền lợi của người vợ và con cái họ.
Tuy nhiên
đối với trường hợp cá biệt bếu sau khi điều tra, có bằng chứng rõ ràng là người
chồng tập kết đã có vợ ở trong Nam lại nói dối là chưa có vợ hoặc chỉ mới hứa
hôn, nay chính người vợ lấy sau này là người bị lừa dối yêu cầu xin tiêu hôn
thì mới áp dụng biện pháp tiêu hôn.
3. Về việc
giải quyết vấn đề con cái và tài sản.
Việc giải
quyết các vấn đề này sẽ căn cứ vào các điều quy định trong Luật Hôn nhân và gia
đình.
Về con cái:
Việc giao con cho ai nuôi giữ, việc góp phần vào phí tổn nuôi nấng và giáo dục
con cái vị thành niên, phải xuất phát từ quyền lợi về mọi mặt của đứa con và
căn cứ vào khả năng của mỗi bên cha hoặc mẹ.
Tuy nhiên,
trong trường hợp có đông con (có từ hai đứa trở lên và không còn bú) và đôi bên
cha mẹ ở cách xa nhau, người ở phía Nam người ở phía Bắc không thể mõi lúc đến
thăm nom con cái được, nếu họ yêu cầu giao cho mỗi bên nuôi giữ một số thì Tòa
án nên chấp nhận nhằm giải quyết tình cảm của cha mẹ đối với các con, cũng như
tình cảm của các con đối với cha mẹ. Nhưng đứa con còn bú nhất thiết phải giao
cho mẹ.
Trong
trường hợp có giải quyết khoản tiền góp vào việc nuôi dạy con, cần giúp đỡ hai
bên thoả thuận vè biện pháp đóng góp (qua Bưu điện, nhà Ngân hàng, đề nghị cơ
quan trích lương hàng tháng, hàng quý...) để trê ncơ sở đó mà quyết định cụ thể
trong bản án.
Đối với
trường hợp người cha hoặc người mẹ trốn tránh việc góp phần vào phí tổn nuôi
dậy con để người nuôi giữ con gặp nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy con, Toà
án phải tìm mọi biện pháp buộc họ phải làm đầy đủ nghĩa vụ với các con.
Về tài sản:
Nếu cần xử chia tài sản trong các trường hợp ly hôn, tiêu hôn trên đây. Cũng
như trong các vụ ly hôn trước đây chỉ mới xử ly hôn, còn gác lại vấn đề tài sản
để xét sau, thì trước khi xử chia, phải điều tra, xác minh đầy đủ về nguồn gốc,
về tình trạng tài sản còn nhiều hay ít, hiện ai giữ...để việc phân chia được
chính xác, thoả đáng.
Về đường
lối xử lý chỉ tính vào tài sản chung để chia những tài sản của người chồng và
người vợ nay phải ly hôn hay tiêu hôn mà không tính gộp cả tài sản của người vợ
kia để chia.
- Đối với
trường hợp trước khi ly hôn hay tiêu hôn người chồng hoặc người vợ tìm mọi cách
dấu hoặc phân tán tài sản thì cần giáo dục, giải thích cho họ đem những tài sản
đó ra để chia. Nếu họ không tự nguyện thì Toà án xử truy hoàn các tài sản đó để
đem chia.
Trong
trường hợp người chồng tập kết, sau ngày giải phóng khi trở về quê hương công
tác hoặc khi đi phép về thăm quê hương, có thủ đoạn mang theo một phần lớn hoặc
tát cả tiền nong, tài sản có với người vợ ngoài Bắc mà không cho vợ này biết rõ
địa chỉ, hay trong trường hợp ngược lại, người chồng trở ra Bắc có thủ đoạn
mang theo một phần lớn hoặc tất cả tiền nong, tài sản có với người vợ trong
Nam, làm cho người vợ ở ngoài Bắc hay người vợ ở trong Nam gặp nhiều khó khăn
gặp nhiều khó khăn trong đời sống thì khi thụ lý đơn kiện, Tòa án phải tìm đủ
mọi cách để buộc họ có nghĩa vụ với người vợ hoặc để xử chia tài sản khi cho ly
hôn hoặc tiêu hôn. Khi xử chia tài sản thì xử người chồng phải truy hoàn tài
sản đã mang theo để đem chia.
Trường hợp
có tính chất lừa lọc, lấy hết tài sản rồi lẩn tránh trách nhiệm với vợ con, gây
tác hại lớn đến đời sống của vợ con, và gây ảnh hưởng xấu về chính trị ở địa
phương Toà án nên trao đổi với Viện kiểm sát nhân dân để có thể khởi tố về hình
sự.
4. Về việc
cấp trích lục hoặc toàn sao bản án trước đây đã xử cho người chồng tập kết ly
hôn vợ ở trong Nam.
Hiện nay
chưa nên đặt vấn đề cho tống đạt bản án hoặc cấp trích lục án đã xét xử vắng
mặt một bên ở trong Nam, trước ngày 1-5-1975 nhưng nếu bên ở trong Nam yêu cầu
được cấp trích lục án để hợp pháp hoá việc đã kết hôn với người khác thì Tòa án
nhân dân nên thoả mãn yêu cầu đó.
5. Thông tư
này chỉ áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ, bộ đội đã có vợ hoặc có chồng
trong Nam, tập kết ra Bắc lấy vợ hoặc lấy chồng khác và chỉ đóng khung trong
thời gian từ sau ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ đến ngày Quốc Hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thống thất đất nước, Luật Hôn nhân và gia đình
về nguyên tắc được áp dụng chung trong cả nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét