|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược
Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Dược, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017,
được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
Nghị định số
88/2023/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Dược ngày
06 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị
định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược1.
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy
định về Chứng chỉ hành nghề dược; kinh doanh dược; xuất khẩu, nhập khẩu thuốc;
đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang; đánh giá cơ sở sản xuất thuốc tại
nước ngoài; thẩm quyền, hình thức, thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc, biện
pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi; hồ sơ, trình tự thủ tục và thẩm
quyền cấp giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc và biện pháp quản
lý giá thuốc.
2. Nghị định này áp
dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động
liên quan đến dược tại Việt Nam.
Trong Nghị định này các
từ, ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thông tin thuốc là
việc thu thập, cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc, bao gồm: chỉ
định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc và các
thông tin khác liên quan đến chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc do các cơ
sở có trách nhiệm thông tin thuốc thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của
cơ quan quản lý nhà nước về dược, tổ chức, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y,
dược hoặc của người sử dụng thuốc.
2.2
Hội thảo giới thiệu thuốc là buổi giới thiệu thuốc hoặc thảo luận chuyên đề
liên quan đến thuốc cho người hành nghề y, dược.
3. Bán thành phẩm thuốc
là sản phẩm đã qua một, một số hoặc tất cả các công đoạn chế biến, sản xuất,
trừ công đoạn đóng gói cuối cùng.
4. Giá nhập khẩu của
thuốc là trị giá hải quan của thuốc nhập khẩu được ghi trên tờ khai trị giá hải
quan tại cảng Việt Nam sau khi thông quan.
5. Giá thành toàn bộ
của thuốc sản xuất trong nước là các chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, công
cụ, dụng cụ, năng lượng trực tiếp cộng (+) chi phí nhân công trực tiếp cộng (+)
chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp cộng (+) chi phí sản xuất chung
cộng (+) chi phí tài chính (nếu có) cộng (+) chi phí bán hàng cộng (+) chi phí
quản lý trừ (-) chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có).
6. Giá bán buôn thuốc
là giá bán giữa các cơ sở kinh doanh dược với nhau hoặc giá bán của cơ sở kinh
doanh dược cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
7. Giá bán buôn thuốc
dự kiến là giá do cơ sở nhập khẩu thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt
gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) kê khai với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền.
8. Giá bán lẻ thuốc là
giá bán trực tiếp cho người mua thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
9. Thặng số bán lẻ là
trị giá tiền chênh lệch giữa giá thuốc bán ra và giá thuốc mua vào của cơ sở
bán lẻ thuốc.
10. Mức thặng số bán lẻ
là tỉ lệ phần trăm (%) giữa thặng số bán lẻ và giá thuốc mua vào của cơ sở bán
lẻ thuốc.
Mục
1. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP, CẤP LẠI, ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG VÀ THU HỒI CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ DƯỢC
Điều
3. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Hồ sơ đề nghị cấp
Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật Dược và
được quy định cụ thể như sau:
a)3
Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao có chứng
thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp,
phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có
thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều
18 của Nghị định này;
c)4
(được bãi bỏ)
d) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp thực hành tại nhiều
cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở
nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;
đ) Trường hợp đề nghị
cấp Chứng chỉ hành nghề dược với phạm vi hoạt động khác nhau và yêu cầu thời
gian thực hành, cơ sở thực hành chuyên môn khác nhau thì hồ sơ phải có Giấy xác
nhận thời gian thực hành chuyên môn và nội dung thực hành chuyên môn của một
hoặc một số cơ sở đáp ứng yêu cầu của mỗi phạm vi, vị trí hành nghề. Trường hợp
các phạm vi hoạt động chuyên môn có cùng yêu cầu về thời gian thực hành và cơ
sở thực hành chuyên môn thì không yêu cầu phải có Giấy xác nhận riêng đối với
từng phạm vi hoạt động chuyên môn;
e) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy xác nhận kết quả thi do cơ sở tổ chức thi quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định này cấp đối với trường hợp Chứng
chỉ hành nghề dược cấp theo hình thức thi;
g)5
(được bãi bỏ)
2. Đối với các giấy tờ
do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định. Các giấy tờ này phải có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo
quy định.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
4. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
1. Hồ sơ đề nghị cấp
lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Dược
và được quy định cụ thể như sau:
a)6
Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b)7
(được bãi bỏ)
2. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
5. Quy định chi tiết về hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề
dược
1. Hồ sơ đề nghị điều
chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo quy định tại Điều 26 của
Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
a)8
Đơn đề nghị điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược thực hiện theo Mẫu số
05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Đối với trường hợp
thay đổi thông tin cá nhân của người hành nghề dược phải có giấy tờ chứng minh
liên quan đến nội dung thay đổi, gồm một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân
dân, hộ chiếu, hộ khẩu, thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ xác nhận liên
quan đến nội dung thay đổi do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp
luật;
c) Đối với trường hợp
thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, yêu cầu các giấy tờ chứng minh nội dung
thay đổi sau: Văn bằng chuyên môn tương ứng và giấy xác nhận thời gian thực
hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
2. Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực các giấy tờ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
3. Đối với các giấy tờ
quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
cấp, phải là bản được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Các giấy tờ này phải
có bản dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định.
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
6. Quy định chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ
hành nghề dược
1. Người đề nghị cấp,
cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc
gửi qua đường bưu điện về:
a) Bộ Y tế đối với
trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
theo hình thức thi;
b) Sở Y tế đối với
trường hợp đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
theo hình thức xét hồ sơ.
2. Sau khi nhận hồ sơ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung
Chứng chỉ hành nghề dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ
hành nghề dược có trách nhiệm:
a)9
Cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu
tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản
trả lời và nêu rõ lý do;
b) Cấp Chứng chỉ hành
nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận
hồ sơ đối với trường hợp Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại khoản
3 Điều 28 của Luật Dược; trường hợp không cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải có
văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c)10 Cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ
hành nghề dược trong thời hạn 05 ngày làm việc , kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ; trường hợp không cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề
dược phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo nội
dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung gửi cho người đề nghị trong thời hạn sau:
a) 10 ngày, kể từ ngày
ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề
dược;
b) 05 ngày làm việc, kể
từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với hồ sơ đề nghị cấp lại, điều
chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược.
5. Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận
hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông
báo cho người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề
dược theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ
sung, người đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược
phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, người đề nghị
không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ
bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề
dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của
đơn vị các thông tin sau:
a) Họ, tên, ngày tháng
năm sinh của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Số Chứng chỉ hành
nghề dược;
c) Phạm vi hoạt động
chuyên môn.
8. Chứng chỉ hành nghề
dược được lập thành 02 (hai) bản: 01 (một) bản cấp cho cá nhân đề nghị cấp, cấp
lại, điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp
Chứng chỉ hành nghề dược.
9. Khi nhận Chứng chỉ
hành nghề dược được cấp lại, được điều chỉnh nội dung thì người đề nghị cấp
Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp lại Chứng chỉ hành nghề dược đã được cấp.
Trường hợp bị mất Chứng
chỉ hành nghề dược, người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược phải nộp Đơn đề
nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định này.
10. Mẫu Chứng chỉ hành
nghề dược:
a) Chứng chỉ hành nghề
dược cấp theo hình thức xét hồ sơ được cấp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này;
b) Chứng chỉ hành nghề
dược cấp theo hình thức thi được cấp theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định này.
11. Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
12. Trường hợp Chứng
chỉ hành nghề dược được cấp lại theo quy định tại khoản 8 Điều 24 của Luật
Dược, người đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược không phải nộp phí.
Điều
7. Thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược
1. Thu hồi Chứng chỉ
hành nghề dược đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8,
9, 10 và 11 Điều 28 của Luật Dược:
Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra trong đó có kiến
nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược hoặc khi phát hiện các trường hợp quy
định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 28 của Luật Dược, cơ quan
cấp Chứng chỉ hành nghề dược thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược thuộc thẩm quyền
quản lý; trường hợp không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn bản trả
lời cho cơ quan kiến nghị thu hồi và nêu rõ lý do.
2. Thu hồi Chứng chỉ
hành nghề dược đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều 28 của Luật
Dược:
Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ thời điểm phát hiện Chứng chỉ hành nghề dược bị ghi sai hoặc
nhận được đề nghị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược hoặc kiến nghị về việc Chứng
chỉ hành nghề dược ghi sai của người có Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan cấp
Chứng chỉ hành nghề dược thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược thuộc thẩm quyền quản
lý; trường hợp không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược phải có văn trả lời cho
tổ chức hoặc cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do.
3. Trách nhiệm của cơ
quan cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược:
a) Ban hành quyết định
thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược;
b) Đăng tải quyết định
thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và gửi
quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược đến Bộ Y tế và các Sở Y tế khác
trên phạm vi toàn quốc;
c) Cập nhật thông tin
thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị;
d) Trong thời hạn 05
(năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Chứng chỉ hành
nghề dược của cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề dược, Bộ Y tế và các Sở Y tế có
trách nhiệm đăng tải quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược trên Cổng thông
tin điện tử của đơn vị.
Mục
2. ĐÀO TẠO CẬP NHẬT KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC
Điều
8. Cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược11
1. Cơ sở đào tạo, cập
nhật kiến thức chuyên môn về dược phải là một trong các tổ chức sau: Cơ sở giáo
dục nghề nghiệp có đào tạo chuyên ngành y, dược; cơ sở giáo dục có đào tạo mã
ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; viện nghiên cứu có chức năng đào tạo
chuyên ngành y, dược; cơ sở có chức năng đào tạo nhân lực y tế; các hội nghề
nghiệp về dược;
2. Cơ sở đào tạo cập
nhật kiến thức chuyên môn về dược phải xây dựng chương trình đào tạo bao gồm
các nội dung chính sau đây:
a) Nội dung đào tạo bao
gồm:
- Kiến thức chuyên
ngành;
- Pháp luật và quản lý
chuyên môn về dược;
b) Thời gian đào tạo,
cập nhật kiến thức chuyên môn về dược: tối thiểu 08 giờ.
Điều
14. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược
1.17 (được bãi bỏ)
2. Đánh giá và cấp giấy
xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược
theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3.18 (được bãi bỏ)
4.19 (được bãi bỏ)
Điều
15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý về dược
1. Bộ Y tế có trách
nhiệm:
a)20 Kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo,
cập nhật kiến thức chuyên môn về dược quy định tại Điều 8 của Nghị
định này;
b) Yêu cầu các Sở Y tế
báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức
chuyên môn về dược.
2. Sở Y tế có trách
nhiệm:
a)21 Kiểm tra, giám sát và phối hợp với các
cơ sở đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trên địa bàn quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong việc tổ chức đào tạo, cập nhật
kiến thức chuyên môn về dược;
b) Cập nhật trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị danh sách người đã hoàn thành chương trình đào
tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn;
c) Công bố trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị về tình trạng hoạt động của cơ sở đào tạo, cập
nhật kiến thức chuyên môn về dược trên địa bàn.
Điều
16. Chi phí đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về dược
Người tham gia đào tạo,
cập nhật kiến thức chuyên môn về dược phải chi trả chi phí cho việc đào tạo,
cập nhật kiến thức chuyên môn về dược theo quy định của pháp luật.
Mục
3. XÁC ĐỊNH VĂN BẰNG CHUYÊN MÔN, CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐỂ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH
NGHỀ DƯỢC
Điều
17. Các văn bằng chuyên môn và chức danh nghề nghiệp được cấp Chứng chỉ hành
nghề dược
1. Bằng tốt nghiệp đại
học ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược do các cơ sở giáo
dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ”, “Dược sĩ đại học” hoặc “Dược sĩ
cao cấp”.
2. Bằng tốt nghiệp đại
học ngành y đa khoa là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành y đa khoa do các
cơ sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Bác sĩ” hoặc “Bác sĩ đa khoa”.
3. Bằng tốt nghiệp đại
học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp
trình độ đại học ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo
dục trong nước cấp.
4. Bằng tốt nghiệp đại
học ngành sinh học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành sinh học do các cơ
sở giáo dục trong nước cấp.
5. Bằng tốt nghiệp đại
học ngành hóa học là bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành hóa học do các cơ
sở giáo dục trong nước cấp.
6. Bằng tốt nghiệp cao
đẳng ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành dược do các cơ sở
giáo dục trong nước cấp.
7. Bằng tốt nghiệp
trung cấp ngành dược là bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp ngành dược do các cơ
sở giáo dục trong nước cấp có ghi chức danh “Dược sĩ trung cấp” hoặc “Dược sĩ
trung học”.
8. Bằng tốt nghiệp cao
đẳng, trung cấp ngành y là bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp ngành y
do các cơ sở giáo dục trong nước cấp.
9. Bằng tốt nghiệp
trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền là bằng tốt nghiệp trình độ trung
cấp ngành y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền do các cơ sở giáo dục trong nước
cấp.
10. Văn bằng, chứng chỉ
sơ cấp dược là chứng nhận hoặc chứng chỉ do các cơ sở giáo dục trong nước cấp
ghi rõ chức danh “Dược tá” hoặc “Sơ cấp dược”.
Điều
18. Xác định phạm vi hành nghề đối với các văn bằng và chức danh nghề nghiệp
chưa được xác định
1. Đối với các văn
bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo trong nước cấp mà chức danh nghề nghiệp ghi
trên văn bằng đó không thuộc các trường hợp theo quy định tại các khoản
1, 2, 7 và 10 Điều 17 của Nghị định này thì việc xác định phạm vi hành nghề
do cơ quan có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề dược xem xét quyết định trên
cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
2. Đối với các văn
bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy
định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc xác định phạm vi hành nghề đối
với các văn bằng, chứng chỉ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp được thực hiện theo
quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục
4. THỰC HÀNH CHUYÊN MÔN VỀ DƯỢC
Điều
19. Cơ sở thực hành chuyên môn
1. Cơ sở thực hành
chuyên môn là các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Dược, gồm: Cơ sở
kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở đào tạo
chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước
ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở
dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề.
2. Cơ sở thực hành
chuyên môn phù hợp là cơ sở thực hành chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này
có hoạt động phù hợp với nội dung thực hành chuyên môn của người thực hành quy
định tại Điều 20 của Nghị định này.
3. Cơ sở thực hành
chuyên môn xác nhận thời gian thực hành chuyên môn cho người thực hành chuyên
môn tại cơ sở theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và
chịu trách nhiệm về các nội dung xác nhận.
4.22 (được bãi bỏ)
Điều
20. Nội dung thực hành chuyên môn
1. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc, dược chất, tá dược, vỏ
nang:
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc, trừ trường hợp quy định tại
các điểm c và d khoản này, phải thực hành một trong các nội dung thực hành
chuyên môn sau: Sản xuất thuốc, kiểm nghiệm thuốc, nghiên cứu phát triển sản
phẩm thuốc, quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất,
tá dược, vỏ nang phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn
sau: Sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc; nghiên cứu phát triển sản phẩm thuốc, nguyên
liệu làm thuốc; sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất hóa chất; quản lý dược
tại cơ quan quản lý về dược;
c) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu
sản xuất vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành
chuyên môn sau: Sản xuất vắc xin, sinh phẩm, kiểm định vắc xin, sinh phẩm,
nghiên cứu phát triển sản phẩm vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan
quản lý về dược;
d) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền phải thực hành một
trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, chế biến thuốc cổ
truyền, kiểm nghiệm thuốc cổ truyền, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu phát triển
sản phẩm thuốc cổ truyền, quản lý về dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan
quản lý về dược.
2. Đối với vị trí phụ
trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, dược chất, tá dược, vỏ
nang:
a) Người phụ trách về
bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản
này phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất,
kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại cơ sở sản
xuất thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc;
b) Người phụ trách về
bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá
dược, vỏ nang phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:
Sản xuất, kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu, phát triển sản phẩm tại
cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc cơ sở kiểm nghiệm thuốc;
c) Người phụ trách về
bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm và nguyên liệu sản
xuất vắc xin, sinh phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên
môn sau: Sản xuất, kiểm nghiệm, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu, phát triển sản
phẩm tại cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế.
3. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ
sở sản xuất dược liệu
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản
xuất dược liệu phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:
Sản xuất, bào chế, chế biến thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, kiểm
nghiệm thuốc, bảo đảm chất lượng trong quá trình sản xuất, nguyên liệu làm
thuốc, bào chế, chế biến thuốc cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền
tại cơ quan quản lý về dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh
doanh, hợp tác xã sản xuất dược liệu phải thực hành một trong các nội dung thực
hành chuyên môn sau: Sản xuất nguyên liệu làm thuốc, kiểm nghiệm thuốc; bảo đảm
chất lượng trong quá trình sản xuất, nghiên cứu về dược liệu, y học cổ truyền;
bào chế, chế biến thuốc cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ
quan quản lý về dược.
4. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc trừ trường hợp quy định tại điểm
c và d khoản này phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn
sau: Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về
dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc phải thực
hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất nguyên liệu làm
thuốc, sản xuất hóa chất, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nghiên cứu về
công nghệ hóa, công nghệ dược; bán buôn thuốc, xuất nhập khẩu thuốc; bảo quản
thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan
quản lý về dược;
c) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải thực hành
một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất, bán buôn, bảo quản,
kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm; nghiên cứu về vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược
tại cơ quan quản lý về dược;
d) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc
cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán
buôn thuốc, dược liệu; dịch vụ bảo quản thuốc, dược liệu sản xuất thuốc, sản xuất
dược liệu, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, y học cổ truyền; nghiên
cứu về dược liệu, y học cổ truyền; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ
quan quản lý về dược.
5. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc trừ trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản này phải thực hành một
trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn thuốc; xuất nhập khẩu
thuốc; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thực hành tốt
bảo quản thuốc; quản lý dược liên quan đến lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu, bán
buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm phải
thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Sản xuất; bán buôn;
kinh doanh dịch vụ bảo quản; kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm; nghiên cứu về vắc
xin, sinh phẩm; quản lý về vắc xin, sinh phẩm; sử dụng vắc xin, sinh phẩm; quản
lý dược tại cơ quan quản lý về dược;
c) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu, thuốc dược
liệu, thuốc cổ truyền phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên
môn sau: Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc; sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu
làm thuốc, thuốc cổ truyền; nghiên cứu về dược liệu, y học cổ truyền; quản lý
dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.
6. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã phải
thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ
thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám
chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu
dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về
dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật
Dược phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn liên quan đến
sản xuất, nghiên cứu, kinh doanh, khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền
hoặc quản lý về dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.
7. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc,
nguyên liệu làm thuốc
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên
liệu làm thuốc trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này phải thực hành một
trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm
thuốc; nghiên cứu liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm, phân tích thuốc, nguyên
liệu làm thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh
phẩm phải thực hành chuyên môn một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:
Kiểm nghiệm thuốc, kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc; kiểm định vắc xin, sinh
phẩm; nghiên cứu liên quan đến sản xuất, kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm; bảo
quản thuốc có phạm vi là vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý
về dược.
8. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm
sàng, thử tương đương sinh học của thuốc phải thực hành một trong các nội dung
thực hành chuyên môn sau: Thử tương đương sinh học của thuốc; thử thuốc trên
lâm sàng; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược lý, dược
lâm sàng; quản lý dược hoặc y dược cổ truyền tại cơ quan quản lý về dược.
9. Đối với vị trí phụ
trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Người phụ trách công
tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hành một trong các
nội dung thực hành chuyên môn sau: Thử tương đương sinh học của thuốc; thử
thuốc trên lâm sàng; nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng; cảnh giác dược tại trung
tâm thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc;
b) Người phụ trách công
tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền phải thực
hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Thử thuốc trên lâm sàng;
nghiên cứu dược lý, dược lâm sàng; cảnh giác dược tại trung tâm thông tin thuốc
và theo dõi phản ứng có hại của thuốc cổ truyền.
10. Đối với vị trí chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên
môn sau: Bảo quản thuốc; quản lý dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan quản
lý về dược;
b) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh
phẩm phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bảo quản
thuốc có phạm vi là vắc xin, sinh phẩm; sản xuất vắc xin, sinh phẩm; kiểm định
vắc xin, sinh phẩm; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.
Điều
21. Thời gian thực hành chuyên môn đối với người có trình độ chuyên khoa sau
đại học
1. Người có trình độ
chuyên khoa sau đại học là người có một trong các bằng sau:
a) Thạc sỹ dược, y, y
học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là thạc sỹ);
b) Tiến sỹ dược, y, y
học cổ truyền, hóa học, sinh học (sau đây gọi tắt là tiến sỹ);
c) Chuyên khoa I hoặc
chuyên khoa II theo hệ đào tạo chuyên khoa sau đại học theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
2.23 Thời gian thực hành chuyên môn tại cơ
sở dược phù hợp quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều
20, Điều 21 và Điều 22 Luật Dược được giảm:
a) ¾ thời gian đối với
người có bằng tiến sỹ hoặc chuyên khoa II về lĩnh vực liên quan đến nội dung
chuyên môn thực hành;
b) ½ thời gian đối với
người có bằng thạc sỹ hoặc chuyên khoa I về lĩnh vực liên quan đến nội dung
chuyên môn thực hành.
Mục
5. THI ĐỂ XÉT CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ DƯỢC
Điều
22. Hình thức, nội dung, chương trình thi
1. Hình thức thi: Thi
tập trung tại cơ sở tổ chức thi hoặc thi trực tuyến.
2. Nội dung thi gồm:
a) Kiến thức chung cho
người hành nghề dược;
b) Kiến thức chuyên
ngành phù hợp với vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy
định tại Điều 11 của Luật Dược.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định chi tiết quy chế, nội dung thi, ngân hàng câu hỏi thi, thang điểm đạt
để cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Điều
23. Yêu cầu đối với cơ sở tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Phải là một trong
các cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành dược, chuyên ngành y dược cổ truyền.
2.24 (được bãi bỏ)
Điều
28. Tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1.29 (được bãi bỏ)
2. Sau thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày có kết quả thi, cơ sở tổ chức thi trả Giấy xác nhận kết
quả thi cho người dự thi theo Mẫu số 18 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này và thông báo danh sách người thi đạt kết quả xét cấp Chứng chỉ hành
nghề dược về Bộ Y tế.
3.30 Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ định cơ sở
đủ điều kiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này tổ
chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược trong trường hợp không có cơ sở nào
tổ chức thi xét cấp Chứng chỉ hành nghề dược.
Người được cấp Chứng
chỉ hành nghề dược theo hình thức thi được ưu tiên trong tuyển dụng và sử dụng
trong các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, bao gồm:
1. Được ưu tiên trong
xét tuyển nếu kết quả thi đạt loại giỏi và có bằng tốt nghiệp hệ đại học hoặc
sau đại học loại giỏi.
2. Miễn thời gian tập
sự sau khi tuyển dụng.
3. Ưu tiên trong việc
xem xét cử đi học tập, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn trong
nước, nước ngoài.
Người dự thi để xét cấp
Chứng chỉ hành nghề dược phải trả chi phí cho việc thi xét cấp Chứng chỉ hành
nghề dược theo quy định của pháp luật.
Mục
1. GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DƯỢC
Điều
31. Điều kiện kinh doanh thuốc cổ truyền
1. Cơ sở sản xuất thuốc
cổ truyền lưu hành toàn quốc phải đáp ứng quy định tại các điểm a, c và d khoản
2 Điều 69 của Luật Dược.
2. Cơ sở nhập khẩu
thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản,
phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ
thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với thuốc cổ truyền.
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
cổ truyền theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Dược.
3. Cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo quản thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang
thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài
liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc đối
với thuốc cổ truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất
khẩu, nhập khẩu thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật
Dược.
4. Cơ sở bán buôn thuốc
cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương
tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và
nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người
chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền theo quy
định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Dược.
5. Điều kiện của cơ sở
chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:
a) Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật Dược;
b)31 Có địa điểm cố định, riêng biệt; được
xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao
ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm;
c)32 Phải có khu vực bảo quản và trang
thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.
Dược liệu độc phải được
bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo
quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải để riêng và ghi rõ
“dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn.
Cơ sở chuyên bán lẻ
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu thì chỉ cần có
khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc để
bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền;
d) Dụng cụ, bao bì tiếp
xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu phải bảo đảm
không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu;
đ) Có sổ sách ghi chép
hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất nhập, truy xuất
nguồn gốc;
e) Người bán lẻ dược
liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng quy định
tại các điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật Dược.
Đối với dược liệu độc,
thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực tiếp bán lẻ và tư
vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ;
g) Trường hợp cơ sở bán
lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của pháp luật thì các mặt
hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và không gây ảnh hưởng đến
dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp
lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thực hiện theo quy
định tại Điều 38 của Luật Dược và được quy định cụ thể như sau:
1. Đơn đề nghị cấp, cấp
lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo Mẫu số 19, 20
và 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Tài liệu kỹ thuật
quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 38 của Luật Dược bao gồm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận thực hành tốt
tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật sau:
a)33 Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên
liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm,
kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị,
máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài
liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt sản xuất
thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Trường hợp cơ sở đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi sản xuất thuốc,
nguyên liệu làm thuốc có bán, giao thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản
xuất cho cơ sở bán buôn, bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm
tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối
thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ trường hợp giao hàng tại kho của cơ sở sản
xuất đó.
b) Đối với cơ sở nhập
khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu
về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị bảo
quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn
kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu
làm thuốc34.
c) Đối với cơ sở bán
buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ
thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên
tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Đối với cơ sở bán lẻ
thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài
liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ
thuốc.
Đối với cơ sở chuyên
bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc
đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31 của Nghị định này theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm,
phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ trợ, trang thiết
bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu
chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm
đối với kiểm tra chất lượng thuốc;
e) Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng: Tài liệu về địa điểm, phòng thử nghiệm
lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ thống quản lý chất
lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt
thử thuốc trên lâm sàng;
g) Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc: Tài liệu về địa điểm, phòng
thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân
tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho
việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu
chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm
đối với giai đoạn phân tích dịch sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm
sàng đối với giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng.
Trường hợp cơ sở kinh
doanh dịch vụ thử tương đương sinh học ký hợp đồng hoặc liên kết với cơ sở thử
thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng để thực hiện
giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học của thuốc thì
tài liệu kỹ thuật không yêu cầu phải có các tài liệu về tài liệu và địa điểm,
phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong
phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục
vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài
liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt thử thuốc
trên lâm sàng.
3.35 (được bãi bỏ)
Điều
33. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Cơ sở đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua
đường bưu điện về:
a) Bộ Y tế đối với
trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một
trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 2 Điều 32
của Luật Dược;
b) Sở Y tế nơi cơ sở đó
đặt địa điểm kinh doanh36 đối
với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều 32 của Luật
Dược;
2. Sau khi nhận hồ sơ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số
01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3.37 Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
a)38 Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ
đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh
giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức
đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược;
b) Tổ chức đánh giá
thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
4.39 Khi có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đối
với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, trong thời hạn 07ngày làm
việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn
bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa
đổi, bổ sung.
Trường hợp có yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị,
trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
5. Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận
hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông
báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Sau khi đánh giá
thực tế cơ sở, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có
trách nhiệm:
a) Cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn
thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa
chữa;
b) Ban hành văn bản
thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu
cầu, khắc phục, sửa chữa.
7. Trong thời hạn 20
ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn
thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
hoặc trả lời lý do chưa cấp.
8. Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ
sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
9. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị
các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ cơ sở
được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Họ tên người chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Số Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
10. Các trường hợp cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều
36 của Luật Dược, cơ sở phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược đã được cấp trước đó, trừ trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược.
11. Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược được lập thành 02 bản theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này: 01 bản cấp cho cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược.
12. Trường hợp cơ sở đã
được đánh giá đáp ứng Thực hành tốt, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược cấp Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt nếu cơ sở đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt.
Điều
34. Trình tự cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Cơ sở đề nghị cấp
lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
a) Bộ Y tế đối với
trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản
2 Điều 32 của Luật Dược;
b) Sở Y tế nơi cơ sở đó
đặt địa điểm kinh doanh40 đối
với trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2
Điều 32 của Luật Dược;
2. Sau khi nhận hồ sơ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số
01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược có trách nhiệm:
a)41 Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 36
của Luật Dược;
b) Cấp lại, điều chỉnh
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 07 ngày làm việc kể
từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản
2 Điều 36 của Luật Dược.
4. Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo
cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
5. Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ
sung Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông
báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp lại, điều chỉnh Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ
sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện
tử của đơn vị các thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ cơ sở
được cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Họ tên người chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;
c) Số Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
8. Khi nhận Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới, cơ sở phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược đã được cấp trước đó, trừ trường hợp bị mất Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
9. Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược được lập thành 02 bản theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này: 01 (một) bản cấp cho cơ sở đề nghị cấp lại, điều
chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp
lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Điều
35. Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, kiểm tra trong đó có
kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc khi phát hiện
các trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Dược, cơ quan cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường hợp không thu hồi phải có văn bản
trả lời cho cơ quan kiến nghị thu hồi và nêu rõ lý do;
2. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược, cơ quan ban hành quyết định thu hồi có trách nhiệm:
a) Đăng tải quyết định
thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên Cổng thông tin điện
tử của đơn vị và gửi quyết định này đến Bộ Y tế và các Sở Y tế khác trên phạm
vi toàn quốc;
b) Cập nhật thông tin
thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên Cổng thông tin điện
tử của đơn vị.
3. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược, Bộ Y tế và các Sở Y tế có trách nhiệm đăng tải quyết định
này trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Mục
2. ĐỊA BÀN, PHẠM VI KINH DOANH CỦA CƠ SỞ BÁN LẺ LÀ QUẦY THUỐC, TỦ THUỐC
Điều
36. Địa bàn mở quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã
1. Địa bàn mở quầy
thuốc:
a) Xã, thị trấn;
b) Các địa bàn mới được
chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc
phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động
không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;
c) Các quầy thuốc không
thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép
hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời
hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này
có hiệu lực.
2. Địa bàn mở tủ thuốc:
a) Trạm y tế xã;
b) Trạm y tế của thị
trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều
37. Phạm vi kinh doanh của quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã
1. Phạm vi kinh doanh
của quầy thuốc thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 của Luật
Dược.
2. Phạm vi kinh doanh
của tủ thuốc trạm y tế xã thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 49
của Luật Dược.
Mục
3. TỔ CHỨC BÁN LẺ THUỐC LƯU ĐỘNG
Điều
38. Điều kiện bán lẻ thuốc lưu động
1. Cơ sở tổ chức bán lẻ
thuốc lưu động bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất
thuốc;
b) Cơ sở bán buôn
thuốc;
c) Cơ sở bán lẻ thuốc;
d) Cơ sở y tế thuộc lực
lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn.
2. Người bán lẻ thuốc
lưu động phải là nhân viên của cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này và có một
trong các văn bằng chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản
1 Điều 13 của Luật Dược.
3. Thuốc bán lẻ lưu
động phải còn hạn dùng tối thiểu 06 tháng và được bảo quản bằng các phương
tiện, thiết bị bảo đảm vệ sinh, tránh tiếp xúc với mưa, nắng.
4. Tại nơi bán lẻ thuốc
lưu động phải có biển hiệu ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc
lưu động, họ tên người bán, địa bàn hoạt động.
5.42 (được bãi bỏ)
Điều
39. Danh mục và địa bàn bán lẻ thuốc lưu động
1. Danh mục thuốc bán
lẻ lưu động gồm các thuốc đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thuộc danh mục thuốc
không kê đơn;
b) Thuốc chỉ yêu cầu
bảo quản ở điều kiện bình thường;
c) Đáp ứng nhu cầu sử
dụng thông thường của người dân địa phương.
2. Căn cứ các tiêu chí
quy định tại khoản 1 Điều này, Giám đốc Sở Y tế công bố danh mục, địa bàn được
bán lẻ thuốc lưu động trên địa bàn.
Điều
40. Thủ tục thông báo hoạt động bán lẻ thuốc lưu động
1. Trước khi tổ chức
bán lẻ thuốc lưu động, cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động có trách nhiệm phải
thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này đến Sở Y tế tại địa phương nơi dự kiến có hoạt động bán lẻ thuốc lưu động.
2.43 (được bãi bỏ)
3.44 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được thông báo của cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động, Sở Y tế có
trách nhiệm công bố thông tin cơ sở tổ chức bán lẻ thuốc lưu động trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị và thông báo cho Phòng Y tế huyện để giám sát,
kiểm tra.
1. Ban hành danh mục
chất phóng xạ sử dụng trong ngành y tế tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Công bố danh mục
thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh
vực45:
a) Các bộ, cơ quan
ngang bộ có trách nhiệm gửi đến Bộ Y tế danh mục các chất cấm sử dụng trong
ngành, lĩnh vực được phân công quản lý khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục;
b)46 Sau khi nhận được danh mục chất bị cấm
sử dụng của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bộ Y tế công bố danh mục thuốc, dược chất
thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực trên cổng thông
tin điện tử của Bộ Y tế.
Điều
42. Điều kiện kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Cơ sở kinh doanh
thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đủ điều kiện quy
định tại Điều 33 của Luật Dược phù hợp với điều kiện của từng cơ sở kinh doanh;
b) Đáp ứng các quy định
cụ thể về các biện pháp an ninh quy định tại các Điều 43, 44, 45,
46, 47 và 48 của Nghị định này.
c) Trường hợp kinh
doanh thuốc phóng xạ, ngoài đáp ứng quy định tại các điểm a và b khoản này, còn
phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2.47 Trường hợp trên địa bàn không có cơ sở
kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, Sở Y tế có trách nhiệm chỉ định cơ sở
bán buôn hoặc cơ sở bán lẻ thực hiện việc kinh doanh hoặc khoa dược của cơ sở
khám bệnh,chữa bệnh nhượng lại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để bảo đảm đủ
thuốc cho người bệnh.
3. Bộ Y tế, Sở Y tế
định kỳ 03 năm 01 lần hoặc đột xuất tiến hành kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng
các yêu cầu về biện pháp an ninh quy định tại Mục 4 Chương III Nghị định này
của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên.
Điều
43. Quy định về cơ sở vật chất của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc
biệt
1. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc
là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:
a) Có kho riêng hoặc
khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên
liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng
làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải 48
có cửa, có khoá chắc chắn;
b) Có hệ thống camera
theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc;
c) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d)49 (được bãi bỏ)
2. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:
a) Có kho riêng hoặc
khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc để bảo quản nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất
hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải 50 có cửa, có khoá chắc chắn;
b) Có khu vực riêng để
bảo quản thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp
có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất;
c) Có hệ thống camera
theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc;
d) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
đ)51 (được bãi bỏ)
3. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc phóng xạ:
a) Có kho riêng hoặc
khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc để bảo quản thuốc phóng xạ;
b)52 (được bãi bỏ)
c)53 (được bãi bỏ)
d) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Có hệ thống camera
trong khu vực sản xuất, bảo quản thuốc.
4. Đối với cơ sở xuất
khẩu, nhập khẩu, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện,
dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:
a)54 Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp
ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc để bảo quản
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc. Kho hoặc
khu vực này phải có cửa, có khóa chắc chắn;
b) Có hệ thống camera
trong kho bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc;
c) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d)55 (được bãi bỏ)
5. Đối với cơ sở xuất
khẩu, nhập khẩu, cơ sở bán buôn, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc dạng
phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:
a) Có kho riêng hoặc
khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc để bảo quản thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng
phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất.
Kho phải 56 có cửa, có khoá chắc
chắn; Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế.
c)57 (được bãi bỏ)
6.58 Đối với cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu,
bán buôn thuốc phóng xạ phải có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
7. Đối với cơ sở bán
buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
a) Có kho riêng hoặc
khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc để bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất. Kho phải
59 có cửa, có khoá chắc chắn;
b) Có hệ thống camera
tại khu vực bảo quản thuốc;
c) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d)60 (được bãi bỏ)
8. Đối với cơ sở bán lẻ
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
a)61 Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần,
thuốc tiền chất phải bảo quản trong tủ riêng hoặc ngăn riêng có khóa chắc chắn;
b) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
9. Đối với cơ sở bán lẻ
thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải thực hiện việc
theo dõi bằng hệ thống phần mềm hoặc hồ sơ, sổ sách theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
10. Đối với cơ sở bán
lẻ thuốc phóng xạ:
a) Có khu vực riêng để
bảo quản thuốc phóng xạ;
b)62 (được bãi bỏ)
c) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
d)63 (được bãi bỏ)
11. Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh
học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, kinh doanh dịch vụ bảo quản
thuốc phóng xạ:
a) Có kho riêng hoặc
khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc để bảo quản thuốc phóng xạ; Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ
sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; Có hệ thống camera đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo quản thuốc phóng xạ
b)64 (được bãi bỏ)
c)65 (được bãi bỏ)
d) Có hệ thống quản lý,
theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Có hệ thống camera
đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc phóng xạ.
12.66 Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử
thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc,
kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc phải kiểm soát đặc biệt trừ các trường hợp
quy định tại khoản 11 Điều này phải bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất
hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây
nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp
có chứa tiền chất trong khu vực riêng có khóa chắc chắn hoặc tủ riêng, ngăn
riêng có khóa chắc chắn.
13. Đối với cơ sở kinh
doanh thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong danh mục
thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh
vực phải thực hiện việc theo dõi bằng hệ thống phần mềm hoặc hồ sơ, sổ sách
quản lý toàn bộ quá trình xuất, nhập, tồn kho theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y
tế.
Điều
44. Quy định về nhân sự của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc
là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc:
a) Thủ kho bảo quản
thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện phải là người
có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên
môn ít nhất 12 tháng67 tại cơ
sở kinh doanh dược;
b) Thủ kho bảo quản
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng
thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành
dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng68 tại cơ sở kinh doanh dược.
c)69 (được bãi bỏ)
2. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:
a) Thủ kho bảo quản
nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện phải là người có bằng tốt ghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian
thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng70
tại cơ sở kinh doanh dược;
b) Thủ kho bảo quản nguyên
liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người
có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên, có ít nhất 12 tháng71 thực hành chuyên môn tại cơ sở kinh
doanh dược.
c)72 (được bãi bỏ)
3. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc phóng xạ:
a) Thủ kho bảo quản
thuốc phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dược trở lên hoặc cử nhân hoá phóng xạ,
cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở lên.
b)73 (được bãi bỏ)
c) Người chịu trách
nhiệm giám sát quá trình nghiên cứu, sản xuất, phân tích, kiểm nghiệm phải là
cử nhân hoá phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân
hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên.
4. Đối với cơ sở xuất
khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên
liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng
làm thuốc:
a) Thủ kho bảo quản
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là
người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên
môn ít nhất 12 tháng74 tại cơ
sở kinh doanh dược.
b)75 (được bãi bỏ)
5.76 (được bãi bỏ)
6. Đối với cơ sở bán
buôn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
a) Thủ kho bảo quản
thuốc gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên,
có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng77 tại cơ sở kinh doanh dược;
b) Thủ kho bảo quản
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp
ngành dược trở lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng78 tại cơ sở kinh doanh dược.
c)79 (được bãi bỏ)
7.80 (được bãi bỏ)
8. Đối với cơ sở bán lẻ
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất:
a) Người chịu trách
nhiệm bán lẻ thuốc gây nghiện phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành
dược trở lên;
b) Người chịu trách
nhiệm bán lẻ thuốc hướng thần, thuốc tiền chất phải là người có bằng tốt nghiệp
trung cấp ngành dược trở lên.
9.81 Đối với cơ sở bán lẻ thuốc phóng xạ:
Người chịu trách nhiệm bán lẻ phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành
dược trở lên.
10. Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất,
nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc: Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc phải là người có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở
lên, có thời gian thực hành chuyên môn ít nhất 12 tháng82 tại cơ sở kinh doanh dược.
11. Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh
học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất
hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc: Người theo dõi, quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây
nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải là người có bằng
tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.
12. Đối với cơ sở kinh
doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh
học của thuốc, kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, kinh doanh dịch vụ bảo quản
thuốc phóng xạ:
a) Thủ kho bảo quản
thuốc phải có bằng tốt nghiệp trung cấp dược trở lên hoặc cử nhân hoá phóng xạ,
cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở lên; Người chịu trách
nhiệm giám sát quá trình nghiên cứu, sản xuất, phân tích, kiểm nghiệm phải là
cử nhân hoá phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở
lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên;
b)83 (được bãi bỏ)
c) Người chịu trách
nhiệm giám sát quá trình nghiên cứu, sản xuất, phân tích, kiểm nghiệm phải là
cử nhân hóa phóng xạ, cử nhân chuyên ngành y học bức xạ hoặc y học hạt nhân trở
lên hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên.
Điều
45. Quy định về giao, nhận, vận chuyển của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm
soát đặc biệt
1. Người giao, người
nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải có bằng tốt
nghiệp trung cấp ngành dược trở lên; trường hợp giao nhận thuốc phóng xạ, người
giao, người nhận thuốc phóng xạ phải có thêm chứng chỉ an toàn bức xạ theo quy
định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Người vận chuyển
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc khi làm
nhiệm vụ phải mang theo văn bản giao nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở, giấy tờ
tuỳ thân hợp lệ, hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho. Trường hợp vận chuyển
thuốc phóng xạ, người vận chuyển phải mang thêm chứng chỉ an toàn bức xạ.
3. Khi tiến hành giao,
nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc
là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải có
biên bản giao nhận theo quy định tại Mẫu số 01 tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định này.
4. Nguyên liệu làm
thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất trong quá trình vận chuyển
phải đảm bảo an ninh, tránh thất thoát. Trường hợp vận chuyển thuốc phóng xạ,
phải đảm bảo an toàn bức xạ theo đúng quy định hướng dẫn vận chuyển an toàn vật
liệu phóng xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
5. Cơ sở tham gia quá
trình giao, nhận thuốc phóng xạ phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ
phạm vi vận chuyển nguồn phóng xạ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều
46. Quy định về mua bán thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Đối với nguyên liệu
làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm
thuốc:
a) Cơ sở sản xuất thuốc
chỉ được nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ hoạt động sản xuất thuốc của chính cơ
sở;
b) Cơ sở nhập khẩu chỉ
được bán nguyên liệu nhập khẩu cho cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất và thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện,
thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa
tiền chất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược để nghiên cứu, kiểm nghiệm trên phạm vi
cả nước; nhà thuốc để pha chế thuốc theo đơn;
c) Cơ sở sản xuất thuốc
mua nguyên liệu để sản xuất mà không sử dụng hết các nguyên liệu này muốn
nhượng lại cho cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc có đủ điều kiện kinh doanh
thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải được Bộ Y tế cho phép bằng văn bản.
2. Đối với thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất:
a) Cơ sở sản xuất chỉ
được bán thuốc do chính cơ sở sản xuất cho cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bán buôn
thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược trên phạm vi cả nước, lựa chọn 01 cơ sở
bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh để bán toàn bộ mặt hàng do cơ sở sản xuất;
b) Cơ sở nhập khẩu chỉ
được bán thuốc do chính cơ sở nhập khẩu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở
nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược trên
phạm vi cả nước, lựa chọn 01 cơ sở bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh để bán toàn bộ
các mặt hàng do cơ sở nhập khẩu;
c)84 Cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc chỉ
được bán thuốc cho cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc khác, cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo
chuyên ngành y, dược, nhà thuốc trên phạm vi cả nước, lựa chọn 01 cơ sở bán
buôn trên địa bàn 01 tỉnh để bán toàn bộ các mặt hàng do cơ sở kinh doanh;
d)85 Cơ sở bán buôn chỉ được bán thuốc cho
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt
buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở
đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương
mại khác và nhà thuốc trên địa bàn tỉnh mà cơ sở bán buôn đặt địa điểm kinh
doanh;
đ)86 Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế được mua thuốc tại các cơ sở được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản
này theo kết quả trúng thầu của cơ sở hoặc kế hoạch đấu thầu đã được người có
thẩm quyền phê duyệt. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được mua thuốc tại
các cơ sở được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này theo đơn hàng mua
thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với thuốc dạng
phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
hướng thần, thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc và dược
chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong
một số ngành, lĩnh vực của các cơ sở kinh doanh thuốc được mua bán theo quy
định tại Chương IV của Luật Dược.
Điều
47. Quy định về chế độ báo cáo của cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc
biệt
1. Báo cáo xuất khẩu,
nhập khẩu:
a) Trong vòng 10 ngày,
kể từ ngày xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở phải lập báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc có
chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo
Mẫu số 02 và 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế và
Bộ Công an;
b) Trong vòng 10 ngày,
kể từ ngày xuất khẩu, nhập khẩu, cơ sở phải lập báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu
thuốc phóng xạ theo Mẫu số 04 và 05 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này và gửi Bộ Y tế;
c) Chậm nhất là ngày 15
tháng 01 năm sau, cơ sở phải lập báo cáo xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược
chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ theo Mẫu
số 06, 07 và 08 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này tới Bộ Y tế.
2. Trước ngày 15 tháng
7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu báo
cáo 06 tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu
số 09 và 10 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Bộ Y tế.
3. Trước ngày 15 tháng
7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu báo
cáo 06 (sáu) tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử
dụng thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất theo Mẫu số 11 và 12 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi
Bộ Y tế.
4. Trước ngày 15 tháng
7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ báo cáo 06
(sáu) tháng và báo cáo năm tương ứng về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc
phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối
hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng
thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo Mẫu số 11, 12, 13 tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định này và gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở.
5. Trước ngày 15 tháng
01 hàng năm, cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử
dụng thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị
cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực gửi Bộ Y tế. Cơ sở bán buôn lập báo
cáo xuất, nhập, tồn kho thuốc, dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc
danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực gửi Sở Y tế. Mẫu báo
cáo theo Mẫu số 09 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Trong thời hạn 48
giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây
nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên
lâm sàng, kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, kinh doanh
dịch vụ kiểm nghiệm lập báo cáo bằng văn bản và gửi Bộ Y tế; cơ sở bán buôn, cơ
sở bán lẻ lập báo cáo gửi Sở Y tế. Mẫu báo cáo theo Mẫu số 14 tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Trước ngày 15 tháng
01 hàng năm, Sở Y tế phải báo cáo về Bộ Y tế danh sách các cơ sở bán buôn thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất trên địa bàn tỉnh theo Mẫu số 15 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị
định này.
Điều
48. Quy định về hủy thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Cơ sở đề nghị hủy
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc có văn bản
đề nghị hủy trong đó phải ghi rõ tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc, nồng độ hoặc
hàm lượng, số lượng, lý do xin hủy, phương pháp hủy.
2. Thủ tục cho phép hủy
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là
dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải thực
hiện như sau:
a)87 Cơ sở đề nghị hủy nộp văn bản trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ Y tế đối với cơ sở sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc tại Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở đối với các cơ sở kinh doanh
dược khác trừ các cơ sở trên; hoặc tại Cục Quân y - Bộ Quốc phòng đối với cơ sở
thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Sau khi nhận hồ sơ,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị hủy Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c)88 Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi,
bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hủy có công văn cho phép hủy trong thời hạn 20
ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
d)89 Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ xin hủy, cơ quan tiếp nhận có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin
hủy trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
đ) Sau khi cơ sở nộp hồ
sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ
sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có
công văn cho phép hủy theo quy định tại điểm c khoản này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận có văn bản thông báo cho
cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này.
3.90 Việc hủy thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất
hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc chỉ được thực hiện sau khi có công văn cho
phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế nơi cơ sở đặt địa điểm kinh doanh hoặc Cục Quân y
- Bộ Quốc phòng.
4. Việc hủy thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất
gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được thực hiện như
sau:
a) Người đứng đầu cơ sở
thành lập Hội đồng hủy thuốc. Hội đồng có ít nhất 03 người, trong đó phải có 01
đại diện là người phụ trách chuyên môn của cơ sở. Hội đồng hủy thuốc có nhiệm
vụ tổ chức việc hủy thuốc, quyết định phương pháp hủy, giám sát việc hủy thuốc
của cơ sở;
b)91 Việc hủy thuốc và nguyên liệu làm
thuốc phải có sự chứng kiến của đại diện Sở Y tế trên địa bàn hoặc Cục Quân y -
Bộ Quốc phòng và được lập biên bản theo Mẫu số 16 tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định này;
c)92 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết
thúc việc hủy thuốc và nguyên liệu làm thuốc, cơ sở phải gửi báo cáo việc hủy
thuốc theo Mẫu số 17 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo
biên bản hủy thuốc tới Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc Cục Quân y - Bộ Quốc phòng.
5. Thuốc phóng xạ, bao
bì đã tiếp xúc trực tiếp với thuốc phóng xạ không còn được sử dụng phải được
bảo quản và lưu trữ tạm thời trước khi hủy theo đúng quy định của pháp luật về
năng lượng nguyên tử.
6. Chất thải có nguồn
gốc từ thuốc phóng xạ phải được quản lý theo quy định của pháp luật về năng
lượng nguyên tử.
7. Khi hủy các loại dư
phẩm, phế phẩm có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất
dùng làm thuốc trong quá trình sản xuất; thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối
hợp có chứa tiền chất, các loại bao bì đã tiếp xúc trực tiếp với thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất
hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc không sử dụng nữa, thuốc độc, nguyên
liệu độc làm thuốc, thuốc và dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc
danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực tại các cơ sở kinh
doanh thuốc, cơ sở phải tập hợp và hủy theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều
này và lưu hồ sơ hủy tại cơ sở.
Điều
49. Hồ sơ đề nghị cho phép kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Cơ sở đề nghị kinh
doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, ngoài việc phải nộp các tài liệu theo quy
định tại Điều 32 của Nghị định này phải nộp thêm các tài
liệu sau:
1.93 Tài liệu thuyết minh cơ sở đáp ứng các
biện pháp bảo đảm an ninh, không thất thoát thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo
Mẫu số 18 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2.94 (được bãi bỏ)
3. Danh mục các thuốc
và quy trình pha chế các thuốc đối với cơ sở bán lẻ là nhà thuốc nếu có tổ chức
pha chế theo đơn thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
51. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ
sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt96
1. Trình tự, thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc
phải kiểm soát đặc biệt thực hiện theo Điều 33 Nghị định này.
2. Trường hợp cơ sở đã
được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã đáp ứng Thực hành
tốt theo quy định tại Điều 33 Luật Dược và có đề nghị bổ sung phạm vi kinh
doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cơ quan tiếp nhận chỉ đánh giá hồ sơ nộp
theo Điều 49 Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
1. Hồ sơ đề nghị mua
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất gồm các tài liệu sau:
a) 03 bản đơn hàng mua
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo Mẫu số 19 tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định này;
b)98 (được bãi bỏ)
c) Văn bản giải thích
rõ lý do khi số lượng thuốc đề nghị mua vượt quá 150% so với số lượng sử dụng
lần trước.
2. Hồ sơ đề nghị mua
nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền
chất dùng làm thuốc gồm các tài liệu sau:
a)99 01 bản đơn hàng mua nguyên liệu làm
thuốc là dược chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số
19 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Báo cáo sử dụng
nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 10 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
c) Báo cáo kết quả kinh
doanh nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc theo Mẫu số 20 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
này;
d) Kế hoạch sản xuất
thuốc đối với nguyên liệu đề nghị mua;
đ) Văn bản giải thích
rõ lý do khi số lượng nguyên liệu làm thuốc đề nghị mua vượt quá 150% so với số
lượng sử dụng lần trước.
3. Hồ sơ đề nghị nhượng
lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền
chất dùng làm thuốc gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị nhượng
lại nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc của cơ sở nhượng theo Mẫu số 21 tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Nghị định này;
b)100 01 bản đơn hàng nhượng lại nguyên
liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng
làm thuốc theo Mẫu số 19 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo kết quả kinh
doanh thuốc, báo cáo sử dụng nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 10, Mẫu số 20
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này là 01 bộ.
1. Cơ sở đề nghị mua
thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc nhượng lại nguyên liệu làm thuốc nộp trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
a) Bộ Y tế đối với
trường hợp cơ sở sản xuất; cơ sở đồng thời có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xuất nhập khẩu thuốc và bán buôn thuốc; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở
nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất
dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược mua
nguyên liệu làm thuốc để nghiên cứu, kiểm nghiệm;
b)101 Sở Y tế nơi cơ sở đặt địa điểm kinh
doanh đối với cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân,
cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm, cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dược, cơ sở cai
nghiện bắt buộc, cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay
thế, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác.
c)102 Cục Quân y - Bộ Quốc phòng đối với cơ
sở thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Cơ quan tiếp nhận hồ
sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị mua, nhượng lại thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược
chất gây nghiện, dược chất hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc theo Mẫu số
01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ký duyệt đơn hàng mua
hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại trong vòng 30 ngày, kể từ ngày
ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
4. Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mua, nhượng lại thuốc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có
văn bản gửi cơ sở đề nghị trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
5. Sau khi cơ sở nộp hồ
sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ
sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông
báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này.
b) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ ký duyệt đơn hàng mua hoặc cho phép bằng văn bản cho cơ sở nhượng lại theo
quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ
sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu
mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Điều
55. Hồ sơ, thủ tục cho phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ
1. Đối với cơ sở chưa
được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bán lẻ thuốc:
a) Hồ sơ gồm các tài
liệu sau: Đơn đề nghị bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ theo Mẫu
số 22 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và tài liệu theo quy định
tại điểm d khoản 2 Điều 32 của Nghị định này;
b) Thủ tục, thời gian
cấp phép thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.
2. Đối với cơ sở đã
được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với phạm vi bán lẻ thuốc:
a) Hồ sơ gồm các tài
liệu sau: Đơn đề nghị bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ theo Mẫu
số 23 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thủ tục, thời gian
cấp phép:
- Cơ sở bán lẻ nộp hồ
sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm
kinh doanh103;
- Sau khi nhận được hồ
sơ, Sở Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế có văn bản cho phép cơ sở bán lẻ thuốc
thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày
ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Trường hợp có yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
- Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở
Y tế có văn bản cho phép cơ sở bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ
trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
- Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ sở phải
nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa
đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không
đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
3. Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày cho phép, Sở Y tế có trách nhiệm đăng tải thông tin
về cơ sở bán lẻ và danh mục thuốc được bán lẻ tại cơ sở trên Cổng thông tin
điện tử của đơn vị.
1. Đối với các cơ sở
kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt không thực hiện chế độ báo cáo theo
đúng quy định tại Điều 47 của Nghị định này, cơ quan có
thẩm quyền có công văn tạm dừng tiếp nhận, xem xét toàn bộ hồ sơ đề nghị mua
thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong nước, hồ sơ xuất nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc của cơ sở.
2. Việc xem xét hồ sơ
chỉ được thực hiện sau ngày cơ sở kinh doanh thuốc báo cáo đầy đủ theo quy
định.
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
1. Thuốc chỉ được cấp
phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất tại
Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu
do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;
b) Được sản xuất tại
nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ
quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.
2. Nguyên liệu làm
thuốc chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất tại
Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu
hành tại Việt Nam, có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước
nhập khẩu cấp;
b) Được sản xuất tại
nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ
quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.
3. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu:
a) 01 bản chính Đơn
hàng xuất khẩu theo Mẫu số 01 hoặc 02 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Báo cáo số lượng,
nguồn gốc thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 03 tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính giấy phép
nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm
quyền nước nhập khẩu cấp. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu không được thể hiện
bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy
phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giấy phép nhập khẩu phải được hợp pháp hoá
lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp
được miễn theo quy định của pháp luật.
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Thuốc, nguyên liệu
làm thuốc chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất tại
Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại
Việt Nam;
b) Được sản xuất tại
nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu:
a) 03 bản chính đơn
hàng xuất khẩu theo Mẫu số 04 hoặc 05 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b)104 (được bãi bỏ)
c)105 (được bãi bỏ)
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Dược liệu thuộc danh
mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát chỉ được cấp
phép xuất khẩu khi không phải là dược liệu khai thác tự nhiên và không thuộc
Danh mục dược liệu cấm xuất khẩu do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố. Trường hợp xuất
khẩu không vì mục đích thương mại, thực hiện theo quy định của pháp luật về đa
dạng sinh học.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu:
a) 03 bản chính đơn
hàng xuất khẩu theo Mẫu số 06 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở xuất
khẩu. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để
đối chiếu khi nộp hồ sơ;
c) Bản sao giấy xác
nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nguồn gốc dược liệu nuôi trồng có chứng thực
hoặc đóng dấu của cơ sở xuất khẩu. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì
phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
d) Bản sao có chứng
thực hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở xuất khẩu hợp đồng thu mua dược liệu.
Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở thì phải xuất trình bản chính để đối
chiếu khi nộp hồ sơ;
đ) Trường hợp xuất khẩu
không vì mục đích thương mại không phải nộp hồ sơ quy định tại điểm c và d khoản
này.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 (một) bộ.
Điều
60. Quy định về cấp phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt không vì mục
đích thương mại
1. Thuốc phải kiểm soát
đặc biệt được xuất khẩu không vì mục đích thương mại phải là thuốc được cấp
phép lưu hành tại Việt Nam và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc hành lý cá
nhân của tổ chức, cá nhân xuất cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo
người của tổ chức, cá nhân xuất cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người xuất
cảnh và không phải là nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt;
b) Xuất khẩu để viện
trợ, viện trợ nhân đạo;
c) Đã được cấp phép
nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo nhưng không sử
dụng hết.
2. Thuốc phải được cấp
phép trước khi xuất khẩu, trừ trường hợp thuốc thuộc điểm a khoản 1 Điều này có
số lượng thuốc không vượt quá:
a) 07 ngày sử dụng đối
với thuốc gây nghiện theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;
b) 10 ngày sử dụng đối
với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm
theo;
c) 30 ngày sử dụng đối
với thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc,
thuốc trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong
một số ngành, lĩnh vực theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo.
3. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a) Đơn đề nghị xuất
khẩu thuốc theo Mẫu số 07 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao đơn thuốc,
sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc có chữ ký của người đề
nghị hoặc có đóng dấu của tổ chức đề nghị. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các
nội dung sau: Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung
tích; số lượng thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của
thầy thuốc; địa chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề.
Trường hợp bản sao có
chữ ký của người đề nghị hoặc đóng dấu của tổ chức đề nghị thì phải xuất trình
bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
c)106 (được bãi bỏ)
d) Các giấy tờ quy định
tại điểm b107 khoản này nếu không
được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công
chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
4. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
a)108 (được bãi bỏ)
b) 03 bản Đơn hàng theo
Mẫu số 01 hoặc 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực văn bản phê duyệt sử dụng thuốc cho mục đích viện trợ, viện
trợ nhân đạo do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp;
d) Bản chính Giấy phép
nhập khẩu thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước nhập
khẩu cấp đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất
hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất;
đ) Giấy tờ quy định tại
điểm c và d khoản này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh
thì phải nộp thêm bản dịch công chứng ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giấy tờ
phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh
sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm c khoản 1 Điều này:
a)109 (được bãi bỏ)
b) 03 bản Đơn hàng theo
Mẫu số 01 hoặc 04 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo số lượng
thuốc đã sử dụng phục vụ khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo Mẫu số 08 tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Số lượng hồ sơ quy
định tại các khoản 3, 4, 5 Điều này là 01 bộ.
1. Thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần,
tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện,
thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất tại
Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam hoặc chưa có Giấy đăng ký
lưu hành thuốc tại Việt Nam, có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm
quyền nước nhập khẩu cấp;
b) Được sản xuất tại
nước ngoài, được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ
quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất
gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp
có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần,
thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:
a) 01 bản chính Đơn
hàng xuất khẩu theo Mẫu số 01 hoặc 02 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính giấy phép
nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm
quyền nước nhập khẩu cấp. Trường hợp Giấy phép nhập khẩu không được thể hiện
bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy
phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. giấy phép nhập khẩu phải được hợp pháp hoá
lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp
được miễn theo quy định của pháp luật;
c) Số lượng hồ sơ quy
định tại khoản này là 01 bộ.
3. Việc xuất khẩu thuốc
phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc, dược chất trong danh mục
thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh
vực để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ thực hiện theo các quy định
của pháp luật về tạm xuất tái nhập hàng hóa.
1. Thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần,
tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện,
thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất chỉ được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất tại
Việt Nam, có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam hoặc chưa có Giấy đăng ký
lưu hành thuốc tại Việt Nam, có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm
quyền nước nhập khẩu cấp;
b) Được sản xuất tại nước
ngoài, đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam và có giấy phép nhập khẩu do cơ
quan quản lý có thẩm quyền nước nhập khẩu cấp.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, dược chất
gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp
có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần,
thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất:
a) 01 bản chính đơn
hàng xuất khẩu theo Mẫu số 01 hoặc 02 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính giấy phép
nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực do cơ quan quản lý có thẩm
quyền nước nhập khẩu cấp. Trường hợp giấy phép nhập khẩu không được thể hiện
bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của giấy
phép ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giấy phép nhập khẩu phải được hợp pháp hoá
lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp
được miễn theo quy định của pháp luật;
c)110 (được bãi bỏ)
d) Số lượng hồ sơ quy
định tại khoản này là 01 bộ.
3. Thuốc phóng xạ,
thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc, dược chất trong danh mục thuốc,
dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực chỉ
được cấp phép xuất khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a) Được sản xuất tại
Việt Nam: Có Giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại
Việt Nam;
b) Được sản xuất tại
nước ngoài: Đã được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu thuốc phóng xạ, thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc, thuốc,
dược chất trong danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng
trong một số ngành, lĩnh vực:
a) 01 bản chính đơn
hàng xuất khẩu theo Mẫu số 04 hoặc 05 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b)111 (được bãi bỏ)
1. Thủ tục và thời gian
cấp phép xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt, dược liệu thuộc danh mục
loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát thuộc quy định tại
các Điều 57, 58, 59, điểm b, c khoản 1 Điều
60, khoản 1 Điều 61 và Điều 62 của Nghị định này:
a) Cơ sở đề nghị cấp
phép xuất khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép xuất khẩu trong thời hạn 10 ngày
làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi,
bổ sung hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép xuất khẩu theo quy định tại điểm c
khoản này;
e) Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị
cấp phép xuất khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
2. Thủ tục và thời gian
cấp phép xuất khẩu đối với thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều
60 của Nghị định này:
a) Tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép xuất khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y
tế nơi cửa khẩu làm thủ tục xuất cảnh hoặc nơi người bệnh đang sinh sống, tạm
trú hợp pháp hoặc nơi tổ chức đặt trụ sở;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Sở Y tế trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số
01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế cấp phép xuất khẩu trong thời hạn 07
ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, Sở Y tế gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả tổ chức, cá nhân Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi,
bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường
hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có văn bản thông báo
cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế cấp phép xuất
khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;
e) Trong thời hạn 03
tháng, kể từ ngày Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, tổ chức, cá
nhân đề nghị cấp phép xuất khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
Sau thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 04 tháng kể
từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã
nộp không còn giá trị.
3. Trong thời hạn 20
ngày, kể từ ngày cấp phép, Bộ Y tế có trách nhiệm công bố thông tin liên quan
đến dược liệu đã được cấp phép xuất khẩu thuộc Danh mục loài, chủng loại dược
liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.
4. Giấy phép xuất khẩu,
công văn cho phép xuất khẩu theo Mẫu số 09, 10, 11, 12 hoặc 13 tại Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều
64. Quản lý hoạt động xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Giấy phép xuất khẩu
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần,
thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện,
dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được cấp cho từng lần xuất khẩu;
số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu không vượt quá số
lượng ghi trên Giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước nhập
khẩu cấp.
2. Giấy phép xuất khẩu
dược liệu thuộc Danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải
kiểm soát được cấp cho từng lần xuất khẩu.
3. Thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa
dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc
dạng phối hợp có chứa tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện,
dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, dược liệu thuộc Danh mục loài, chủng
loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát chỉ được xuất khẩu qua các cửa
khẩu quốc tế, trừ thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 của
Nghị định này.
4. Cơ sở sản xuất thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược
chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được xuất khẩu
thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở sản xuất.
5. Cơ sở xuất khẩu,
nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm
thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc
được xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc do chính cơ sở kinh doanh.
6. Cá nhân, tổ chức đề
nghị xuất khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt không vì mục đích thương mại theo
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 60 của Nghị định này chịu
trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng, an toàn, hiệu quả của thuốc xuất khẩu và
đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu.
7. Cơ sở xuất khẩu có
trách nhiệm tái nhập toàn bộ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền
chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền
chất dùng làm thuốc, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất đã tạm xuất để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ.
8. Đối với thuốc,
nguyên liệu làm thuốc được phép xuất khẩu không cần Giấy phép của Bộ Y tế theo
quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật Dược mà cơ sở có nhu cầu cấp Giấy phép
xuất khẩu:
a) Hồ sơ đề nghị cấp
phép xuất khẩu gồm 03 bản chính Đơn hàng xuất khẩu theo Mẫu số 14 tại Phụ lục
III ban hành kèm theo Nghị định này và bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở;
b) Thủ tục cấp phép
xuất khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 63 của Nghị
định này.
Mục
2. NHẬP KHẨU THUỐC CHƯA CÓ GIẤY ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH THUỐC TẠI VIỆT NAM
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a)112 Được cấp phép lưu hành tại một trong
các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên của hội nghị quốc tế và hài hòa
hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho người (The International Council
for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use -
ICH) hoặc Australia;
b)113 Thuốc thuộc một trong các trường hợp
sau:
- Có trong các hướng
dẫn chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt;
- Thuốc dùng cho mục
đích cấp cứu, chống độc, chống thải ghép;
- Thuốc dùng trong chẩn
đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A; bệnh ung thư;
HIV/AIDS; bệnh viêm gan virus; bệnh lao; bệnh sốt rét; các bệnh khác do Bộ
trưởng Bộ Y tế quyết định;
c)114 (được bãi bỏ)
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
c) Bản sao tiêu chuẩn
chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của
cơ sở nhập khẩu;
d)115 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu
nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
đ) 02 bộ mẫu nhãn dự
kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của
cơ sở nhập khẩu;
e)116 Dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả
theo quy định về đăng ký thuốc của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều
này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng
sử dụng Miễn nộp tài liệu tại điểm này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp
phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này và không có thay đổi thông tin liên
quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng sử dụng;
g) Báo cáo kết quả kinh
doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất117 theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này;
h) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở
tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi
nhiều cơ sở.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;118
i)119 (được bãi bỏ)
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thuộc Danh mục thuốc
chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị do Bộ trưởng Bộ Y tế công bố;
b) Được cấp phép lưu
hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước tham chiếu là nước thành
viên ICH hoặc Australia.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
c)120 Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ kỹ thuật chung ASEAN (ACTD) trong đăng ký thuốc
hoặc tiêu chuẩn chất lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy
định tại khoản 7 Điều 76 Nghị định này;
d)121 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu
nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng hoặc tờ tóm tắt đặc tính sản phẩm được đính kèm
Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
đ) 02 bộ mẫu nhãn dự
kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của
cơ sở nhập khẩu;
e)122 Hồ sơ lâm sàng đối với các thuốc phải
nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều
này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng
sử dụng;
g) Đối với thuốc cổ
truyền có sự kết hợp mới của các dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt
Nam phải có hồ sơ lâm sàng đầy đủ chứng minh đạt an toàn, hiệu quả theo quy
định tại Điều 89 của Luật Dược và tài liệu chứng minh phương pháp chế biến, bào
chế hoặc phối ngũ theo lý luận của y học cổ truyền;
h) Báo cáo kết quả kinh
doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất123 theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này;
i) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở
tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi
nhiều cơ sở.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;124
k)125 (được bãi bỏ)
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi thuốc đã được cấp phép lưu hành tại ít nhất một nước trên
thế giới và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thuốc được Bộ Quốc
phòng đề nghị nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng;
b) Thuốc được Bộ Công
an đề nghị nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cấp bách cho an ninh;
c) Thuốc được Bộ Y tế
phê duyệt cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả
thiên tai, thảm họa.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược hoặc xác nhận của cơ quan quản
lý có thẩm quyền nước xuất khẩu về việc lưu hành thuốc tại ít nhất 01 nước trên
thế giới;
c)126 Bản chính hoặc bản sao có đóng dấu
của cơ quan có thẩm quyền văn bản đề nghị hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm
quyền quy định tại điểm a, b hoặc c khoản 1 Điều này, trong đó phải thể hiện
các nội dung: Hoạt chất đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm hoặc tên dược liệu
đối với thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền, dạng bào chế, nồng độ hoặc hàm
lượng dược chất đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm hoặc khối lượng dược liệu đối
với thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, nước
sản xuất của thuốc.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
68. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị
đặc biệt
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
a)127 (được bãi bỏ)
b)128 Thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều
trị và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thuốc sử dụng cho mục
đích cấp cứu, chống độc; chống thải ghép;
- Thuốc thuộc Danh mục
thuốc hiếm;
- Thuốc có trong hướng
dẫn phòng và xử trí sốc phản vệ do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt;
- Thuốc được sử dụng cho
người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để chẩn đoán, dự
phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A; bệnh ung thư; HIV/AIDS;
bệnh lao; bệnh sốt rét; các bệnh hiểm nghèo khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết
định;
c) Vắc xin dùng cho một
số trường hợp đặc biệt với số lượng sử dụng hạn chế do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết
định trên cơ sở có dữ liệu đạt yêu cầu về chất lượng, hiệu quả, độ an toàn.
2.129 (được bãi bỏ)
3. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu đối với thuốc quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Tài liệu chứng minh
chất lượng, an toàn, hiệu quả của vắc xin đề nghị nhập khẩu;
c)130 Bản chính văn bản của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh nêu rõ lý do đề nghị nhập khẩu thuốc, số lượng bệnh nhân dự
kiến cần sử dụng thuốc, nhu cầu thuốc tương ứng và cam kết chịu hoàn toàn trách
nhiệm liên quan đến việc sử dụng thuốc đề nghị nhập khẩu. Văn bản phải kèm theo
bản chính hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh biên bản họp
Hội đồng thuốc và điều trị đối với nhu cầu nhập khẩu thuốc. Trường hợp cơ sở
tiêm chủng không có Hội đồng thuốc và điều trị hoặc trường hợp thuốc sử dụng
cho mục đích cấp cứu, chống độc mà trong văn bản của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh
đã ghi rõ danh sách bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thuốc thì không phải nộp kèm
theo Biên bản.
d) Danh mục thuốc đề
nghị nhập khẩu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 19, 20 hoặc 21 tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
đ) Báo cáo của cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh về thuốc đề nghị nhập khẩu gồm các thông tin sau: Số lượng
thuốc đã sử dụng, hiệu quả điều trị (trừ vắc xin), độ an toàn của thuốc theo
Mẫu số 22 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
e) Bản chính Bản cam
kết của cơ sở sản xuất và cơ sở cung cấp thuốc nước ngoài về việc đảm bảo chất
lượng, an toàn, hiệu quả vắc xin131
cung cấp cho Việt Nam theo Mẫu số 23 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
g)132 Không bắt buộc cơ sở cung cấp thuốc
phải thực hiện quy định tại khoản 15 Điều 91 của Nghị định này
nếu có bản sao Giấy phép kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại
cấp được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại các khoản 2, 3 Điều này là 01 bộ.
Điều
69. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Thuộc Danh mục thuốc
hiếm;
b) Đã được cấp phép lưu
hành tại ít nhất một nước trên thế giới.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
c) Bản sao tiêu chuẩn chất
lượng và phương pháp kiểm nghiệm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở
nhập khẩu;
d)133 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu
nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
đ) 02 bộ mẫu nhãn dự
kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của
cơ sở nhập khẩu;
e) Báo cáo kết quả kinh
doanh thuốc trong trường hợp thuốc nhập khẩu là thuốc gây nghiện, thuốc hướng
thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc
dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền
chất134 theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này;
g) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở
tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu đối với thuốc được sản xuất bởi nhiều cơ sở.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;135
h)136 (được bãi bỏ)
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Thuốc chỉ được nhập
khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Đáp ứng quy định tại
điểm đ khoản 2 Điều 60 của Luật Dược;
b) Có giá bán buôn dự
kiến thấp hơn ít nhất 20% so với giá trúng thầu của thuốc biệt dược gốc có Giấy
đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
c) Được cấp phép lưu
hành và xuất khẩu sang Việt Nam từ nước sản xuất hoặc nước tham chiếu là nước
thành viên ICH hoặc Australia;
d) Không phải là thuốc
phóng xạ, vắc xin hoặc sinh phẩm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b)137 (được bãi bỏ)
c) Tài liệu chứng minh
thuốc được lưu hành hợp pháp tại nước sản xuất hoặc nước tham chiếu;
d) 01 bộ mẫu nhãn và tờ
hướng dẫn sử dụng của thuốc đang được lưu hành thực tế ở nước xuất khẩu có đóng
dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu;
đ) 02 bộ nhãn phụ kèm
tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu. Nội dung tờ
hướng dẫn sử dụng tiếng Việt phải thống nhất với nội dung đã được Bộ Y tế phê
duyệt đối với thuốc biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
71. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc phục vụ cho chương trình y
tế của Nhà nước
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Được cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước;
b)138 Được cấp phép lưu hành tại một trong
các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên ICH hoặc Australia.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
c)139 Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ ACTD trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất
lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại Khoản 7 Điều 76 Nghị định này;
d)140 Hồ sơ lâm sàng đối với các thuốc phải
nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng ký thuốc.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều
này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng
sử dụng;
đ)141 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu
nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
e) 02 bộ mẫu nhãn dự
kiến lưu hành tại Việt Nam kèm tờ hướng dẫn sử dụng tiếng Việt có đóng dấu của
cơ sở nhập khẩu;
g) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
sử dụng thuốc phục vụ chương trình y tế của Nhà nước;
h) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở
tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi
nhiều cơ sở.
Miễn nộp tại liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;142
i)143 (được bãi bỏ)
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
72. Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân
đạo
1.144 Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi
được cấp phép lưu hành tại nước sản xuất hoặc nước là thành viên ICH hoặc
Australia và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thuốc viện trợ được
các đoàn công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo của nước ngoài mang theo để
phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;
b) Thuốc được viện để
sử dụng cho người bệnh cụ thể đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo
đề nghị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thuốc được viện trợ
để sử dụng cho các chương trình y tế nhà nước hoặc dự án y tế nhà nước;
d) Thuốc viện trợ không
thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b, c Khoản này và không phải là thuốc gây
nghiện, thuốc phóng xạ, vắc xin..
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a)145 Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 24, 25
hoặc 26 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản chính văn bản
của cơ sở nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo, ghi rõ số lượng của từng loại thuốc
nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo và cam kết sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng
đối tượng;
c)146 Bản chính hoặc bản sao có chứng thực
văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt sử dụng thuốc phục
vụ chương trình y tế của Nhà nước đối với thuốc viện trợ nước ngoài thông qua
các chương trình, dự án hoặc bản chính văn bản phê duyệt của cơ quan có thẩm
quyền về việc thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo đối với trường hợp
nhập khẩu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này;
d) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
đ)147 Hồ sơ chất lượng theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế về áp dụng hồ sơ ACTD trong đăng ký thuốc hoặc tiêu chuẩn chất
lượng và kết quả nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định tại Khoản 7 Điều 76 Nghị định này;
e)148 Hồ sơ lâm sàng đối với các trường hợp
có yêu cầu phải nộp hồ sơ lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về đăng
ký thuốc;
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp thuốc đã từng được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều
này và không có thay đổi thông tin liên quan đến chỉ định, liều dùng, đối tượng
sử dụng.
g)149 Bản chính 01 bộ mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp mẫu
nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng được đính kèm Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
h)150 02 bộ mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử
dụng tiếng Việt có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;
i) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất của tất cả các cơ sở
tham gia sản xuất thuốc nhập khẩu trong trường hợp thuốc được sản xuất bởi
nhiều cơ sở.
Miễn nộp tại liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;151
k)152 Miễn các tài liệu quy định tại d, đ,
e, g, h và i đối với trường hợp nhập khẩu thuốc quy định tại điểm a, b Khoản 1 Điều
này nhưng phải có văn bản cam kết về việc thuốc được cấp phép lưu hành tại nước
sản xuất hoặc nước là thành viên của ICH hoặc Australia và trong văn bản của cơ
sở nhận viện trợ ghi rõ danh sách người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc đối với
trường hợp quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng trong nghiên
cứu thử thuốc trên lâm sàng với đề cương nghiên cứu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế
phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật Dược;
b) Sử dụng làm thuốc
thử trong thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng tại Việt Nam theo đề
cương đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Dược;
c) Sử dụng làm thuốc
đối chứng trong thử tương đương sinh học. Trường hợp thuốc đối chứng là thuốc
mới thì chỉ sử dụng trong nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt theo quy
định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Dược;
d) Sử dụng trong kiểm
nghiệm, kiểm định tại các cơ sở sản xuất thuốc hoặc tại các cơ sở kiểm nghiệm,
kiểm định thuốc;
đ) Sử dụng trong các
nghiên cứu khoa học không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản
này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) 03 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 15, 16 hoặc 17 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực văn bản phê duyệt của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền
tương ứng đối với trường hợp thuốc thuộc điểm a, b và đ khoản 1 Điều này;
c) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực văn bản phê duyệt đề cương thử tương đương sinh học theo quy
định tại Điều 100 của Luật Dược đối với trường hợp thuốc mới thuộc quy định tại
điểm c khoản 1 Điều này;
d) Tài liệu thuyết minh
có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu về mục đích, số lượng nhập khẩu và cam kết sử
dụng đúng mục đích;
đ)153 (được bãi bỏ)
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng
phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất để
trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế gồm
các giấy tờ sau:
a) 01 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 16 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b)154 (được bãi bỏ)
2. Số lượng hồ sơ quy
định tại khoản 1 Điều này là 01 bộ.
3. Thuốc không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp
ứng đồng thời các tiêu chí sau:
a) Sử dụng để trưng bày
tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết bị y tế;
b) Không phải là thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ.
4. Việc nhập khẩu thuốc
quy định tại khoản 3 Điều này phải theo quy định của pháp luật về tạm nhập tái
xuất hàng hóa.
1. Thuốc chỉ được cấp
phép nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu không vì mục đích thương mại khi thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc hành lý cá
nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn hoặc hàng hóa mang theo người của
người nhập cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh.
b) Không phải là thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất và thuộc hàng hóa của cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại
Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài, những
người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này hoặc các tổ chức được cơ quan đại
diện ngoại giao của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước
ngoài giới thiệu.
2. Các thuốc quy định
tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép nhập khẩu, trừ các trường hợp sau:
a) Số lượng nhập khẩu
không vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10
ngày đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn
thuốc kèm theo;
b) Thuốc nhập khẩu
không phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị
giá hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng
tại thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần
trong 01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân.
Trường hợp thuốc sử
dụng cho người bị bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số
134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị
giá hải quan không quá 10.000.000 (mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc
tối đa không quá 04 lần trong 01 năm cho 01 cá nhân.
3. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu:
a) Đơn đề nghị nhập
khẩu thuốc theo Mẫu số 27 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b)155 (được bãi bỏ)
c) Bản sao có chứng
thực hoặc bản sao có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao
có đóng dấu của tổ chức đề nghị cấp phép nhập khẩu đối với đơn thuốc, sổ y bạ
theo dõi điều trị ngoại trú. Các giấy tờ này phải có đầy đủ các nội dung sau:
Tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, hàm lượng hoặc nồng độ và dung tích; số lượng
thuốc (hoặc số ngày dùng thuốc); liều dùng; họ tên, chữ ký của thầy thuốc; địa
chỉ của bệnh viện, phòng khám nơi thầy thuốc hành nghề.
Trường hợp nộp bản sao
có chữ ký của người đề nghị cấp phép nhập khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ
chức đề nghị cấp phép nhập khẩu thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi
nộp hồ sơ.
Trường hợp thuốc quy
định tại điểm b khoản 1 Điều này thì không phải nộp tài liệu quy định tại điểm
này.
d)156 (được bãi bỏ)
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
76. Quy định cụ thể đối với giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu
thuốc
1. Đối với thuốc nhập
khẩu theo quy định tại các Điều 65, 66, 69, 71157 và điểm a khoản 1 Điều
68 của Nghị định này phải lập đơn hàng riêng đối với mỗi thuốc nhập khẩu,
trừ trường hợp thuốc có chung tất cả các yếu tố sau:
a) Tên thuốc;
b) Dạng bào chế và
đường dùng;
c) Nồng độ hoặc hàm
lượng dược chất đối với thuốc dạng lỏng và bán rắn;
d) Tiêu chuẩn chất
lượng thuốc;
đ) Hạn dùng của thuốc;
e) Tên và địa chỉ cơ sở
sản xuất thuốc.
2. Các giấy tờ trong hồ
sơ nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì hồ sơ phải có
thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
3. Các giấy tờ sau phải
được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự,
trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật:
a) Giấy chứng nhận sản
phẩm dược;
b)158 (được bãi bỏ)
c) Giấy chứng nhận thực
hành tốt sản xuất thuốc;
d)159 Tờ hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước
sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm
d khoản 2 Điều 66, điểm d Khoản 2 Điều 69, điểm đ Khoản 2 Điều
71 và điểm g Khoản 2 Điều 72 Nghị định này.
4. Yêu cầu đối với Giấy
chứng nhận sản phẩm dược, trừ đối với thuốc nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách
cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này:
a) Đáp ứng quy định tại
các khoản 2, 3 và 6 Điều này;
b) Phải có chữ ký, tên,
chức danh người ký, ngày cấp và dấu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
chứng nhận sản phẩm dược của nước sở tại;
c) Phải có xác nhận đầy
đủ về các nội dung liên quan đến chữ ký, tên, chức danh người ký và dấu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước sở tại
bởi cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy
quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước sở tại;
d) Giấy chứng nhận sản
phẩm dược để thực hiện quy trình hợp pháp hóa lãnh sự phải là bản chính;
đ) Phải có xác nhận
thuốc được cấp phép160 ở
nước cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược;
e) Trường hợp thuốc có
sự tham gia sản xuất bởi nhiều cơ sở sản xuất khác nhau thì Giấy chứng nhận
phải ghi rõ tên, địa chỉ, vai trò của từng cơ sở;
g) Phải theo mẫu của Tổ
chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO) áp dụng đối với Hệ thống
chứng nhận chất lượng của các sản phẩm dược lưu hành trong thương mại quốc tế.
5.161 Yêu cầu về xác nhận mẫu nhãn và tờ
hướng dẫn sử dụng của thuốc ở nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ đối với
thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ,
dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam,
được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được
ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam nhập
khẩu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này:
a) Đáp ứng quy định tại
khoản 3 Điều này;
b)162 Tờ hướng dẫn sử dụng có dấu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận sản phẩm dược của nước của nước
sản xuất hoặc nước xuất khẩu, trừ trường hợp quy định tại điểm
d khoản 2 Điều 66, điểm d Khoản 2 Điều 69, điểm đ Khoản 2 Điều
71 và điểm g Khoản 2 Điều 72;
c)163 Tờ hướng dẫn sử dụng để thực hiện quy
trình hợp pháp hóa lãnh sự phải là bản chính;
d)164 Mẫu nhãn quy định tại điểm
d Khoản 2 Điều 65; mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 66, điểm d Khoản 2 Điều 69, điểm
đ Khoản 2 Điều 71 và điểm g Khoản 2 Điều 72 phải có đóng dấu của cơ sở sản
xuất hoặc của cơ sở sở hữu sản phẩm hoặc của cơ sở sở hữu giấy phép sản phẩm
(ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược) và của cơ sở nhập khẩu.
6. Các giấy tờ pháp lý
trong hồ sơ phải còn hiệu lực tại thời điểm tiếp nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận
hồ sơ.
7.165 Quy định về tiêu chuẩn chất lượng,
phương pháp kiểm nghiệm và kết quả nghiên cứu tương tương sinh học:
a) Phải là bản sao có
đóng dấu của cơ sở sản xuất hoặc của chủ sở hữu sản phẩm hoặc của chủ sở hữu
giấy phép sản phẩm (ghi trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược) và của cơ sở nhập
khẩu;
b) Kết quả nghiên cứu
tương đương sinh học chỉ yêu cầu đối với các trường hợp có yêu cầu phải báo cáo
số liệu nghiên cứu tương đương sinh học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về
đăng ký thuốc.
Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp thuốc được sản xuất và cấp phép lưu hành (thể hiện trên
Giấy chứng nhận sản phẩm dược) tại nước là thành viên thường trực hoặc sáng lập
của ICH hoặc Australia.
1. Đối với trường hợp
cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định tại các Điều 65, 66, 69,
71, điểm c, d Khoản 1 72 của Nghị định này:166
a) Cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ,
trong thời hạn 60 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài
liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu hoặc 90 ngày đối với các hồ
sơ yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm
tham chiếu, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trên cơ sở thẩm định hồ sơ, tư vấn của
Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong
thời hạn 60 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu
chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu hoặc 90 ngày đối với các hồ sơ
yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm
tham chiếu, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c
khoản này;
e) Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị
cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị;
g)167 Trường hợp thuốc nhập khẩu để phục vụ
các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt mà không cung cấp được tài liệu quy định tại điểm
d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 72 của Nghị định này nhưng cần thiết cho nhu
cầu điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội
đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc.
2. Đối với trường hợp
cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định tại Điều 67 của Nghị
định này:
a) Cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi
trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở để yêu cầu sửa
đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c
khoản này;
e) Trường hợp cơ sở
nhập khẩu không cung cấp được tài liệu quy định tại điểm b khoản
2 Điều 67 của Nghị định này nhưng cần thiết cho nhu cầu phòng và điều trị
bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định trên cơ sở cam kết của các Bộ liên
quan.
3. Đối với trường hợp
nhập khẩu thuốc quy định tại các Điều 70, 73, khoản 1 Điều 74,
điểm a, b Khoản 1 Điều 72 và các điểm b, c khoản
1 Điều 68 của Nghị định này:168
a) Cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu
tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;
d) Trường hợp có yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp
nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c
khoản này;
e) Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị
cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
4. Đối với trường hợp
nhập khẩu thuốc được quy định tại Điều 75 Nghị định này:
a) Tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y
tế nơi cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh hoặc nơi người bệnh đang sinh sống hoặc
tạm trú hợp pháp hoặc nơi tổ chức đặt trụ sở;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Sở Y tế trả cho tổ chức, cá nhân đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số
01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ghi
trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế cấp phép nhập khẩu;
d) Trường hợp có yêu cầu
sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân để yêu cầu sửa
đổi, bổ sung hồ sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế trả tổ chức, cá nhân Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi,
bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường
hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Sở Y tế có văn bản thông báo
cho tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Sở Y tế cấp phép nhập
khẩu theo quy định tại điểm c khoản này;
e)169 Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày
Sở Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên,
tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 04 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ
lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá
trị.
5. Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày cấp phép nhập khẩu thuốc theo quy định tại các Điều 65, 66, 67, 68, 69 của Nghị định này,
Bộ Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị theo quy
định tại khoản 6 Điều 60 của Luật Dược.
6. Bộ Y tế có trách
nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị thông tin liên quan đến
thuốc sử dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc và vắc xin dùng cho một số trường
hợp đặc biệt với số lượng sử dụng hạn chế đã được cấp phép nhập khẩu theo quy
định tại điểm b, c khoản 1 Điều 68 của Nghị định này bao
gồm cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất, số lượng thuốc được cấp phép, tên thuốc,
dạng bào chế, đường dùng, nồng độ hoặc hàm lượng dược chất, số giấy phép nhập
khẩu, ngày cấp, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở tiêm phòng có nhu cầu.
7. Giấy phép nhập khẩu
thuốc, công văn cho phép nhập khẩu theo Mẫu số 28, 29, 30, 31 hoặc 32 tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều
78. Quản lý hoạt động nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại
Việt Nam
1. Thuốc có chứa dược
chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử
dụng tại Việt Nam, thuốc hiếm được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 65 và Điều 69 của Nghị định này chỉ được cung ứng cho các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2.170 (được bãi bỏ)
3. Đối với thuốc sử
dụng cho mục đích cấp cứu, chống độc, vắc xin dùng cho một số trường hợp đặc
biệt với số lượng sử dụng hạn chế và các thuốc khác được cấp phép nhập khẩu
theo quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 68 của Nghị định
này:171
a) Chỉ được cung ứng
cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm phòng đề nghị nhập khẩu. Cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm phòng có trách nhiệm thông báo với người sử
dụng, bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân các thông tin về việc thuốc được cấp phép
nhập khẩu nhưng không cung cấp được đầy đủ hồ sơ pháp lý và kỹ thuật của thuốc.
Thuốc chỉ được sử dụng sau khi có sự đồng ý của người sử dụng, bệnh nhân hoặc
người nhà bệnh nhân.
b) Cơ sở nhập khẩu, cơ
sở sử dụng thuốc quy định tại điểm a khoản này được phép bán hoặc chuyển nhượng
thuốc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở tiêm phòng khác. Cơ sở nhận
chuyển nhượng phải có đầy đủ tài liệu quy định tại các điểm c,
d khoản 3 Điều 68 của Nghị định này và có trách nhiệm quy định tại điểm a khoản
này.
c)172 Không phải thực hiện quy định tại Khoản
4 Điều 103 của Luật Dược. Đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản ở điều kiện
lạnh hoặc âm sâu, cơ sở nhập khẩu có trách nhiệm lưu giữ bảng dữ liệu theo dõi điều
kiện bảo quản (dây chuyền lạnh) trong quá trình vận chuyển lô hàng nhập khẩu
(có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu) từ các thiết bị tự ghi nhiệt độ, kết
quả chỉ thị đông băng (nếu có).
4. Trước khi lưu hành
trên thị trường, lô thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm
lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành
thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi
nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành
tại Việt Nam nhập khẩu theo quy định tại Điều 70 của Nghị định
này phải được kiểm tra chất lượng bởi cơ quan kiểm nghiệm thuốc, nguyên
liệu làm thuốc của nhà nước theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của thuốc biệt dược
gốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
5. Thuốc được cấp phép
nhập khẩu phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước, cho mục đích thử lâm
sàng, phục vụ công tác nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định phải được sử dụng
đúng mục đích, đúng đối tượng.
6. Thuốc phải kiểm soát
đặc biệt đã được cấp phép nhập khẩu để phục vụ các hoạt động khám bệnh, chữa
bệnh nhân đạo, nếu không sử dụng hết trong chương trình, cơ sở phải thực hiện
việc xuất khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Nghị định
này, không được sử dụng cho mục đích khác.
7. Thuốc được cấp phép
nhập khẩu để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên quan đến y, dược, thiết
bị y tế theo quy định tại Điều 74 của Nghị định này phải
tái xuất toàn bộ sau khi kết thúc triển lãm, hội chợ và không được sử dụng, lưu
hành tại Việt Nam.
8. Cá nhân, tổ chức đề
nghị nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc
và chất lượng thuốc nhập khẩu.
Hồ sơ đề nghị cấp phép
nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối
hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng
thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc độc, thuốc
trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số
ngành, lĩnh vực có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực gồm
các tài liệu sau:
1. 01 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 33 hoặc 34 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Báo cáo kết quả kinh
doanh đối với thuốc nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này, trừ thuốc độc.
3.173 Đối với thuốc thuộc danh mục thuốc,
dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực có
tổng số lượng thuốc đề nghị nhập khẩu, số lượng thuốc còn tồn tại thời điểm lập
đơn hàng và số lượng thuốc còn có thể tiếp tục nhập khẩu từ các Giấy phép nhập
khẩu đã được cấp trước đó vượt quá 150% so với tổng nhu cầu kinh doanh thực tế
trong 01 năm trước thời điểm lập đơn hàng thì phải có văn bản giải trình kèm
tài liệu chứng minh.
4. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
80. Hồ sơ, quy định về cấp phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát
đặc biệt
1. Hồ sơ đề nghị nhập
khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a)174 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo
Mẫu số 35 hoặc 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao tiêu chuẩn
chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất
có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;
c) Bản sao có chứng
thực Giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất nguyên liệu do cơ quan quản lý có
thẩm quyền nước ngoài cấp. Giấy phép sản xuất phải được hợp pháp hóa lãnh sự
theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn
theo quy định của pháp luật;
d)175 Báo cáo sử dụng nguyên liệu làm thuốc
theo Mẫu số 37 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp
nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc, Báo cáo kết quả kinh doanh thuốc thành
phẩm sản xuất từ nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 38 tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc.
Miễn nộp báo cáo kết
quả kinh doanh tại điểm này đối với trường hợp nguyên liệu, chất chuẩn nhập
khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ)176 Kế hoạch sản xuất, sử dụng, kinh
doanh đối với nguyên liệu, chất chuẩn đề nghị nhập khẩu và kế hoạch kinh doanh
dự kiến đối với thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đề nghị nhập khẩu, trừ
trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc;
Miễn nộp kế hoạch kinh
doanh dự kiến đối với thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đề nghị nhập khẩu tại điểm
này đối với trường hợp nguyên liệu, chất chuẩn nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên
cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Đối với nguyên liệu đề
nghị nhập khẩu thuộc danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử
dụng trong một số ngành, lĩnh vực có tổng số lượng nguyên liệu đề nghị nhập
khẩu, số lượng nguyên liệu còn tồn tại thời điểm lập đơn hàng và số lượng
nguyên liệu còn có thể tiếp tục nhập khẩu từ các Giấy phép nhập khẩu đã được
cấp trước đó vượt quá 150% so với tổng nhu cầu kinh doanh, sử dụng thực tế
trong 01 năm trước thời điểm lập đơn hàng thì phải có tài liệu chứng minh;
e)177 Trường hợp nguyên liệu, chất chuẩn
nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nguyên liệu
độc làm thuốc, dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị
cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực nhập khẩu để sản xuất thuốc xuất
khẩu;nguyên liệu làm thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc thuộc
Danh mục dược chất, tá dược, bán thành phẩm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ
đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam thì không phải nộp
tài liệu quy định tại các điểm b và c khoản này;
g) Bản chính văn bản
của cơ sở nhập khẩu giải trình mục đích, số lượng nguyên liệu nhập khẩu và cam
kết sử dụng đúng mục đích trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc để
kiểm nghiệm, nghiên cứu;
h) Trường hợp nhập khẩu
nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt không có Giấy đăng ký lưu hành
tại Việt Nam hoặc không thuộc Danh mục dược chất, tá dược, bán thành phẩm thuốc
để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc
tại Việt Nam để pha chế theo đơn tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để
phòng, chống dịch bệnh thì hồ sơ phải có thêm đơn đề nghị của cơ sở pha chế
theo Mẫu số 39 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Các giấy tờ quy định
tại các điểm b, c khoản 1 Điều này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc
tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt
hoặc tiếng Anh.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại các khoản 1, 2 Điều này là 01 bộ.
4. Nguyên liệu làm
thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc
không được cấp phép nhập khẩu để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ.
5. Nguyên liệu độc làm
thuốc, dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử
dụng trong một số ngành, lĩnh vực nhập khẩu để tham gia trưng bày tại triển
lãm, hội chợ thực hiện theo quy định tại Điều 83 của Nghị định
này.
1. Cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
2. Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu.
4. Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu
tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ
sơ.
5. Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại khoản
3 Điều này.
6. Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị
cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Giấy phép nhập khẩu,
công văn cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 28, 29,
30, 40 hoặc 40 44 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Dược chất, dược
liệu, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm để sản xuất thuốc có nguồn gốc dược
liệu dưới dạng cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch (sau đây
gọi chung là bán thành phẩm dược liệu) chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam
được cấp phép nhập khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng trong kiểm
nghiệm, nghiên cứu tại các cơ sở sản xuất hoặc cơ sở kiểm nghiệm, nghiên cứu
thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Sử dụng trong các
nghiên cứu khoa học đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hồ sơ gồm các giấy
tờ sau:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b)178 (được bãi bỏ)
c) Bản chính hoặc bản
sao có chứng thực văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp
quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Nguyên liệu làm
thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu để trưng bày tại các triển lãm, hội chợ liên
quan đến y, dược, thiết bị y tế.
2. Việc nhập khẩu
nguyên liệu làm thuốc để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ phải theo
quy định của pháp luật về tạm nhập tái xuất.
3. Nguyên liệu làm
thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều này không được lưu hành
tại Việt Nam và phải tái xuất toàn bộ sau khi kết thúc triển lãm, hội chợ.
1. Hồ sơ gồm các giấy
tờ sau:
a) 03 bản chính Đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b)179 (được bãi bỏ)
c)180 (được bãi bỏ)
2. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Nguyên liệu làm
thuốc được cấp phép nhập khẩu để sản xuất thuốc thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Thuốc để đáp ứng nhu
cầu quốc phòng;
b) Thuốc để đáp ứng nhu
cầu an ninh;
c) Thuốc để đáp ứng nhu
cầu trong phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa bao gồm
cả thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Dược liệu
nhập khẩu để pha chế theo đơn tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực
hiện theo quy định tại Điều 87 của Nghị định này.
2. Hồ sơ gồm các giấy
tờ sau:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 36 hoặc 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Trường hợp nguyên
liệu làm thuốc nhập khẩu để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh,
hồ sơ phải có bản chính văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Văn bản
phải có các thông tin tối thiểu sau: Tên thuốc, tên cơ sở sản xuất thuốc, hoạt
chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, đường dùng, chỉ
định;
c) Trường hợp nguyên
liệu làm thuốc nhập khẩu để sản xuất thuốc đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch
bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hồ sơ phải có văn bản phê duyệt
Danh mục thuốc của Bộ Y tế. Văn bản phải có các thông tin tối thiểu sau: Tên
thuốc, tên cơ sở sản xuất thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào
chế, quy cách đóng gói, đường dùng, chỉ định;
d) Trường hợp nguyên
liệu làm thuốc nhập khẩu để sản xuất, pha chế thuốc pha chế theo đơn tại nhà
thuốc, thuốc sản xuất, pha chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hồ sơ phải có
đơn đề nghị của cơ sở sản xuất, pha chế theo Mẫu số 42 tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này;
đ)181 (được bãi bỏ)
e) Bản sao tiêu chuẩn
chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất
có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;
g) Bản sao có chứng
thực Giấy phép sản xuất của cơ sở sản xuất nguyên liệu do cơ quan quản lý có
thẩm quyền nước ngoài cấp. Giấy phép sản xuất phải được hợp pháp hóa lãnh sự
theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn
theo quy định của pháp luật;
h) Tài liệu quy định
tại điểm e và g khoản này nếu không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng
Anh thì phải nộp thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc
tiếng Anh.
3. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu gồm các tài liệu sau:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 43 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b)182 (được bãi bỏ)
2. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
87. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược liệu không thuộc trường hợp quy định
tại các Điều 82, 83, 84, 85 và Điều 86 của Nghị định này183
1. Hồ sơ đề nghị cấp
phép nhập khẩu gồm các tài liệu sau:
a) 03 bản chính đơn
hàng nhập khẩu theo Mẫu số 41 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tiêu chuẩn chất
lượng của dược liệu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dược liệu tương
ứng trong Dược điển Việt Nam hoặc dược điển nước ngoài được Bộ Y tế công nhận.
Trường hợp quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về dược liệu tương ứng không có trong Dược điển Việt Nam hoặc
dược điển nước ngoài được Bộ Y tế công nhận, cơ sở cung cấp tiêu chuẩn chất
lượng bao gồm cả phương pháp thử do cơ sở xây dựng đã được cơ sở kiểm nghiệm thuốc,
nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước thẩm định;
c) Bản sao có chứng
thực Giấy chứng nhận thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ sở nước
ngoài cung cấp dược liệu vào Việt Nam hoặc Giấy phép hoạt động về thuốc và
nguyên liệu làm thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có phạm vi kinh
doanh dược liệu, dược liệu có sơ chế, chế biến;
d)184 Bản sao Giấy phép kinh doanh dược do
cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp được chứng thực và hợp pháp hóa lãnh sự
theo quy định. Trường hợp nước sở tại không cấp Giấy phép kinh doanh dược cho
cơ sở cung cấp dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thì cơ sở nộp bản sao có
chứng thực Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ pháp lý tương đương do cơ quan có
thẩm quyền nước sở tại cấp có phạm vi kinh doanh dược liệu. Không bắt buộc cơ
sở cung cấp dược liệu, bán thành phẩm dược liệu nước ngoài phải thực hiện quy
định tại khoản 15 Điều 91 Nghị định này nếu có đầy đủ các
giấy tờ đã nêu tại khoản này;
đ)185 Bản sao Giấy chứng nhận thực hành tốt
sản xuất của cơ sở sản xuất do cơ quan có thẩm quyền nước sở tại cấp được chứng
thực và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định. Trường hợp nước sở tại không cấp
Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thì cơ sở nộp bản sao có chứng thực Giấy
phép sản xuất hoặc các giấy tờ pháp lý tương đương Giấy chứng nhận thực hành
tốt sản xuất có phạm vi sản xuất dược liệu, bán thành phẩm dược liệu;
e) Bản sao có đóng dấu
của cơ sở nhập khẩu, văn bản ủy quyền của cơ sở sản xuất dược liệu cho cơ sở
cung cấp thuốc nước ngoài trừ trường hợp cơ sở sản xuất là cơ sở cung cấp. Văn
bản ủy quyền thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều
91 của Nghị định này.
2. Số lượng hồ sơ quy
định tại Điều này là 01 bộ.
1. Thủ tục và thời gian
cấp phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc,
chất chuẩn quy định tại các Điều 82, 84, 86 và 87 của Nghị định
này:
a) Cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu
tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ
sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c
khoản này;
e) Trong thời hạn 06
tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị
cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
2. Đối với các trường
hợp nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc được quy định tại Điều 85 Nghị
định này:
a) Cơ sở đề nghị cấp
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi
trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c
khoản này.
3. Giấy phép nhập khẩu,
công văn cho phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 44 hoặc 45 tại
Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Mục
5. QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
1. Giấy phép, công văn
cho phép xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thời hạn như sau:
a) Tối đa 01 năm đối với
thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu theo quy định tại các Điều 57, 59, 60, 62 và khoản 1 Điều 61 Nghị
định này;
b) Tối đa 02 năm đối
với thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép xuất khẩu theo quy định tại Điều 58 và khoản 8 Điều 64 của Nghị định này;
2. Giấy phép nhập khẩu,
công văn cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thời hạn như sau:
a) Tối đa 01 năm đối
với Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu thuốc;
b) Tối đa 01 năm và có
giá trị cho 01 lần nhập khẩu đối với Giấy phép nhập khẩu thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây
nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc;
c) Tối đa 02 năm đối
với Giấy phép nhập khẩu, công văn cho phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, trừ
nguyên liệu làm thuốc quy định tại điểm b khoản này.
3. Thời hạn hiệu lực
của Giấy phép, công văn cho phép phải được ghi cụ thể trong Giấy phép, công văn
cho phép.
1. Thuốc hóa dược,
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam,
trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 3 Điều này phải có hạn dùng
còn lại tối thiểu tại thời điểm thông quan như sau:
a) 18 tháng đối với
trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng trên 24 tháng;
b) 1/2 hạn dùng đối với
trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng bằng hoặc dưới 24 tháng.
2. Vắc xin, sinh phẩm
nhập khẩu vào Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải có
hạn dùng còn lại tối thiểu là 1/2 hạn dùng tại thời điểm thông quan.
3. Thuốc, nguyên liệu
làm thuốc nhập khẩu theo quy định tại các Điều 67, 73, 74, 75, 82, 83, 84, 85, 86 và điểm b khoản 1 Điều
68 của Nghị định này phải còn hạn dùng tại thời điểm thông quan.
4. Các thuốc, nguyên
liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn hạn dùng
còn lại quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng cần thiết cho nhu cầu
sử dụng trong sản xuất, phòng và điều trị bệnh thì Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định
cho phép nhập khẩu.
5. Hồ sơ đề nghị cho
phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 Điều này gồm
các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị của cơ
sở nhập khẩu, bao gồm các thông tin sau: Tên thuốc/nguyên liệu làm thuốc, hạn
dùng còn lại tại thời điểm thông quan, lý do thuốc/nguyên liệu làm thuốc có hạn
dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn quy định tại khoản 1 hoặc khoản
2 Điều này;
b) Các giấy tờ chứng
minh việc lô thuốc/nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm
thông quan ngắn hơn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.
6. Trình tự, thủ tục
cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Cơ sở đề nghị cho
phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;
b) Sau khi nhận được hồ
sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Trường hợp không có
yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế có văn bản cho phép nhập khẩu;
d) Trường hợp có yêu
cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu
tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ
sơ;
đ) Sau khi nhận hồ sơ
sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa
đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo
quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối
với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế có văn bản cho phép nhập khẩu theo quy định
tại điểm c khoản này;
e) Trong thời hạn 03
tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị
cho phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn
trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 04 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần
đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
Điều
91. Quy định về nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1.186 Nguyên liệu làm thuốc là dược chất,
tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán thành phẩm dược liệu chưa có Giấy
đăng ký lưu hành để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký
lưu hành thuốc tại Việt Nam được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cơ
quan cấp phép theo Mẫu số 46 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại
Việt Nam. Nguyên liệu làm thuốc thuộc Danh mục đã được công bố được nhập khẩu
không phải thực hiện cấp phép nhập khẩu, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm
soát đặc biệt.
2. Danh mục thuốc,
nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất theo quy định tại Phụ lục V
của Nghị định này.
3. Nguyên liệu làm
thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam gồm dược liệu, bán thành phẩm
dược liệu, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc trừ bán thành phẩm thuốc phải
kiểm soát đặc biệt được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu.
4. Cơ sở đào tạo y,
dược, cơ sở nghiên cứu, kiểm nghiệm thuốc được phép nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc và chất chuẩn phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu, kiểm nghiệm
do chính cơ sở thực hiện.
5.187 Văn phòng đại diện tại Việt Nam của
cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký, cơ sở sở hữu giấy phép lưu hành của
thuốc thử lâm sàng, thuốc đánh giá sinh khả dụng, thử tương đương sinh học; cơ
sở nhận thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở nhận đánh giá sinh khả dụng, thử tương
đương sinh học được nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc
trực tiếp với thuốc và chất chuẩn để phục vụ việc thử lâm sàng, đánh giá sinh
khả dụng, thử tương đương sinh học, đăng ký lưu hành, nghiên cứu, kiểm nghiệm
thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
5a.188 Cơ quan, tổ chức dưới đây đáp ứng quy
định tại Điều 35 Luật Dược được phép:
a) Nhập khẩu thuốc
thuộc trường hợp quy định tại Điều 67 của Nghị định này khi
được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc Bộ Y tế chỉ định trong văn bản đề nghị nhập
khẩu.
b) Nhập khẩu thuốc viện
trợ, viện trợ nhân đạo khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt tiếp nhận viện trợ, viện trợ nhân đạo.
6. Thương nhân được
phép nhập khẩu bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
7. Thuốc, nguyên liệu
làm thuốc chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, trừ thuốc được cấp phép
nhập khẩu không vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều
75 của Nghị định này.
8. Bộ trưởng Bộ Y tế
quyết định số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp phép nhập khẩu theo
các quy định dưới đây:
a)189 Số lượng cấp phép nhập khẩu thuốc có
chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần
đầu sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điều 65 của Nghị
định này căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của cơ sở nhập khẩu;
b) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc có chứa dược chất đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt
Nam nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, thuốc có chứa dược liệu đã từng sử
dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, thuốc
đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt theo quy định tại Điều 66, 68
của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu điều trị thực tế của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
c) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống
dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định tại Điều 67 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng cho mục
đích an ninh, quốc phòng, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa;
d) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc hiếm theo quy định tại Điều 69 của Nghị định
này căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của cơ sở nhập khẩu;
đ) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc
nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt
Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất
được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam
theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này căn cứ khả năng
đáp ứng mục tiêu bình ổn giá;
e) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước theo quy định tại Điều 71 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc của
các Chương trình Y tế của Nhà nước;
g) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo theo quy định tại Điều
72 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị nhận
viện trợ;
h) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc dùng cho mục đích thử lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh
giá sinh khả dụng, làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học theo quy định tại Điều 73 của Nghị định này căn cứ vào đề cương nghiên cứu được
phê duyệt hoặc nhu cầu sử dụng thuốc trong kiểm nghiệm, nghiên cứu của cơ sở;
i) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc không vì mục đích thương mại theo quy định tại Điều
75 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để điều trị của tổ
chức, cá nhân;
k) Số lượng cấp phép
nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt theo quy định tại các Điều
79, 80 của Nghị định này căn cứ vào nhu cầu kinh doanh thực tế của cơ sở;
l) Số lượng cấp phép
nhập khẩu chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, nguyên liệu làm
thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam quy định tại các Điều 82, 84, 85, 86 và 87 của Nghị định này
căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên liệu trong sản xuất, kinh doanh thực tế của
cơ sở, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
9. Nguyên liệu làm
thuốc, chất chuẩn nhập khẩu theo quy định tại Luật Dược và Nghị định này không
phải thực hiện thủ tục khai báo hóa chất.
10. Các cơ sở có quyền
nhập khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm
thuốc tại Việt Nam không được thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến
phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trừ thuốc và nguyên liệu
làm thuốc do chính cơ sở sản xuất tại Việt Nam, bao gồm:
a) Bán thuốc, nguyên
liệu làm thuốc, giao thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, cơ sở bán lẻ, cá nhân, tổ chức không phải là cơ sở bán buôn thuốc, nguyên
liệu làm thuốc;
b) Nhận đơn đặt hàng,
nhận thanh toán thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ
sở bán lẻ, cá nhân, tổ chức không phải là cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm
thuốc;
c) Vận chuyển, nhận bảo
quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Xác định, áp đặt giá
bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở kinh doanh dược khác phân phối;
đ) Quyết định chiến
lược phân phối, chính sách kinh doanh của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở
kinh doanh dược khác phân phối;
e) Xây dựng kế hoạch
cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại
Việt Nam;
g) Hỗ trợ tài chính
dưới mọi hình thức cho tổ chức, cá nhân trực tiếp mua thuốc, nguyên liệu làm
thuốc của cơ sở nhằm mục đích thao túng việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm
thuốc nhập khẩu;
h) Thực hiện các hành
vi khác liên quan đến phân phối thuốc theo quy định của pháp luật.
11. Cơ sở bán buôn mua
thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu bởi các cơ sở nhập khẩu không được thực
hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam phải có đủ năng
lực thực hiện và khả năng trực tiếp thực hiện việc phân phối thuốc, nguyên liệu
làm thuốc đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở kinh doanh dược mà không
bị các cơ sở không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
tại Việt Nam áp đặt, chi phối hoặc điều tiết trong các hoạt động quy định tại khoản
10 Điều này.
12. Cơ sở có quyền nhập
khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
tại Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Bộ Y tế cơ sở bán buôn
thực hiện việc phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu vào Việt Nam
của mình trước khi bán thuốc hoặc dừng bán thuốc cho cơ sở đó.
Trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở (thời điểm tiếp nhận tính
theo dấu công văn đến), Bộ Y tế có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện
tử của đơn vị thông tin về cơ sở bán buôn mua thuốc của cơ sở có quyền nhập
khẩu nhưng không được thực hiện quyền phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
tại Việt Nam để phân phối.
13. Việc nhập khẩu dược
liệu là mẫu vật của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ để làm mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc phải thực hiện theo quy định
pháp luật về đa dạng sinh học.
14. Quy định đối với
Phiếu kiểm nghiệm của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu:
a) Phiếu kiểm nghiệm
phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Trường hợp Phiếu kiểm nghiệm
chưa được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, phải có bản dịch công chứng
ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
b) Trường hợp có từ 02
cơ sở trở lên tham gia sản xuất thuốc thì lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập
khẩu phải có phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất hoặc của cơ sở đóng gói cuối
cùng hoặc của cơ sở chịu trách nhiệm xuất xưởng;
c) Phiếu kiểm nghiệm
phải bao gồm các thông tin sau: Thông tin hành chính (tên, địa chỉ cơ sở sản
xuất, số Phiếu kiểm nghiệm, tên và chữ ký của người được giao trách nhiệm, ngày
phát hành phiếu kiểm nghiệm) và thông tin về mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
(tên sản phẩm, số lô, hạn dùng, tiêu chuẩn chất lượng áp dụng, chỉ tiêu chất
lượng, yêu cầu chất lượng, kết quả kiểm nghiệm, kết luận về chất lượng lô sản
phẩm).
15.190 Cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm
thuốc là cơ sở nước ngoài ký hợp đồng mua bán với cơ sở nhập khẩu. Cơ sở cung
cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải thuộc một trong các cơ sở sau:
a) Cơ sở sản xuất
thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;
b) Cơ sở sở hữu sản
phẩm hoặc sở hữu giấy phép lưu hành của thuốc, dược chất nhập khẩu được ghi
trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược đối với thuốc được cấp Giấy đăng ký lưu hành
theo quy định tại Luật Dược và thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
c) Cơ sở nước ngoài
đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có Giấy đăng ký lưu hành thuốc,
nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm thông quan nhưng
không phải là cơ sở quy định tại điểm a, b khoản này;
d) Các cơ sở đã được
cấp Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm
thuốc tại Việt Nam, giấy phép hoạt động của công ty nước ngoài về vắc xin, sinh
phẩm y tế và nguyên liệu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế tại Việt Nam;
đ) Trường hợp cơ sở
cung cấp là cơ sở quy định tại điểm c hoặc d hoặc h khoản này thì phải được cơ
sở quy định tại điểm a hoặc b khoản này ủy quyền bằng văn bản để cung cấp thuốc
vào Việt Nam, trừ trường hợp cơ sở quy định tại điểm d và điểm h Khoản này
chính là cơ sở quy định tại điểm a hoặc điểm b Khoản này.
Văn bản ủy quyền bao
gồm giấy ủy quyền hoặc giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác.
Văn bản ủy quyền phải được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh và tối thiểu
có các thông tin sau: Tên, địa chỉ của cơ sở ủy quyền, cơ sở được ủy quyền;
phạm vi ủy quyền trong đó có hoạt động cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc
vào Việt Nam; thời hạn ủy quyền hoặc thời hạn cho phép bán hàng; trách nhiệm
của các bên trong việc đảm bảo chất lượng, nguồn gốc của thuốc, nguyên liệu làm
thuốc cung cấp vào Việt Nam; chữ ký xác nhận của các bên;
e) Cơ sở cung cấp thuốc
nhập khẩu theo quy định tại các Điều 67, 73 và khoản 1 Điều 74
của Nghị định này không phải thực hiện quy định tại khoản này.
g) Cơ sở cung cấp thuốc
nhập khẩu theo quy định tại Điều 68, Điều 70 của Nghị định này
không phải thực hiện quy định tại điểm đ khoản này.
h) Các cơ sở được công
bố theo quy định tại Khoản 22 Điều này;
16.191 Cơ sở cung cấp tá dược, vỏ nang, bao
bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm
soát đặc biệt được nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc
xuất khẩu theo quy định tại Điều 80 của Nghị định này;
nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu theo quy định tại Điều 82, 83,
84, 85 của Nghị định này; thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo
nhập khẩu không phải thực hiện quy định tại khoản 15 Điều này.
17. Thu hồi giấy phép
nhập khẩu thuốc trong các trường hợp sau đây:
a) Thuốc nhập khẩu bị
thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật
Dược;
b) Thuốc nhập khẩu bị
cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất, nước thành viên ICH hoặc Australia rút
Giấy đăng ký lưu hành;
c) Cơ quan có thẩm
quyền kết luận tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đã được
phê duyệt là tài liệu giả mạo;
d) Thuốc nhập khẩu được
sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc đã được
phê duyệt;
đ) Thuốc có chứa dược
chất, dược liệu nhập khẩu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ của thuốc khuyến cáo không an toàn, hiệu
quả cho người sử dụng;
e) Cơ sở sản xuất, cơ
sở nhập khẩu đề nghị thu hồi giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
g) Có thông báo thu hồi
của cơ quan quản lý về dược của nước ngoài đối với lô thuốc nhập khẩu.
18. Giấy phép nhập khẩu
nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi theo quy định tại các điểm a, b, d, đ hoặc e khoản 2 Điều 62
của Luật Dược;
b) Dược chất, dược liệu
nhập khẩu được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc nước xuất xứ của dược chất, dược liệu khuyến cáo không an toàn, hiệu
quả cho người sử dụng.
19. Ngừng tiếp nhận hồ
sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ 01 năm đến 02
năm; ngừng cấp phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ 01 năm đến 02 năm
của cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp vi
phạm quy định tại các điểm a, c, d khoản 17 Điều này;
b) Trong thời hạn 12
tháng có 02 lô thuốc nhập khẩu trở lên bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ
2 theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Dược hoặc 03 lô thuốc nhập
khẩu trở lên vi phạm chất lượng;
c) Thông tin trong hồ
sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất
thực tế của cơ sở sản xuất;
d) Không thực hiện việc
cập nhật thông tin liên quan đến hiệu quả, an toàn của thuốc trên nhãn, tờ
hướng dẫn sử dụng của thuốc nhập khẩu đang lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu
của Bộ Y tế.
20. Ngừng nhập khẩu đối
với toàn bộ thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu
làm thuốc khi cơ sở đó có một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm nguyên tắc
thực hành tốt sản xuất thuốc ở mức độ nghiêm trọng theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Y tế;
b) Trong thời hạn 12
tháng có từ 02 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm ở mức độ 01 theo
quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 của Luật Dược liên quan đến chất lượng
thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Trong thời hạn 12
tháng có từ 03 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm ở mức độ 02 theo
quy định tại điểm b khoản 2 Điều 63 của Luật Dược hoặc có từ 04 lô thuốc,
nguyên liệu làm thuốc trở lên vi phạm chất lượng;
d) Thời hạn ngừng nhập
khẩu từ 01 năm đến 02 năm đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản
này và từ 06 tháng đến 01 năm đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản
này.
21. Quy định về báo cáo
xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ thuốc phải kiểm soát đặc
biệt:
a) Trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhập khẩu vắc xin đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam,
thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, cơ sở nhập khẩu gửi báo
cáo đối với từng lô hàng nhập về Bộ Y tế và Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và
sinh phẩm y tế đối với vắc xin theo Mẫu số 47 hoặc 48 tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Nghị định này.
b) Trước ngày 15 tháng
7 và trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở nhập khẩu báo cáo 06 tháng và báo
cáo năm tương ứng về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc theo Mẫu số 49 hoặc 50 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và
gửi về Bộ Y tế.
22.192 Trường hợp Bộ Y tế nhận được văn bản
của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đề nghị công bố danh sách các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký cung cấp thuốc,
nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam, Bộ Y tế thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước xuất
khẩu, Bộ Y tế công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ danh sách các cơ sở
sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài đăng ký cung cấp thuốc,
nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam.
b) Trường hợp Bộ Y tế
nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đề nghị thay đổi, bổ
sung thông tin liên quan đến các cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc
nước ngoài đã được Bộ Y tế công bố, Bộ Y tế thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản
này.
23.193 Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu
quy định tại Khoản 23 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về Bộ Y tế
theo quy định sau:
a) Đối với trường hợp
cơ sở cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đang được Bộ Y tế công bố có thay
đổi thông tin về tên, địa điểm kinh doanh hoặc phạm vi kinh doanh: thông báo
trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước
xuất khẩu phê duyệt việc thay đổi thông tin.
b) Đối với trường hợp
cơ sở có thông báo tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh
thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước xuất khẩu: thông báo trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc cơ sở
cung cấp bị ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
24.194 Văn bản của cơ quan có thẩm quyền
nước xuất khẩu quy định tại khoản 23 và 24 Điều này phải đáp ứng các quy định
sau:
a) Ghi rõ tên, địa chỉ
và thông tin liên hệ của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu; thông tin về
quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào
Việt Nam; tên cơ sở cung cấp, địa điểm kinh doanh, phạm vi kinh doanh và thông
tin liên hệ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc
đăng ký cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc vào Việt Nam;
b) Là bản chính được
thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Trường hợp không thể hiện bằng tiếng
Anh hoặc tiếng Việt thì phải có thêm bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt và
phải được công chứng theo quy định.
Ngoài các giấy tờ phải
nộp, xuất trình theo quy định của pháp luật về hải quan, cơ sở kinh doanh dược,
tổ chức, cá nhân phải xuất trình và nộp các giấy tờ sau khi thông quan xuất
khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
1. Thông quan xuất khẩu
thuốc, nguyên liệu làm thuốc:
a) Xuất trình bản chính
hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất
khẩu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở xuất khẩu đối với
trường hợp cơ sở xuất khẩu là cơ sở kinh doanh dược;
b) Nộp bản sao giấy
phép xuất khẩu có đóng dấu xác nhận của cơ sở xuất khẩu và xuất trình bản chính
hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu trong trường hợp xuất khẩu dược liệu
thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát;
thuốc phải kiểm soát đặc biệt trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Nộp bản sao đơn
thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký
của người đề nghị cấp phép xuất khẩu hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức đề
nghị cấp phép xuất khẩu và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp
thuốc phải kiểm soát đặc biệt thuộc hành lý cá nhân của tổ chức, cá nhân xuất
cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của tổ chức, cá nhân xuất
cảnh để điều trị bệnh cho bản thân người xuất cảnh với số lượng xuất khẩu không
vượt quá số lượng sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện; 10 ngày đối
với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất; 30 ngày đối với thuốc dạng phối hợp có
chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần,
thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc độc, thuốc trong danh mục thuốc,
dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực theo
liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo.
2.195 Thông quan nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc
thuộc danh mục dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán thành
phẩm dược liệu theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu thành thuốc tại
Việt Nam, trừ dược liệu:
a) Xuất trình bản chính
hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập
khẩu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở nhập khẩu đối với
trường hợp cơ sở nhập khẩu là cơ sở kinh doanh dược;
b) Nộp bản sao có đóng
dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu giấy phép nhập khẩu và xuất trình bản chính
hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu trong trường hợp nhập khẩu thuốc phải
kiểm soát đặc biệt;
c) Nộp bản chính hoặc
bản sao Phiếu kiểm nghiệm cho từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu có
đóng dấu của cơ sở nhập khẩu; trường hợp bản sao thì phải xuất trình bản chính
để đối chiếu khi thông quan;
d)196 Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của
cơ sở nhập khẩu giấy ủy quyền hoặc giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan
hệ đối tác theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 Nghị định
này, trừ trường hợp nhập khẩu tá dược, vỏ nang, thuốc viện trợ, viện trợ
nhân đạo;
đ)197 Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và không thuộc
trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn
của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của
nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn hiệu lực để được
thông quan.
e)198 Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và thuộc
trường hợp phải có Giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn
của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của
nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành và Giấy phép nhập khẩu hết thời
hạn hiệu lực để được thông quan;
g)199 Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm
thuốc thuộc danh mục dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán
thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng
ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và không thuộc trường hợp phải có Giấy phép nhập
khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô nguyên liệu làm thuốc thể
hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký
lưu hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu hết thời hạn hiệu lực để được
thông quan (trong trường hợp Giấy đăng ký lưu hành của thuốc dùng để công bố
nguyên liệu hết thời hạn hiệu lực tại thời điểm thông quan);
h)200 Trường hợp nhập khẩu nguyên liệu làm
thuốc thuộc danh mục dược chất, tá dược, vỏ nang, bán thành phẩm thuốc, bán
thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng
ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và thuộc trường hợp phải có Giấy phép nhập khẩu,
cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô nguyên liệu làm thuốc thể hiện
hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu
hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu và Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu
hết thời hạn hiệu lực để được thông quan (trong trường hợp Giấy đăng ký lưu
hành của thuốc dùng để công bố nguyên liệu hoặc Giấy phép nhập khẩu nguyên liệu
hết hiệu lực tại thời điểm thông quan).
3.201 Thông quan nhập khẩu dược liệu, bán
thành phẩm dược liệu có Giấy đăng ký lưu hành hoặc chưa có Giấy đăng ký lưu
hành tại Việt Nam, trừ bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ
đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam:
a) Nộp bản sao có đóng
dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng
thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để đối chiếu trong trường hợp
cơ sở nhập khẩu là cơ sở kinh doanh dược;
b) Đối với dược liệu,
bán thành phẩm dược liệu có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nộp bản sao
Giấy đăng ký lưu hành có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu và xuất trình bản chính
hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu;
c) Đối với dược liệu,
bán thành phẩm dược liệu chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nộp bản
sao có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu giấy phép nhập khẩu dược liệu và xuất trình
bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu;
d) Bản sao có đóng dấu
của cơ sở nhập khẩu văn bản ủy quyền của cơ sở sản xuất dược liệu, bán thành
phẩm dược liệu cho cơ sở cung cấp thuốc nước ngoài trừ trường hợp cơ sở sản
xuất là cơ sở cung cấp. Văn bản ủy quyền thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 của Nghị định này;
đ) Nộp bản chính hoặc
bản sao Phiếu kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất cho từng lô dược liệu, bán thành
phẩm dược liệu nhập khẩu có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu; trường hợp bản sao
thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi thông quan;
e)202 Trường hợp nhập khẩu dược liệu, bán
thành phẩm dược liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và không
thuộc trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận
tải đơn của lô dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thể hiện hàng hóa được xuất
từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành hết thời hạn
hiệu lực;
g) Đối với dược liệu,
bán thành phẩm dược liệu nhập khẩu theo quy định tại Điều 82 và
Điều 83 của Nghị định này, không yêu cầu nộp các giấy tờ quy định tại các điểm
b, d, đ và e khoản này.
h)203 Trường hợp nhập khẩu dược liệu, bán
thành phẩm dược liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 59 của Luật Dược và thuộc
trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn
của lô dược liệu, bán thành phẩm dược liệu thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng
đi của nước xuất khẩu trước ngày Giấy đăng ký lưu hành và giấy phép nhập khẩu
hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.
i)204 Trường hợp nhập khẩu dược liệu, bán
thành phẩm dược liệu theo hình thức giấy phép nhập khẩu chưa có Giấy đăng ký
lưu hành tại Việt Nam và tại thời điểm thông quan giấy phép nhập khẩu hết hiệu
lực, cơ sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô dược liệu, bán thành phẩm
dược liệu thể hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày
giấy phép nhập khẩu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.
4.205 Thông quan nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ các trường hợp
quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này:
a) Xuất trình bản chính
hoặc bản sao có chứng thực và nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của cơ sở nhập
khẩu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ sở nhập khẩu đối với
trường hợp cơ sở nhập khẩu là cơ sở kinh doanh dược;
b) Nộp bản sao có đóng
dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc và xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực để đối chiếu;
c)206 Nộp bản chính hoặc bản sao có đóng
dấu xác nhận của cơ sở nhập khẩu Phiếu kiểm nghiệm cho từng lô thuốc, nguyên
liệu làm thuốc nhập khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc theo quy định tại các Điều 65, 66, 69, 71,
79, 80, 84, 85, 86 và các điểm a, c khoản
1 Điều 68, điểm c, d khoản 1 Điều 72 của Nghị định này; trường hợp bản sao
thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi thông quan;
d) Nộp bản sao đơn
thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị ngoại trú có chứng thực hoặc có chữ ký của
người nhập cảnh hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu với số lượng
thuốc nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau:
Không vượt quá số lượng
sử dụng tối đa 07 ngày đối với thuốc gây nghiện hoặc 10 ngày đối với thuốc
hướng thần, thuốc tiền chất theo liều dùng ghi trong đơn thuốc kèm theo;
Thuốc nhập khẩu không
phải là thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, có tổng trị giá
hải quan không quá 200 (hai trăm) đô-la Mỹ (tính theo tỷ giá liên ngân hàng tại
thời điểm thông quan) 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong
01 năm cho 01 tổ chức, cá nhân.Trường hợp thuốc sử dụng cho người bị bệnh thuộc
Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuốc có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000
(mười triệu) đồng 01 lần và số lần nhận thuốc tối đa không quá 04 lần trong 01
năm cho 01 cá nhân.
Trường hợp nộp bản sao
có chữ ký của người nhập cảnh hoặc bản sao có đóng dấu của tổ chức nhập khẩu,
tổ chức, cá nhân phải xuất trình bản chính đơn thuốc, sổ y bạ theo dõi điều trị
ngoại trú để đối chiếu khi thông quan.
đ)207 Nộp bản sao có đóng dấu xác nhận của
cơ sở nhập khẩu giấy ủy quyền hoặc giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan
hệ đối tác theo quy định tại điểm đ khoản 15 Điều 91 của Nghị
định này, trừ các trường hợp thuốc nhập khẩu theo quy định tại Điều 67, 68, 70, 72, 73, khoản 1 Điều 74 của Nghị
định này, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, chất chuẩn, nguyên liệu làm
thuốc phải kiểm soát đặc biệt nhập khẩu để để sản xuất thuốc xuất khẩu quy định
tại Điều 80 của Nghị định này, nguyên liệu làm thuốc được
cấp phép nhập khẩu theo quy định tại các Điều 82, 83, 84, 85, 86 của Nghị định này, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát
đặc biệt nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên cứu.
e)208 Trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên
liệu làm thuốc theo hình thức giấy phép nhập khẩu chưa có Giấy đăng ký lưu hành
tại Việt Nam và tại thời điểm thông quan giấy phép nhập khẩu hết hiệu lực, cơ
sở nhập khẩu xuất trình vận tải đơn của lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc thể
hiện hàng hóa được xuất từ cảng đi của nước xuất khẩu trước ngày giấy phép nhập
khẩu hết thời hạn hiệu lực để được thông quan.
ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH DƯỢC LIỆU, TÁ DƯỢC, VỎ NANG VÀ ĐÁNH GIÁ CƠ
SỞ SẢN XUẤT THUỐC TẠI NƯỚC NGOÀI
Mục
1. ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH DƯỢC LIỆU, TÁ DƯỢC, VỎ NANG
Điều
93. Đối tượng và yêu cầu đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang
1. Dược liệu thuộc một
trong các trường hợp sau đây phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam:
a)209 (được bãi bỏ)
b) Dược liệu lần đầu sử
dụng làm thuốc tại Việt Nam;
c)210 (được bãi bỏ)
d)211 (được bãi bỏ)
đ)212 Dược liệu nhập khẩu thuộc Danh mục
dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị và khả
năng cung cấp, giá hợp lý;
e)213 Bán thành phẩm dược liệu, trừ trường
hợp các sản phẩm này do chính cơ sở sản xuất để sản xuất thuốc thành phẩm hoặc
bán thành phẩm dược liệu để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy
đăng ký lưu hành tại Việt Nam, bán thành phẩm để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc
sản xuất thuốc xuất khẩu.
2. Dược liệu không
thuộc quy định tại khoản 1 Điều này phải công bố tiêu chuẩn theo quy định tại khoản
2 Điều 68 của Luật Dược. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký lưu hành thì thực
hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị định này.
3.214 Tá dược dùng làm thuốc có tiêu chuẩn
cơ sở do cơ sở sản xuất tá dược xây dựng mà không áp dụng hoặc không có trong
dược điển Việt Nam, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thuốc hoặc không áp dụng
dược điển nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế phải đăng
ký lưu hành, trừ trường hợp tá dược sử dụng để sản xuất thuốc đã được cấp Giấy
đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam và tá dược sử dụng để kiểm nghiệm,
nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc xuất khẩu. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký
lưu hành thì thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị định này.
4.215 Vỏ nang dùng làm thuốc phải đăng ký
lưu hành, trừ trường hợp vỏ nang sử dụng để sản xuất thuốc đã được cấp Giấy
đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam, vỏ nang sử dụng để kiểm nghiệm,
nghiên cứu hoặc sản xuất thuốc xuất khẩu. Trường hợp cơ sở có nhu cầu đăng ký
lưu hành thì thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V của Nghị định này.
5. Cơ sở được đứng tên
đăng ký dược liệu, tá dược, vỏ nang bao gồm:
a) Cơ sở quy định tại khoản
3 Điều 54 của Luật Dược;
b) Cơ sở quy định tại điểm
c khoản 1 Điều 35 của Luật Dược được đứng tên đăng ký dược liệu.
6. Hình thức đăng ký,
quyền và trách nhiệm của cơ sở đăng ký dược liệu, tá dược, vỏ nang thực hiện
theo quy định tại các Điều 55, 57 của Luật Dược.
Thẩm quyền, hồ sơ, thủ
tục, thời hạn cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký lưu hành
dược liệu, tá dược, vỏ nang thực hiện theo quy định tại các Điều 56, 58 của
Luật Dược, trừ thời hạn cấp và các quy định sau:
1. Đối với cơ sở nuôi
trồng, thu hái dược liệu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
thì phải nộp bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi nộp
hồ sơ đăng ký lưu hành dược liệu.
2. Thời hạn cấp Giấy
đăng ký lưu hành dược liệu, tá dược, vỏ nang là không quá 06 tháng kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ.
1. Đối với thuốc,
nguyên liệu làm thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành, cơ sở đăng ký khi nộp hồ
sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc nước ngoài
phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất
trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất nước
ngoài lần đầu có thuốc đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Thuốc được sản xuất
trên dây chuyền chưa được Bộ Y tế đánh giá;
c) Nguyên liệu làm
thuốc là dược chất lần đầu được đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
d) Cơ sở sản xuất nước
ngoài lần đầu có dược liệu đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
2. Đối với thuốc,
nguyên liệu làm thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành trước ngày Nghị định này có
hiệu lực nhưng cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được Bộ Y tế
đánh giá, cơ sở đăng ký nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực
hành tốt sản xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi nộp hồ sơ đề
nghị gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định
tại khoản 4 Điều 55 của Luật Dược;
b) Khi nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc do thay đổi địa điểm
của cơ sở sản xuất theo quy định tại điểm b hoặc c khoản 2 Điều 55 của Luật
Dược.
3. Trường hợp thuốc,
nguyên liệu làm thuốc được sản xuất theo nhiều công đoạn sản xuất tại nhiều cơ
sở sản xuất khác nhau, cơ sở đăng ký phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá đối với
tất cả các cơ sở sản xuất tham gia vào sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đó.
1. Thẩm định hồ sơ liên
quan đến điều kiện sản xuất được áp dụng đối với cơ sở sản xuất không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
2. Công nhận, thừa nhận
kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với yêu
cầu đáp ứng thực hành tốt sản xuất được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất thuộc
các nước được Bộ Y tế công bố tại danh mục các nước mà Việt Nam có ký điều ước
quốc tế thừa nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra thực hành tốt sản xuất, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cơ sở sản xuất thuộc
các nước thành viên ICH, Australia và được một trong các cơ quan quản lý dược
của Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration, USFDA), các nước thuộc Liên minh
Châu Âu (European Union, European Medicines Agency (EMA)), Australia (Therapeutic
Goods Administration, TGA), Nhật Bản (Pharmaceuticals and Medical Devices
Agency, PMDA) hoặc Canada (Health Canada) kiểm tra, đánh giá đáp ứng thực hành
tốt sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kiểm tra tại cơ sở
sản xuất được áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở sản xuất có hồ
sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có dấu hiệu sửa chữa hoặc có nghi ngờ
về tính xác thực đối với thông tin, dữ liệu của hồ sơ;
b) Cơ sở sản xuất có
thuốc vi phạm chất lượng mức độ 1 theo kết luận của Bộ Y tế;
c) Cơ sở sản xuất có hồ
sơ đề nghị đánh giá điều kiện sản xuất được Bộ Y tế kết luận không đủ căn cứ
chứng minh cơ sở sản xuất đó đáp ứng thực hành tốt sản xuất.
d)216 Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm
thuốc của nước xuất khẩu không áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt sản
xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, công bố áp
dụng hoặc công nhận theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 97 Nghị
định này.
Điều
97. Nội dung đánh giá cơ sở sản xuất nước ngoài đáp ứng Thực hành tốt sản xuất
1. Tài liệu làm căn cứ
đánh giá:
a) Tiêu chuẩn thực hành
tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
b) Quy định về đăng ký,
quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc hiện hành.
c)217 Trường hợp nguyên tắc, tiêu chuẩn
Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc không thuộc một trong các
nguyên tắc, tiêu chuẩn đã được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu
hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đánh giá sự phù hợp của các nguyên tắc, tiêu
chuẩn của nước xuất khẩu so với nguyên tắc, tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành hoặc công bố áp dụng. Sau khi có kết quả đánh giá phù hợp, Bộ trưởng Bộ Y
tế ra quyết định công nhận sự phù hợp của nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt
của nước xuất khẩu để làm căn cứ đánh giá cơ sở sản xuất.
2. Nội dung đánh giá
theo hình thức thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất:
a) Tính hợp pháp của
Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm
tra thực hành tốt sản xuất;
b) Tính phù hợp về phạm
vi chứng nhận được ghi trên Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo
kiểm tra thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất với dạng bào chế của
thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký;
c) Tính phù hợp của điều
kiện cơ sở nhà xưởng bao gồm sơ đồ bố trí nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, vật
liệu xây dựng, điều kiện môi trường sản xuất, bố trí đường di chuyển của nhân
viên, của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, của trang thiết bị sản
xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d) Thiết lập và vận
hành hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất;
đ) Đánh giá của cơ quan
quản lý dược của nước sở tại hoặc cơ quan quản lý dược nước khác, những tồn tại
được phát hiện và hoạt động khắc phục phòng ngừa của cơ sở sản xuất.
3. Nội dung đánh giá
theo hình thức công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả thanh tra, kiểm tra
thực hành tốt sản xuất của cơ quan quản lý dược nước ngoài:
a) Tính hợp pháp của
Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm
tra Thực hành tốt sản xuất;
b) Tính phù hợp về phạm
vi chứng nhận được ghi trên Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc báo cáo
kiểm tra Thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất với dạng bào chế của
thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký.
4. Nội dung đánh giá
theo hình thức kiểm tra tại cơ sở sản xuất:
a) Tính hợp pháp của
Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất, giấy phép sản xuất hoặc báo cáo kiểm
tra Thực hành tốt sản xuất;
b) Hiện trạng cơ sở nhà
xưởng bao gồm sơ đồ bố trí nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, vật liệu xây dựng, điều
kiện môi trường sản xuất, bố trí đường di chuyển của nhân viên, của nguyên vật
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, của trang thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, bảo
quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c) Quy trình sản xuất
thực tế của dây chuyền sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký;
d) Thiết lập và vận
hành hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở sản xuất;
đ) Tình trạng thực tế
của việc áp dụng, đáp ứng thực hành tốt sản xuất trong toàn bộ hoạt động sản
xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại cơ sở sản xuất.
Điều
98. Hồ sơ đề nghị đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất
1. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 96 của Nghị định này, hồ sơ đề nghị đánh giá cơ
sở bao gồm:
a) Giấy chứng nhận thực
hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép
sản xuất có đầy đủ thông tin về dạng bào chế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp;
b) Hồ sơ tổng thể của
cơ sở sản xuất theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất của Liên
minh Châu Âu (EU) hoặc của Hệ thống thanh tra dược phẩm quốc tế (PIC/S) hoặc
của Tổ chức Y tế Thế giới.
2. Đối với cơ sở sản
xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất thuộc trường hợp quy định tại
các khoản 1 và 3 Điều 96 của Nghị định này, hồ sơ đề nghị
đánh giá bao gồm:
a) Giấy chứng nhận thực
hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép
sản xuất có đầy đủ thông tin về dạng bào chế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc
của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp; Giấy chứng nhận thực hành tốt
sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất do cơ quan quản lý dược
của nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc Hệ thống thanh tra dược
phẩm quốc tế (PIC/S) cấp (nếu có);
b) Hồ sơ tổng thể của
cơ sở sản xuất theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất của Liên
minh Châu Âu (EU) hoặc của Hệ thống thanh tra dược phẩm quốc tế (PIC/S) hoặc
của Tổ chức Y tế Thế giới;
c) Danh mục các đợt
kiểm tra thực hành tốt sản xuất do cơ quan quản lý dược nước sở tại hoặc cơ
quan quản lý dược nước khác đã tiến hành trong vòng 03 năm kể từ ngày nộp hồ sơ
và báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất của đợt kiểm tra gần nhất có phạm vi
kiểm tra bao gồm thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký hoặc dạng bào chế của
thuốc đăng ký;
d)218 (được bãi bỏ)
đ)219 (được bãi bỏ)
e) Báo cáo rà soát chất
lượng định kỳ đối với trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đăng ký lưu hành
là thuốc, nguyên liệu làm thuốc dạng vô trùng.
3. Đối với cơ sở sản
xuất nguyên liệu làm thuốc là tá dược, vỏ nang, hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở
bao gồm:
a) Giấy chứng nhận thực
hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra Thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép
sản xuất có đầy đủ thông tin về nguyên liệu sản xuất do cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại cấp đối với tá dược, vỏ nang;
b)220 (được bãi bỏ)
c)221 (được bãi bỏ)
4. Đối với cơ sở sản
xuất nguyên liệu làm thuốc là dược liệu, hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở bao gồm:
a) Giấy chứng nhận thực
hành tốt sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất;
b) Sổ tay chất lượng
của cơ sở theo hướng dẫn tại tiêu chuẩn ISO (ISO/TR 10013:2001 hoặc bản cập
nhật) hoặc Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất theo hướng dẫn về hồ sơ tổng thể
của cơ sở sản xuất của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc của Hệ thống thanh tra dược phẩm
quốc tế (PIC/S) hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới;
c)222 (được bãi bỏ)
d) Tài liệu, thông tin
về vùng trồng, khai thác dược liệu đã cung cấp hoặc dự định cung cấp vào Việt
Nam;
đ) Cơ sở sản xuất
nguyên liệu làm thuốc là dược liệu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 96 của Nghị định này chỉ nộp tài liệu quy định
tại điểm a, c và d khoản này.
5. Yêu cầu đối với hồ
sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất:
a) Hồ sơ đề nghị đánh
giá cơ sở sản xuất làm thành 01 bộ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, trong đó các
tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự theo quy định tại
các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, giữa các phần có phân cách, có trang bìa và
danh mục tài liệu;
b)223 Giấy chứng nhận thực hành tốt sản
xuất, báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất theo quy định tại các khoản 1, 2,
3 và 4 Điều này, giấy phép sản xuất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực và còn hiệu lực tại thời điểm nộp
hồ sơ. Trường hợp không ghi hiệu lực, các tài liệu này phải được cấp hoặc ban
hành trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày cấp.
Miễn nộp Giấy chứng
nhận thực hành tốt sản xuất hoặc Giấy phép sản xuất thuốc trong trường hợp đã
được công bố trên trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý dược có thẩm
quyền.
Điều
99. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và đánh giá cơ sở sản xuất
1. Bộ Y tế tiếp nhận hồ
sơ đề nghị đánh giá và tổ chức đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của
cơ sở sản xuất nước ngoài; lập báo cáo đánh giá và thông báo kết quả đánh giá
việc đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất trong thời hạn như sau:
a)224 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối
với trường hợp đánh giá theo hình thức công nhận, thừa nhận kết quả thanh tra,
kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về dược đối với yêu cầu đáp ứng thực hành
tốt sản xuất;
b)225 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối
với trường hợp đánh giá theo hình thức thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện
sản xuất;
c) 90 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều
96 của Nghị định này hoặc kể từ ngày thông báo kết quả thẩm định hồ sơ đăng
ký thuốc hoặc hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản
xuất và kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất đối với trường
hợp quy định tại các điểm a và c khoản 3 Điều 96 của Nghị định
này.
2. Trường hợp cơ sở sản
xuất đề nghị thay đổi kế hoạch đánh giá thực tế dự kiến, thời gian quy định tại
điểm c khoản 1 Điều này được tính từ thời gian nhận được văn bản đề nghị của cơ
sở sản xuất.
3. Trường hợp Giấy
chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép sản xuất hết hạn vào thời điểm
thẩm định, báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất quá 03 năm kể từ ngày kiểm
tra hoặc Hồ sơ tổng thể của cơ sở sản xuất không đầy đủ nội dung theo quy định,
Bộ Y tế có văn bản yêu cầu cơ sở sản xuất bổ sung hồ sơ.
a) Cơ sở đăng ký nộp hồ
sơ bổ sung trong thời hạn tối đa 90 ngày đối với hồ sơ tổng thể của cơ sở sản
xuất; 06 tháng đối với Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất hoặc giấy phép
sản xuất hoặc báo cáo kiểm tra thực hành tốt sản xuất;
b) Trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Bộ Y tế thông báo kết quả đánh giá.
4. Trong thời hạn 10
ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả đánh giá, Bộ Y tế công bố thông tin về các
cơ sở sản xuất đã được công nhận, đánh giá trên Cổng thông tin điện tử của đơn
vị.
1. Trách nhiệm cụ thể
của cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong việc kiểm tra, đánh giá
thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất nước ngoài:
a) Nộp hồ sơ đề nghị
đánh giá cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng thực hành tốt sản
xuất theo quy định;
b) Chịu trách nhiệm về
việc đảm bảo tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ đăng ký đánh giá việc đáp ứng
thực hành tốt sản xuất; cung cấp bổ sung các tài liệu chứng minh theo yêu cầu
của Bộ Y tế;
c) Phối hợp với cơ sở
sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc thực hiện các yêu cầu của Bộ Y tế về việc
kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất;
d) Báo cáo Bộ Y tế về
cập nhật tình trạng đáp ứng thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc,
nguyên liệu làm thuốc. Trường hợp cơ sở sản xuất bị thu hồi giấy phép sản xuất
hoặc không đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc ở nước
sở tại, cơ sở phải thực hiện việc báo cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có
thông báo của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước sở tại;
đ) Chịu trách nhiệm về
chi phí cho việc đánh giá cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật.
2. Ngừng nhận hồ sơ
cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi cơ sở đăng
ký, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc có một trong các hành vi vi
phạm sau:
a)226 Các trường hợp bị thu hồi Giấy đăng
ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại các điểm a, d, đ khoản 1 Điều
58 của Luật Dược.
b) Sản xuất thuốc từ
nguồn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn
dùng;
c) Có từ 02 lô thuốc,
nguyên liệu làm thuốc trở lên không đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 2 hoặc có
từ 03 lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trở lên không đạt tiêu chuẩn chất lượng
trong vòng 01 năm theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Cung cấp thông tin
liên quan đến hồ sơ kỹ thuật mà không dựa trên cơ sở nghiên cứu hoặc sản xuất
thực tế của cơ sở sản xuất;
đ) Không báo cáo Bộ Y
tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý có thẩm
quyền nước sở tại về việc cơ sở sản xuất bị thu hồi giấy phép sản xuất hoặc
không đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
e) Thay đổi, sửa chữa
hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 61 của Luật Dược;
g) Không báo cáo Bộ Y
tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý có thẩm
quyền trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở đăng ký bị thu hồi
hoặc bị rút Giấy đăng ký lưu hành ở bất kỳ nước nào trên thế giới;
h)227 (được bãi bỏ)
3. Thời hạn tạm ngừng
nhận hồ sơ cấp, gia hạn giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc kể từ ngày
ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền:
a) Từ 03 năm đến 05 năm
đối với các trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 58 của Luật Dược;
b) Từ 01 năm đến 02 năm
đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, đ khoản 1 Điều 58 của Luật Dược
và các điểm b, c, d, đ, e khoản 2 Điều này;
c)228 Từ 06 tháng đến 01 năm đối với các
trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật Dược và điểm g khoản 2 Điều
này.
4.229 Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy đăng
ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các cơ sở có hành vi vi phạm quy
định tại điểm a, b, d, đ, e khoản 2 Điều này nộp trước ngày bị xử lý vi phạm sẽ
không còn giá trị. Khi hết thời hạn tạm ngừng nhận hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều
này, cơ sở muốn đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải nộp hồ sơ theo quy
định tại Luật Dược.
Điều
101. Hình thức, phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc
1. Hình thức thu hồi:
a) Thu hồi bắt buộc là
thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thu hồi tự nguyện là
thu hồi do cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc
tự nguyện thực hiện.
2. Phạm vi thu hồi:
a) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi toàn bộ tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng nguyên liệu làm
thuốc đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp nguyên
liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng do lỗi trong quá trình bảo quản, vận
chuyển, phân phối hoặc nguyên liệu được sử dụng sai mục đích, việc thu hồi chỉ
áp dụng đối với phần nguyên liệu bị ảnh hưởng tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng
nguyên liệu làm thuốc đó;
c) Phạm vi thu hồi phải
ghi rõ trong quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo thu
hồi của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc tự
nguyện thu hồi.
Điều
102. Thẩm quyền và thủ tục thu hồi nguyên liệu làm thuốc
1. Thẩm quyền ra quyết
định thu hồi:
a) Bộ Y tế kết luận
nguyên liệu thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi nguyên liệu
làm thuốc vi phạm trong trường hợp thu hồi bắt buộc;
b) Cơ sở sản xuất
nguyên liệu làm thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc kết
luận nguyên liệu thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi nguyên
liệu làm thuốc trong trường hợp thu hồi tự nguyện.
2. Thủ tục thu hồi
nguyên liệu làm thuốc:
a) Trong thời hạn không
quá 48 giờ, kể từ khi có kết luận về việc thu hồi nguyên liệu, Bộ Y tế ra quyết
định thu hồi nguyên liệu làm thuốc vi phạm, hoặc cơ sở quy định tại điểm b khoản
1 Điều này phải ra quyết định và báo cáo Bộ Y tế về việc thu hồi nguyên liệu
làm thuốc vi phạm. Quyết định thu hồi được gửi đến cơ sở sản xuất nguyên liệu
làm thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu, các Sở Y tế và công bố trên
Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế đối với trường hợp thu hồi bắt buộc;
b) Trong thời gian
không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thu hồi, cơ sở sản xuất
nguyên liệu làm thuốc trong nước, cơ sở nhập khẩu phải thông báo thông tin về
nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã mua
nguyên liệu, đồng thời tổ chức thu hồi, tiếp nhận nguyên liệu làm thuốc bị thu
hồi do các cơ sở sản xuất, kinh doanh trả lại;
c) Việc thu hồi nguyên
liệu làm thuốc phải được hoàn thành trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết
định thu hồi;
d) Trong thời hạn không
quá 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thu hồi, cơ sở chịu trách nhiệm thu hồi
phải gửi báo cáo về Bộ Y tế về kết quả thu hồi, kèm theo bản sao có đóng dấu
của cơ sở về hồ sơ thu hồi nguyên liệu. Hồ sơ thu hồi bao gồm các tài liệu thể
hiện số lượng nguyên liệu sản xuất hoặc nhập khẩu, số lượng thu hồi, thời gian
sản xuất, ngày nhập khẩu, danh sách các cơ sở đã mua nguyên liệu, các bằng
chứng về việc thực hiện thu hồi tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng;
đ) Bộ Y tế rà soát kết
quả báo cáo thu hồi, tổ chức đánh giá hiệu quả thu hồi hoặc thực hiện cưỡng chế
thu hồi trong trường hợp cơ sở sản xuất nguyên liệu trong nước, cơ sở nhập khẩu
nguyên liệu không thực hiện việc thu hồi theo quy định tại các điểm b hoặc c khoản
này.
Điều
103. Trách nhiệm thu hồi nguyên liệu làm thuốc
1. Trách nhiệm của cơ
sở sản xuất trong nước, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi:
a) Kết luận nguyên liệu
thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp
thu hồi tự nguyện;
b) Ngừng kinh doanh
nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;
c) Chủ trì, phối hợp
với các tổ chức, cá nhân có liên quan công bố thông tin về nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi và tổ chức thu hồi, tiếp nhận nguyên liệu làm thuốc bị thu
hồi;
d) Xử lý nguyên liệu
làm thuốc bị thu hồi;
đ) Chi trả chi phí cho
việc thu hồi, xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi (bao gồm cả trường hợp
cưỡng chế thu hồi), bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Báo cáo Bộ Y tế về
việc thu hồi và kết quả thu hồi nguyên liệu làm thuốc.
2. Trách nhiệm của cơ
sở phân phối nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi:
a) Ngừng kinh doanh,
phân phối nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi;
b) Thông báo và tổ chức
thu hồi, tiếp nhận nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do cơ sở sản xuất, sử dụng
trả lại;
c) Trả nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi cho cơ sở đã cung cấp nguyên liệu làm thuốc đó;
d) Chi trả chi phí cho
việc thu hồi, xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi (bao gồm cả trường hợp
cưỡng chế thu hồi) và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong
trường hợp có lỗi.
3. Trách nhiệm của cơ
sở sản xuất thuốc sử dụng nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi:
a) Ngừng sử dụng nguyên
liệu làm thuốc bị thu hồi;
b) Trả nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi cho cơ sở đã cung cấp nguyên liệu làm thuốc.
4. Bộ Y tế có trách
nhiệm sau đây:
a) Kết luận nguyên liệu
thuộc trường hợp phải thu hồi và ra quyết định thu hồi nguyên liệu làm thuốc vi
phạm trong trường hợp thu hồi bắt buộc;
b) Rà soát báo cáo thu
hồi, kết quả thu hồi và cho ý kiến về đề xuất xử lý khắc phục, tái chế nguyên
liệu bị thu hồi của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện thu hồi nguyên liệu làm thuốc, xử lý cơ sở vi phạm
theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo Sở Y tế kiểm
tra, giám sát việc tổ chức và thực hiện thu hồi nguyên liệu làm thuốc, xử lý cơ
sở vi phạm trên địa bàn;
đ) Quyết định việc
cưỡng chế thu hồi trong trường hợp cơ sở sản xuất nguyên liệu trong nước, cơ sở
nhập khẩu nguyên liệu không thực hiện việc thu hồi theo yêu cầu;
e) Công bố thông tin về
nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị đối với
trường hợp nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi phải tiêu hủy.
5. Sở Y tế có trách
nhiệm sau đây:
a) Thông báo cho các cơ
sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn về thông tin thu hồi nguyên liệu làm
thuốc;
b) Kiểm tra, giám sát
việc tổ chức và thực hiện thu hồi nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn, xử lý đơn
vị vi phạm trên địa bàn;
c) Báo cáo về Bộ Y tế
về các trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc.
Điều
104. Xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi
1. Nguyên liệu làm
thuốc là dược liệu, dược chất bị thu hồi phải tiêu hủy trong trường hợp sau:
a) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi là nguyên liệu được sản xuất với mục đích không phải sử dụng
cho người nhưng được dán nhãn là nguyên liệu làm thuốc sử dụng cho người;
b) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi là nguyên liệu mà Giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc
của nguyên liệu đó được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo;
c) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi là nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Dược chất được sản
xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất, nước
xuất xứ;
đ) Dược liệu giả;
e) Dược liệu không có
Giấy đăng ký lưu hành hoặc không công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;
g) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi là nguyên liệu mà thuốc được sản xuất từ nguyên liệu đó được
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng
thuốc.
2. Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng trong trường hợp:
a) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi do không đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc
theo quy định tại Điều 61 của Luật Dược hoặc các quy định khác của pháp luật có
liên quan;
b) Nguyên liệu làm
thuốc bị thu hồi do nguyên liệu được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ
đăng ký thuốc nhưng do chính cơ sở đó sản xuất tại địa chỉ khác đã được cơ quan
có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
3. Nguyên liệu làm
thuốc, trừ nguyên liệu là dược chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng
làm thuốc bị thu hồi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều
này có thể được phép tái chế đối với nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc tái
xuất đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng theo thủ
tục quy định tại khoản 4 Điều này.
Nguyên liệu làm thuốc
bị thu hồi quy định tại khoản này nếu không tái chế, tái xuất hoặc chuyển đổi mục
đích sử dụng thì phải tiêu hủy.
4. Thủ tục khắc phục,
tái chế230, chuyển đổi mục đích
sử dụng nguyên liệu làm thuốc:
a) Cơ sở có nguyên liệu
làm thuốc bị thu hồi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng, khắc phục, tái chế231 phải có văn bản đề nghị kèm theo mục
đích sử dụng chuyển đổi hoặc biện pháp khắc phục hoặc quy trình tái chế gửi Bộ
Y tế;
b) Việc khắc phục, tái
chế232 nguyên liệu làm thuốc chỉ được thực
hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Y tế;
c) Trong thời hạn 03
tháng, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của cơ sở, Bộ Y tế phải có văn bản
trả lời.233
5. Thủ tục tiêu hủy
nguyên liệu làm thuốc:
a) Người đứng đầu cơ sở
có nguyên liệu làm thuốc cần tiêu hủy ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy
nguyên liệu làm thuốc. Hội đồng phải có ít nhất 03 (ba) người, trong đó phải có
người đứng đầu và người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở;
b) Việc tiêu hủy nguyên
liệu làm thuốc phải bảo đảm an toàn lâu dài cho người, súc vật và tránh ô nhiễm
môi trường theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Cơ sở kinh doanh
nguyên liệu làm thuốc vi phạm phải chịu trách nhiệm về kinh phí tiêu hủy nguyên
liệu làm thuốc;
d) Việc tiêu hủy nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải tuân thủ quy định tại Điều 48 của Nghị định này.
HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN NỘI DUNG
THÔNG TIN, QUẢNG CÁO THUỐC
Mục
1. XÁC NHẬN NỘI DUNG THÔNG TIN THUỐC
Điều
105. Các hình thức thông tin thuốc234
Thông tin thuốc cho
người hành nghề y, dược được thực hiện theo các hình thức sau:
1. Thông tin thuốc
thông qua “Người giới thiệu thuốc”.
2. Phát hành tài liệu
thông tin thuốc.
3. Hội thảo giới thiệu
thuốc.
Điều
106. Cơ sở đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc
1. Cơ sở được đứng tên
trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc bao gồm:
a) Cơ sở đăng ký thuốc
tại Việt Nam;
b) Văn phòng đại diện
tại Việt Nam của chính cơ sở nước ngoài đăng ký thuốc tại Việt Nam và được cơ
sở này ủy quyền;
c) Cơ sở kinh doanh
dược của Việt Nam được cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ủy quyền;
d) Cơ sở nhập khẩu
thuốc của Việt Nam chỉ được thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 105 của Nghị định này đối với thuốc chưa có Giấy
đăng ký lưu hành do chính cơ sở nhập khẩu.
2. Cơ sở đăng ký thuốc,
kể cả trong trường hợp ủy quyền cho cơ sở quy định tại điểm b hoặc c khoản 1 Điều
này đứng tên đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc, cơ sở nhập khẩu thuốc
của Việt Nam đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc
phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin thuốc.
Điều
107. Các trường hợp cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc235
1. Cấp giấy xác nhận
nội dung thông tin thuốc trong các trường hợp sau:
a) Nội dung thông tin
thuốc được đề nghị cấp giấy xác nhận lần đầu;
b) Nội dung thông tin
thuốc đã được cấp Giấy xác nhận nhưng có thay đổi cơ sở đăng ký thuốc, tên
thuốc, thành phần, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ
định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các
thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc.
2.236 (được bãi bỏ)
3.237 (được bãi bỏ)
Điều
108. Hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc
1. Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 105 của Nghị định này gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị xác nhận
nội dung thông tin thuốc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Mẫu thiết kế nội
dung thông tin thuốc;
c) Mẫu nhãn, tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
d) Tài liệu tham khảo
có liên quan đến nội dung thông tin thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
đ)238 (được bãi bỏ)
e)239 Giấy phép thành lập văn phòng đại
diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề
nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận
nội dung thông tin thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác
nhận nội dung thông tin thuốc.
g) Giấy ủy quyền của cơ
sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông
tin thuốc trong trường hợp ủy quyền.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 105 của Nghị định này gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị xác nhận
nội dung thông tin thuốc theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Nội dung thông tin
thuốc;
c) Mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
d) Tài liệu tham khảo
có liên quan đến nội dung thông tin thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
đ)240 (được bãi bỏ)
e)241 Giấy phép thành lập văn phòng đại
diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề
nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận
nội dung thông tin thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác
nhận nội dung thông tin thuốc.
g) Giấy ủy quyền của cơ
sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông
tin thuốc trong trường hợp ủy quyền;
h) Chương trình hội
thảo giới thiệu thuốc.
Điều
111. Yêu cầu đối với tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung
thông tin thuốc244
1. Tài liệu quy định
tại các điểm c và đ khoản 1, điểm c và đ khoản 2 Điều 108 của Nghị
định này là bản sao.
2.245 Tài liệu quy định tại các điểm d và e khoản 1, điểm d và e khoản 2 Điều 108 là bản sao
có đóng dấu của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc đối với tài
liệu do Bộ Y tế cấp hoặc bản sao có chứng thực đối với tài liệu không do Bộ Y
tế cấp.
3. Tài liệu quy định
tại điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 108 của Nghị định
này là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
4.246 (được bãi bỏ)
5.247 Tài liệu quy định tại các điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 108 của Nghị định này là
bản chính và được làm thành 02 bản.
6.248 Mỗi hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận
nội dung thông tin thuốc thực hiện theo quy định sau:
a) 01 mẫu thiết kế đối
với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Nghị định này
hoặc 01 nội dung thông tin thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản
2 Điều 108 của Nghị định này cho một thuốc;
b) 01 mẫu thiết kế đối
với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 108 của Nghị định này
hoặc 01 nội dung thông tin thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản
2 Điều 108 của Nghị định này cho 02 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất và
đường dùng của cùng nhà sản xuất nhưng khác hàm lượng hoặc dạng bào chế.
7. Các tài liệu được in
trên khổ giấy A4. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của
cơ sở đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc.
Điều
112. Quy định về cách ghi nội dung thông tin thuốc
1. Nội dung thông tin
thuốc phải đáp ứng các quy định sau:
a) Có đầy đủ nội dung
thông tin thuốc theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 76 của Luật Dược; không
được có các thông tin, hình ảnh không liên quan trực tiếp đến thuốc hoặc sử
dụng thuốc và các thông tin, hình ảnh tương tự quy định tại Điều
126 của Nghị định này;
b) Nội dung thông tin
thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần
thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo
truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc thêm bớt thông tin theo
hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc;
c) Nội dung thông tin
thuốc phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp các thông tin không thể
dịch ra tiếng Việt hoặc dịch ra tiếng Việt không có nghĩa;
d) Cỡ chữ trong nội
dung thông tin thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc nhưng không được nhỏ hơn cỡ
chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.
2. Nội dung thông tin
thuốc phải có dòng chữ "Tài liệu thông tin thuốc" ở trên đầu tất cả
các trang. Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang
đầu phải ghi rõ phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào (ghi số
trang cụ thể) và in rõ: Số Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc của Bộ Y
tế…/XNTT/…, ngày ... tháng ... năm ...
3. Trường hợp thông tin
thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc, nội dung thông tin thuốc còn
phải ghi rõ tên, chức danh khoa học của báo cáo viên là những người có trình độ
chuyên môn y hoặc dược phù hợp với loại thuốc được giới thiệu.
Điều
113. Thủ tục cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc
1. Cơ sở đề nghị xác
nhận nội dung thông tin thuốc nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định
tại Điều 116 của Nghị định này.
2.249 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 05 hoặc 06
Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
3.250 Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ có văn bản đề nghị cơ sở sửa đổi, bổ sung và thực hiện như sau:
a) Văn bản đề nghị sửa
đổi, bổ sung phải nêu cụ thể, chi tiết những tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ
sung;
b)251 Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy
xác nhận theo Mẫu số 05 hoặc 06 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này
hoặc trả lời không cấp giấy xác nhận bằng văn bản và nêu rõ lý do;
c) Trong thời hạn 90
ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung,
cơ sở phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Nếu quá thời hạn trên, hồ
sơ đã nộp không còn giá trị.
4. Trong thời gian giải
quyết hồ sơ đã nộp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tạm ngừng xác nhận và có văn bản
thông báo lý do khi phát hiện các thông tin an toàn, hiệu quả trong tờ hướng
dẫn sử dụng của thuốc chưa phù hợp, chưa cập nhật các thông tin đã được cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn
liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành, công nhận. Thời gian tạm ngừng xác
nhận cho đến khi cơ sở nộp lại nội dung thông tin thuốc đã được cập nhật, sửa
đổi để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc.
5. Trước khi tiến hành
thông tin thuốc theo hình thức quy định tại khoản 3 Điều 105
của Nghị định này ít nhất 03 ngày làm việc, cơ sở đã được cấp Giấy xác nhận
nội dung thông tin thuốc phải có văn bản thông báo cho Sở Y tế nơi tổ chức
thông tin thuốc về thời gian và địa điểm kèm theo bản sao Giấy xác nhận nội
dung thông tin đã được duyệt.
Trường hợp có thay đổi
về địa điểm, thời gian tổ chức thông tin thuốc đã được xác nhận, cơ sở phải
thông báo tới Sở Y tế địa phương nơi tổ chức trước khi tiến hành thông tin
thuốc ít nhất 01 (một) ngày làm việc.
6. Tạm ngừng tiếp nhận
hồ sơ mới và ngừng giải quyết hồ sơ đã nộp của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung
thông tin thuốc kể cả cơ sở được ủy quyền quy định tại các điểm
b, c khoản 1 Điều 106 của Nghị định này khi có một trong các hành vi vi
phạm sau:
a) Sửa chữa, giả mạo
giấy tờ pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong hồ sơ đề nghị
xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc;
b) Thông tin thuốc,
quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung
hoặc không đúng với nội dung đã được xác nhận;
c) Sử dụng chứng nhận
chưa được Bộ Y tế công nhận, sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của
tổ chức, cá nhân, các loại biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín, thư
cảm ơn để thông tin, quảng cáo thuốc;
d) Sử dụng kết quả
nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng, kết quả kiểm nghiệm, kết
quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận để thông tin, quảng
cáo thuốc;
đ) Thông tin thuốc,
quảng cáo thuốc sau khi đã có các thay đổi nội dung dẫn đến trường hợp phải cấp
giấy xác nhận thông tin thuốc, quảng cáo thuốc quy định tại điểm
b khoản 1 Điều 107 hoặc điểm b khoản 1 Điều 120 của Nghị định này.
7. Thời hạn tạm ngừng
nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc kể từ
ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện như sau:
a) Từ 01 năm đến 02 năm
đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
b) Từ 06 tháng đến 12
tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c hoặc d khoản 6 Điều này;
c) Từ 03 tháng đến 06
tháng đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 6 Điều này.
Điều
116. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc254
1. Bộ Y tế cấp Giấy xác
nhận đối với hình thức thông tin thuốc quy định tại khoản 2 Điều
105 của Nghị định này.
2. Sở Y tế cấp Giấy xác
nhận đối với hình thức thông tin thuốc quy định tại khoản 3 Điều
105 của Nghị định này.
Điều
117. Hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc
1. Giấy xác nhận nội
dung thông tin thuốc có giá trị trong phạm vi cả nước.
2. Giấy xác nhận nội
dung thông tin thuốc không ghi thời hạn hiệu lực và sẽ hết hiệu lực trong các
trường hợp sau:
a) Thuốc bị thu hồi
Giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu thuốc;
b) Thay đổi thông tin
dẫn đến trường hợp phải cấp Giấy xác nhận thông tin thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 của Nghị định này.
Mục
2. XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THUỐC
Điều
118. Các phương tiện quảng cáo thuốc
Thuốc được quảng cáo
cho công chúng trên các phương tiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
Điều
119. Cơ sở đứng tên trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
1. Cơ sở được đứng tên
trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bao gồm:
a) Cơ sở đăng ký thuốc
tại Việt Nam;
b) Văn phòng đại diện
tại Việt Nam của chính cơ sở nước ngoài đăng ký thuốc tại Việt Nam và được cơ
sở này ủy quyền;
c) Cơ sở kinh doanh
dược của Việt Nam được cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ủy quyền.
2. Cơ sở đăng ký thuốc,
kể cả trong trường hợp ủy quyền cho các cơ sở quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều
này đứng tên đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc phải chịu trách nhiệm về
nội dung quảng cáo thuốc.
Điều
120. Các trường hợp cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc255
1. Cấp Giấy xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung quảng cáo
thuốc đề nghị cấp Giấy xác nhận lần đầu;
b) Nội dung quảng cáo
thuốc đã được cấp Giấy xác nhận nhưng có thay đổi cơ sở đăng ký thuốc, tên
thuốc, thành phần, nồng độ hoặc hàm lượng, dạng bào chế, chỉ định, chống chỉ
định, liều dùng, cách dùng, sử dụng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, các
thông tin liên quan đến cảnh báo và an toàn thuốc.
2.256 (được bãi bỏ)
3.257 (được bãi bỏ)
Điều
121. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
1. Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, trừ trường hợp quảng cáo thuốc theo phương
tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc, gồm các tài liệu
sau:
a) Đơn đề nghị xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Mẫu thiết kế nội
dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận; bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo
trên phương tiện báo nói, báo hình hoặc thiết bị điện tử, màn hình chuyên quảng
cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng cáo có
âm thanh, hình ảnh chuyển động;
c) Mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
d) Tài liệu tham khảo
liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
đ)258 (được bãi bỏ)
e)259 Giấy phép thành lập văn phòng đại
diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác
nhận nội dung quảng cáo thuốc.
g) Giấy ủy quyền của cơ
sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền.
2. Hồ sơ đề nghị cấp
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo,
hội nghị, sự kiện gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị
định này;
b) Nội dung quảng cáo
thuốc;
c) Mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc hiện hành đã được Bộ Y tế phê duyệt;
d) Tài liệu tham khảo
có liên quan đến nội dung quảng cáo thuốc đề nghị xác nhận (nếu có);
đ)260 (được bãi bỏ)
e)261 Giấy phép thành lập văn phòng đại
diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam đối với cơ sở nước ngoài đứng tên đề
nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc. Miễn nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
do Bộ Y tế cấp đối với cơ sở kinh doanh dược của Việt Nam đứng tên đề nghị xác
nhận nội dung quảng cáo thuốc.
g) Giấy ủy quyền của cơ
sở đăng ký thuốc cho cơ sở đứng tên trên hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng
cáo thuốc trong trường hợp ủy quyền;
h) Chương trình dự kiến
hội thảo, hội nghị, sự kiện giới thiệu thuốc.
Điều
124. Yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc264
1. Các tài liệu quy
định tại điểm c và đ khoản 1, điểm c và đ khoản 2 Điều 121 của
Nghị định này là bản sao.
2.265 Tài liệu quy định tại các điểm d và e khoản 1, điểm d và e khoản 2 Điều 121 của Nghị định
này là bản sao có đóng dấu của cơ sở đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo
thuốc đối với tài liệu do Bộ Y tế cấp hoặc bản sao có chứng thực đối với tài
liệu không do Bộ Y tế cấp.
3. Tài liệu quy định
tại điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều 121 của Nghị định
này là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
4.266 (được bãi bỏ)
5.267 Tài liệu quy định tại các điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 121 của Nghị định này là
bản chính và được làm thành 02 bản.
6.268 Mỗi hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận
nội dung quảng cáo thuốc thực hiện theo quy định sau:
a) 01 mẫu thiết kế hoặc
bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 121 của Nghị định này hoặc 01 nội dung quảng cáo
thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Nghị
định này cho một thuốc;
b) 01 mẫu thiết kế hoặc
bản ghi âm, ghi hình nội dung quảng cáo thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 121 của Nghị định này hoặc 01 nội dung quảng cáo
thuốc đối với hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Nghị
định này cho hai hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất và đường dùng của cùng
nhà sản xuất nhưng khác hàm lượng hoặc dạng bào chế;
7. Tài liệu được in
trên khổ A4. Đối với quảng cáo ngoài trời khổ lớn, nội dung quảng cáo thuốc có
thể trình bày trên khổ giấy A3 và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước
thực tế. Toàn bộ các tài liệu có trong hồ sơ phải có dấu giáp lai của cơ sở đề nghị
xác nhận nội dung quảng cáo thuốc. Trường hợp thiết kế nội dung của vật thể
quảng cáo có cấu trúc không gian, hồ sơ phải có bản mô tả trên khổ giấy A3 các
nội dung bắt buộc sau:
a) Cấu trúc không gian;
b) Đánh số thứ tự các
mặt, kích thước từng mặt;
c) Tỷ lệ kích thước của
mẫu thiết kế so với mẫu thật.
Điều
125. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo thuốc
1. Nội dung quảng cáo
thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Mẫu nhãn và tờ hướng
dẫn sử dụng thuốc hiện hành được Bộ Y tế phê duyệt;
b) Chuyên luận về thuốc
ghi trong Dược thư Quốc gia Việt Nam;
c) Tài liệu, hướng dẫn
chuyên môn có liên quan đến thuốc do Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.
2. Nội dung quảng cáo
thuốc phải có các thông tin bắt buộc sau:
a) Tên thuốc;
b) Thành phần dược chất
hoặc dược liệu ghi trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt. Đối với
dược liệu phải viết tên tiếng Việt, trường hợp không có tên tiếng Việt thì ghi
tên La - tin;
c) Chỉ định;
d) Cách dùng;
đ) Liều dùng;
e) Chống chỉ định,
những khuyến cáo cho đối tượng đặc biệt (phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con
bú, trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính);
g) Thận trọng và những điều
cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
h) Tác dụng phụ và phản
ứng có hại;
i) Tên, địa chỉ của cơ
sở sản xuất thuốc;
k) Lời dặn "Đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng trước khi dùng";
l) Cuối trang đầu nội
dung quảng cáo thuốc phải ghi rõ: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc của
Bộ Y tế: .../XNQC..., ngày ... tháng ... năm...;
m) Đối với những nội
dung quảng cáo gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài
liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang
nào;
n) Nội dung quảng cáo
thuốc phải ghi chú thích rõ ràng tài liệu chứng minh đồng thời phải chỉ rõ phần
thông tin được trích dẫn trong tài liệu chứng minh. Việc trích dẫn phải đảm bảo
truyền đạt chính xác thông tin, không suy diễn hoặc cắt xén thông tin theo
hướng gây hiểu sai về tính an toàn, hiệu quả của thuốc.
3. Nội dung quảng cáo
thuốc trên báo nói, báo hình phải có đầy đủ thông tin quy định tại điểm a, b,
c, e, i và k khoản 2 Điều này, trong đó phải đọc to, rõ ràng các nội dung quy
định tại điểm a, b, c, e và k khoản 2 Điều này. Trường hợp thành phần thuốc có
từ 03 hoạt chất trở lên phải đọc từng hoạt chất hoặc đọc tên chung các nhóm
vitamin, khoáng chất, dược liệu.
4. Nội dung quảng cáo
trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, màn hình chuyên
quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác theo quy định pháp luật về quảng
cáo:
a) Nội dung quảng cáo
có âm thanh phải trình bày nội dung quảng cáo như đối với báo nói, báo hình quy
định tại khoản 3 Điều này;
b) Nội dung quảng cáo
không có âm thanh phải có đầy đủ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp nội dung
quảng cáo là bản ghi âm, ghi hình có nhiều trang hoặc phân cảnh quảng cáo, các
trang hoặc phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để
người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện; trang, phân cảnh có nội
dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu
kỹ về thông tin sản phẩm. Kịch bản phải mô tả cách thức xuất hiện các trang nội
dung đối với quảng cáo có nhiều trang.
Việc quảng cáo thuốc
dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ
nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm.
5. Nội dung quảng cáo
thuốc thông qua phương tiện quảng cáo ngoài trời chỉ thể hiện trên cùng 01 mặt
của phương tiện quảng cáo và phải có các thông tin quy định tại các điểm a, b,
i, k và l khoản 2 Điều này. Trường hợp nội dung quảng cáo đưa các thông tin
liên quan đến công dụng, tác dụng, chỉ định của thuốc thì bắt buộc phải đưa đầy
đủ thông tin như quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Tiếng nói, chữ viết
trong nội dung quảng cáo thuốc phải đáp ứng quy định tại Luật quảng cáo.
7. Cỡ chữ trong nội
dung quảng cáo thuốc phải bảo đảm rõ ràng, dễ đọc, dễ nhận nhưng không được nhỏ
hơn cỡ chữ 12 của kiểu chữ VnTime hoặc Times New Roman trên khổ giấy A4.
8. Kịch bản quảng cáo
phải mô tả rõ phần hình ảnh, phần lời đọc, phần chữ, phần nhạc.
9. Nội dung quảng cáo
thuốc chỉ được cung cấp các thông tin về thuốc, không đưa những thông tin không
liên quan đến thuốc.
Điều
126. Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc
1. Các thông tin, hình
ảnh quy định tại Luật quảng cáo.
2. Các nội dung gây
hiểu nhầm về thành phần, tác dụng, chỉ định, xuất xứ của thuốc.
3. Các nội dung tạo ra
cách hiểu: Thuốc này là số một; thuốc này là tốt hơn tất cả; sử dụng thuốc này
là biện pháp tốt nhất; sử dụng thuốc này không cần ý kiến của thầy thuốc; thuốc
này hoàn toàn vô hại; thuốc không có chống chỉ định; thuốc không có tác dụng
không mong muốn; thuốc không có tác dụng có hại.
4. Các câu, từ, hình
ảnh mang tính suy diễn quá mức dẫn đến hiểu nhầm là tác dụng, chỉ định, hiệu
quả của thuốc hoặc vượt quá tác dụng, chỉ định, hiệu quả của thuốc đã được phê
duyệt.
5. Ghi tác dụng của
từng thành phần có trong thuốc để quảng cáo quá công dụng của thuốc hoặc gây
nhầm lẫn tác dụng của mỗi thành phần với tác dụng của thuốc.
6. Các từ, cụm từ: “điều
trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa
chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn
đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên
tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và
các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự.
7. Các chỉ định không
được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc:
a) Chỉ định điều trị
bệnh lao, bệnh phong;
b) Chỉ định điều trị
bệnh lây qua đường tình dục;
c) Chỉ định điều trị
chứng mất ngủ;
d) Chỉ định mang tính
kích dục;
đ) Chỉ định điều trị
bệnh ung thư, bệnh khối u;
e) Chỉ định điều trị
cắt cơn cai nghiện ma túy;
g) Chỉ định điều trị
bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác;
h) Chỉ định điều trị
bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh nguy hiểm mới nổi.
8. Các kết quả kiểm
nghiệm chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
9. Kết quả nghiên cứu
tiền lâm sàng.
10. Kết quả nghiên cứu
lâm sàng hoặc kết quả thử tương đương sinh học chưa được Bộ Y tế công nhận.
11. Sử dụng danh nghĩa,
địa vị, uy tín, thư tín, thư cảm ơn của tổ chức, cá nhân để quảng cáo thuốc.
12. Lợi dụng xuất xứ
của thuốc, nguyên liệu làm thuốc để quảng cáo thuốc.
13. Hình ảnh, tên, biểu
tượng của cán bộ y tế.
14. Hình ảnh động vật,
thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
15. Các câu, từ mang
tính mách bảo, truyền miệng để khuyên dùng thuốc.
16. Sử dụng hình ảnh
người bệnh để mô tả tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc không phù hợp
với tài liệu liên quan đến thuốc và các hướng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế ban
hành hoặc công nhận.
Điều
127. Trình tự, thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc269
1. Cơ sở đề nghị cấp
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc nộp hồ sơ tại Bộ Y tế.
2. Trình tự, thủ tục
cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thực hiện tương tự quy định tại Điều 113 của Nghị định này.
Điều
128. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc270
Bộ Y tế cấp Giấy xác
nhận nội dung quảng cáo thuốc.
Điều
129. Hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
1. Giấy xác nhận nội
dung quảng cáo thuốc không ghi thời hạn hiệu lực và hết hiệu lực trong các
trường hợp sau:
a) Giấy đăng ký lưu
hành thuốc hết hiệu lực;
b) Thuốc bị thu hồi
Giấy đăng ký lưu hành;
c) Thay đổi thông tin
dẫn đến trường hợp phải cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 120 của Nghị định này;
d) Có khuyến cáo của cơ
quan quản lý nhà nước về dược về việc hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám
sát của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Thuốc có chứa hoạt
chất hoặc dược liệu bị đưa ra khỏi Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành.
2. Trường hợp Giấy đăng
ký lưu hành thuốc được gia hạn hiệu lực, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
sẽ được tự động gia hạn hiệu lực đúng bằng thời gian gia hạn hiệu lực Giấy đăng
ký lưu hành thuốc.
Điều
129a. Quy định về việc điều chỉnh đối với các nội dung đã được cấp giấy xác
nhận271
1. Trường hợp nội dung
thông tin ghi trên giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc bị ghi sai
do lỗi của cơ quan cấp giấy xác nhận, cơ sở đứng tên đề nghị xác nhận nội dung
thông tin, quảng cáo thuốc gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy xác nhận
và nêu rõ các nội dung ghi sai cần đính chính. Khi tiếp nhận văn bản thông báo,
cơ quan cấp giấy xác nhận trả cho cơ sở Phiếu tiếp nhận văn bản thông báo nội
dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc cần đính chính theo Mẫu số 07 tại Phụ lục
VI ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ sở được tiến hành hoạt động thông tin,
quảng cáo thuốc theo nội dung cơ sở đính chính và phải chịu trách nhiệm về nội
dung đính chính.
2. Trường hợp nội dung
thông tin thuốc, quảng cáo thuốc đã được cấp giấy xác nhận có thay đổi nội dung
nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 107 hoặc điểm
b khoản 1 Điều 120 Nghị định số54/2017/NĐ-CP, cơ sở đứng tên đề nghị xác nhận
nội dung thông tin, quảng cáo thuốc có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy
xác nhận về nội dung điều chỉnh. Cơ sở được tự động thực hiện điều chỉnh và
chịu trách nhiệm về nội dung thông tin, quảng cáo thuốc điều chỉnh.
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁ THUỐC
Mục
1. KÊ KHAI, KÊ KHAI LẠI GIÁ THUỐC
Điều
130. Hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc
1. Hồ sơ kê khai giá
thuốc:
a) Bảng kê khai giá
thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục VII ban hành
kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê khai giá
thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị
định này.
2. Hồ sơ kê khai lại
giá thuốc:
a) Bảng kê khai lại giá
thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục VII ban hành
kèm theo Nghị định này;
b) Bảng kê khai lại giá
thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị
định này.
3.272 Hồ sơ kê khai giá thuốc đối với
trường hợp thay đổi Giấy đăng ký lưu hành thuốc thuộc quy định tại điểm b khoản
2 Điều 55 Luật Dược thực hiện theo quy định khoản 1 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị bổ
sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá trong trường hợp
có thay đổi so với thông tin đã được công bố nhưng giá thuốc không thay đổi
(trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) thì cơ sở lập hồ sơ như sau:
a) Văn bản đề nghị thay
đổi, bổ sung thông tin thuốc đã kê khai, kê khai lại giá theo Mẫu số 05 tại Phụ
lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b)273 (được bãi bỏ)
5. Hồ sơ được lập thành
02 bộ: 01 bộ gửi Bộ Y tế hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương trong trường hợp kê khai lại giá thuốc sản xuất tại Việt Nam, 01 bộ lưu
tại cơ sở.
6. Giá thuốc kê khai,
kê khai lại được tính theo đồng tiền Việt Nam đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
và được tính trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất.
Đối với giá nhập khẩu,
việc kê khai, kê khai lại phải kèm theo thông tin về tỷ giá quy đổi từ đồng
ngoại tệ sử dụng sang đồng tiền Việt Nam tại thời điểm kê khai giá. Tỷ giá quy
đổi ngoại tệ được tính theo tỷ giá thực tế các cơ sở kinh doanh thuốc đã thanh
toán với ngân hàng nơi giao dịch khi vay hoặc khi mua ngoại tệ, trường hợp cơ
sở kinh doanh thuốc chưa thanh toán với ngân hàng thì tính theo tỷ giá bán ra
của ngân hàng thương mại nơi đã vay hoặc mua ngoại tệ tại thời điểm tính giá.
1. Đối với thuốc nước
ngoài nhập khẩu vào Việt Nam:
a) Cơ sở nhập khẩu
thuốc thực hiện kê khai: Giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến (trong trường
hợp có nhu cầu kê khai giá bán lẻ) trước khi đưa lô thuốc đầu tiên lưu hành
trên thị trường Việt Nam của chính cơ sở nhập khẩu đó. Các chuyến hàng nhập khẩu
tiếp theo, cơ sở nhập khẩu không phải thực hiện kê khai nếu không có điều chỉnh
giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê
khai;
b) Cơ sở nhập khẩu
thuốc phải thực hiện việc kê khai lại giá bán buôn, bán lẻ thuốc dự kiến khi có
nhu cầu điều chỉnh tăng giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến so với giá bán buôn,
giá bán lẻ dự kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại liền kề
trước đó được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;
c)274 Khi có thay đổi Giấy đăng ký lưu hành
thuốc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược hoặc khi
có thay đổi Giấy phép nhập khẩu thuốc và trước khi đưa ra lưu hành lô thuốc đầu
tiên trên thị trường Việt Nam, cơ sở phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc.
Trường hợp thay đổi
Giấy đăng ký lưu hành thuốc không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của
Luật Dược hoặc thay đổi Giấy phép nhập khẩu thuốc mà không có điều chỉnh giá so
với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của chính thuốc đó đã kê khai thì cơ sở đã
kê khai không phải nộp hồ sơ kê khai giá thuốc mà chỉ phải nộp hồ sơ theo quy
định tại khoản 4 Điều 130 của Nghị định này;
d) Trong quá trình kinh
doanh, cơ sở nhập khẩu có nhu cầu điều chỉnh giảm giá bán buôn, giá bán lẻ dự
kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại thì thực hiện kê khai lại
giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến điều chỉnh giảm.
2. Đối với thuốc sản
xuất trong nước:
a) Cơ sở sản xuất thuốc
hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) thực
hiện kê khai: Giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến (trong trường hợp có nhu
cầu kê khai giá bán lẻ) trước khi đưa lô thuốc đầu tiên lưu hành trên thị
trường Việt Nam. Các lô sản xuất tiếp theo không phải thực hiện kê khai giá nếu
không có điều chỉnh giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến của thuốc do
chính cơ sở đã kê khai;
b) Cơ sở sản xuất thuốc
hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp thuốc sản xuất gia công) phải
thực hiện việc kê khai lại giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến khi có nhu cầu điều
chỉnh tăng giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự
kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại liền kề trước đó được
công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;
c)275 Khi có thay đổi Giấy đăng ký lưu hành
thuốc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Dược và trước
khi đưa ra lưu hành lô thuốc đầu tiên trên thị trường Việt Nam, cơ sở phải nộp
hồ sơ kê khai giá thuốc.
Trường hợp thay đổi
Giấy đăng ký lưu hành thuốc không thuộc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của
Luật Dược mà không có điều chỉnh giá so với giá bán buôn, giá bán lẻ dự kiến
của chính thuốc đó đã kê khai thì cơ sở đã kê khai không phải nộp hồ sơ kê khai
giá thuốc mà chỉ phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 130 của Nghị
định này;
d) Trong quá trình kinh
doanh, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp
thuốc sản xuất gia công) có nhu cầu điều chỉnh giảm giá bán buôn, giá bán lẻ dự
kiến của thuốc do chính cơ sở đã kê khai, kê khai lại thì thực hiện việc kê
khai lại giá bán buôn dự kiến, giá bán lẻ dự kiến điều chỉnh giảm.
3. Thẩm quyền tiếp nhận
hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc:
a) Bộ Y tế tổ chức tiếp
nhận và rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào
Việt Nam; hồ sơ kê khai giá thuốc sản xuất trong nước; hồ sơ đề nghị bổ sung,
thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá;
b) Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê
khai lại giá thuốc sản xuất trong nước của các cơ sở có trụ sở sản xuất thuốc
tại địa bàn tỉnh, thành phố.
4.276 Tổ chức tiếp nhận, công bố giá thuốc
kê khai, kê khai lại:
a) Cơ sở nhập khẩu
thuốc, cơ sở sản xuất thuốc hoặc cơ sở đặt gia công thuốc (trong trường hợp
thuốc sản xuất gia công) nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều
130 của Nghị định này cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định
tại khoản 3 Điều này;
b)277 Cán bộ tiếp nhận kiểm tra về thành phần,
số lượng hồ sơ, trường hợp hồ sơ có đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán
bộ tiếp nhận thực hiện đóng dấu công văn đến có ghi ngày tháng năm tiếp nhận
vào hồ sơ và trả ngay 01 bản hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đến nộp trực tiếp hoặc
chuyển ngay theo đường bưu điện 01 bản hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đã gửi hồ sơ
theo đường công văn kèm theo Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số 06 tại Phụ lục
VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với trường hợp Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ
và theo Mẫu số 07 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này đối với
trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận hồ
sơ đồng thời, chuyển ngay 01 bản hồ sơ đến lãnh đạo cơ quan, phòng, ban nghiệp
vụ có thẩm quyền.
Trường hợp hồ sơ không
đủ thành phần, số lượng theo quy định, cán bộ tiếp nhận ghi rõ lý do trả lại,
các nội dung cần bổ sung và trả lại ngay hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đến nộp
trực tiếp; hoặc tối đa không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ
tiếp nhận gửi theo đường công văn;
c)278 Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày
tiếp nhận đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc, thay đổi thông tin của thuốc
đã kê khai, kê khai lại giá, Bộ Y tế công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại;
thông tin bổ sung, thay đổi của thuốc trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế;
d)279 Đối với hồ sơ kê khai lại giá thuốc
sản xuất trong nước:
- Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định,Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải báo cáo Bộ Y tế các thuốc kê khai
lại theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trong thời hạn 04
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Bộ Y tế tổng hợp và công bố trên Cổng thông tin điện tử
của đơn vị.
- Trường hợp Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi rà soát có văn bản gửi
doanh nghiệp thực hiện kê khai giá yêu cầu báo cáo về mức giá kê khai lại phù
hợp với biến động của yếu tố hình thành giá phải gửi đồng thời 01 bản về Bộ Y tế.
đ) 280 (được bãi bỏ)
e) 281 (được bãi bỏ)
g) 282 (được bãi bỏ)
Điều
132. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc trong
việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc 283
1. Cơ quan quản lý nhà
nước về giá thuốc có các quyền sau đây:
a) Có văn bản yêu cầu
các cơ sở kinh doanh dược thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai, kê
khai lại phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị
trường, phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá để phục vụ công tác
bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của
pháp luật;
b) Thực hiện kiểm tra,
thanh tra các cơ sở kinh doanh dược về giá thuốc theo quy định của pháp luật;
c) Chuyển cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện cơ sở kinh
doanh thuốc vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc trong các trường hợp:
không thực hiện kê khai, kê khai lại; kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định
hoặc không điều chỉnh giá nhưng không báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan
quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại của doanh
nghiệp; báo cáo không trung thực các yếu tố hình thành giá hoặc bán thuốc cao
hơn giá đã kê khai hoặc kê khai lại đang có hiệu lực;
d) Xem xét áp dụng các
biện pháp trong trường hợp cơ sở kinh doanh dược đã vi phạm từ 02 lần trở lên
trong thời gian 01 năm: tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung
thông tin, quảng cáo thuốc; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc
chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ
cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Thời hạn tạm ngừng tiếp
nhận hồ sơ quy định tại điểm này từ 03 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ban hành
văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cơ quan quản lý nhà
nước về giá thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng quy
định về tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc quy định tại Điều 131 Nghị
định này;
b) Rà soát hồ sơ kê
khai, kê khai lại giá thuốc do các cơ sở kinh doanh dược kê khai theo đúng Biểu
mẫu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 130 Nghị định này;
c) Bảo mật mức giá kê
khai, kê khai lại của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá kê khai, kê khai
lại chưa có hiệu lực thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều
133. Quyền hạn, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trong việc thực hiện quy định
về kê khai, kê khai lại giá thuốc284
1. Cơ sở kinh doanh
dược có các quyền sau đây:
Có quyền mua, bán thuốc
theo giá đã kê khai, kê khai lại kể từ ngày cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia
công, cơ sở nhập khẩu thuốc nộp đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc theo
quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận. Trường hợp
cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công thuốc có điều chỉnh
giảm giá kê khai so với kê khai liền kề thì cơ sở được quyền mua, bán ngay theo
mức giá điều chỉnh giảm đồng thời với việc thực hiện kê khai giảm giá phù hợp
với biến động giảm của yếu tố hình thành giá.
2. Cơ sở kinh doanh
dược có các trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các
quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc, thông báo mức giá theo quy định của
pháp luật và quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc;
chấp hành báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại theo yêu cầu của quản lý nhà
nước về giá thuốc để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá,
kiểm tra, thanh tra; chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (nếu có);
b) Không được bán buôn,
bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại do chính cơ sở sản xuất hoặc
cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại;
c) Trường hợp cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dược báo cáo
về mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại, trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở
phải có văn bản phản hồi báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với mặt bằng giá kê
khai của mặt hàng tương tự trên thị trường hoặc phù hợp với biến động của yếu
tố hình thành giá hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại phù hợp theo ý kiến
của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở kinh
doanh dược không có văn bản phản hồi thì hồ sơ kê khai, kê khai lại đã nộp
không còn giá trị;
d) Chấp hành các hình
thức xử lý về kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
Điều
134. Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố 285
1. Nội dung rà soát giá
thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố:
a) Thông tin về thuốc
tại hồ sơ kê khai giá phù hợp với các thông tin của thuốc theo Quyết định cấp
Giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc Giấy phép nhập khẩu thuốc;
b) Giá thuốc kê khai,
kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng thuốc tương tự
(nếu có).
2. Trong trường hợp cần
thiết, căn cứ các nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại quy định tại khoản
1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc xin ý kiến cơ quan Bảo hiểm
xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về giá và các cơ quan liên quan để
thực hiện rà soát hậu kiểm giá thuốc kê khai, kê khai lại.
1. Trách nhiệm niêm yết
giá thuốc:
a) Các cơ sở bán buôn
thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán buôn từng loại thuốc tại nơi giao
dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở bán buôn thuốc;
b) Các cơ sở bán lẻ
thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc tại cơ sở bán lẻ
thuốc;
c) Cơ sở bán buôn, bán
lẻ thuốc không được bán cao hơn giá do cơ sở đã niêm yết.
2. Yêu cầu đối với việc
niêm yết giá thuốc:
a) Việc niêm yết giá
bán buôn được thực hiện bằng hình thức thông báo công khai trên bảng, trên giấy
hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận
biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Việc niêm yết giá
bán lẻ thuốc được thực hiện bằng các hình thức in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên
bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; hoặc thông báo công khai
trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác phù hợp và phải thuận tiện
cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc;
c) Đồng tiền niêm yết
giá là đồng Việt Nam;
d) Giá niêm yết là giá
đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của thuốc.
1. Giá bán lẻ tại cơ sở
bán lẻ thuốc bao gồm giá mua vào ghi trên hóa đơn và thặng số bán lẻ tính bằng
mức thặng số bán lẻ nhân với giá mua vào. Cụ thể:
Giá bán lẻ = Giá mua
vào + Mức thặng số bán lẻ (%) × Giá mua vào.
2.286 Cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập chỉ được mua thuốc trúng thầu của chính cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh, thuốc đã có quyết định trúng thầu tại các cơ sở y tế
tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng; thuốc đã có quyết định trúng
thầu mua sắm tập trung cấp địa phương, cấp quốc gia trong thời hạn của hợp đồng
hoặc thỏa thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc với
giá mua vào theo quy định như sau:
a) Đối với các thuốc có
trong Danh mục trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá mua vào của
cơ sở bán lẻ thuốc không được cao hơn giá thuốc trúng thầu cùng thời điểm;
b) Đối với thuốc không
có trong Danh mục trúng thầu của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá mua vào
không được cao hơn giá trúng thầu của chính thuốc đó đã trúng thầu tại các cơ
sở y tế tuyến tỉnh, tuyến trung ương trong vòng 12 tháng; trúng thầu mua sắm
tập trung cấp địa phương, cấp quốc giatrong thời hạn của hợp đồng hoặc thỏa
thuận khung mua sắm tập trung tính đến trước thời điểm mua thuốc.
Quy định này không áp
dụng đối với các thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại Điều 67, Điều
68 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP; các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần,
thuốc tiền chất và thuốc mới theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật Dược chưa
trúng thầu tại các cơ sở y tế.
3. Mức thặng số bán lẻ
của các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
không được cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa như sau:
a) Đối với thuốc có giá
mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng, mức thặng
số bán lẻ tối đa là 15%;
b) Đối với thuốc có giá
mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 (một nghìn) đồng đến 5.000
(năm nghìn) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 10%;
c) Đối với thuốc có giá
mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 (năm nghìn) đồng đến
100.000 (một trăm nghìn) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 7%;
d) Đối với thuốc có giá
mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 (một trăm nghìn) đồng
đến 1.000.000 (một triệu) đồng, mức thặng số bán lẻ tối đa là 5%;
đ) Đối với thuốc có giá
mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 (một triệu) đồng, mức
thặng số bán lẻ tối đa là 2%.
4. Đơn vị đóng gói nhỏ
nhất để tính thặng số bán lẻ được quy định như sau:
a) Đối với dạng bào chế
là viên, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là viên;
b) Đối với dạng bào chế
là dạng lỏng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm, bơm
tiêm đóng sẵn thuốc;
c) Đối với dạng bào chế
là dạng bột pha tiêm, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống tiêm,
bơm tiêm đóng sẵn thuốc;
d) Đối với dạng bào chế
là dạng bột, cốm pha uống, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là gói, chai, lọ, túi;
đ) Đối với dạng bào chế
là kem, mỡ, gel dùng ngoài, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là tuýp, lọ;
e) Đối với dạng bào chế
là thuốc dán, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là miếng dán;
g) Đối với dạng bào chế
là thuốc xịt hay thuốc khí dung, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bình xịt, chai
xịt, lọ xịt hoặc lọ đựng thuốc dùng cho máy khí dung;
h) Đối với dạng bào chế
là bộ kít phối hợp, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bộ kít.
Mục
3. ĐẤU THẦU MUA THUỐC, ĐÀM PHÁN GIÁ THUỐC VÀ CÁC BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ THUỐC
1. Việc đấu thầu mua
thuốc từ nguồn vốn nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của các cơ sở y tế công lập theo quy
định của pháp luật về đấu thầu và bảo đảm các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều
7 và khoản 6 Điều 107 của Luật Dược.
2. Các tiêu chí xác
định giá hợp lý làm căn cứ ban hành Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái
trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, khả năng cung cấp, giá hợp lý:
a) Giá trúng thầu, giá
bán thực tế trên thị trường của dược liệu trong nước và dược liệu nhập khẩu;
b) Ưu tiên dược liệu có
tiêu chí kỹ thuật: Dược liệu nuôi trồng, thu hái trong nước đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt nuôi trồng và thu hái; dược liệu trong nước sản xuất tại cơ sở đạt
tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất cho thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; dược
liệu trong nước đã định danh rõ thành phần và nồng độ hoặc hàm lượng của các
chất có hoạt tính.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn cụ thể việc đấu thầu các thuốc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này;
công bố Danh mục các thuốc biệt dược gốc; quy định việc mua thuốc biệt dược gốc
không thuộc Danh mục thuốc, dược liệu được áp dụng hình thức đàm phán giá quy
định tại Điều 138 của Nghị định này theo hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp
với quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều
138. Danh mục thuốc, dược liệu được áp dụng hình thức đàm phán giá
Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành Danh mục thuốc, dược liệu được thực hiện hình thức đàm phán giá theo quy
định tại khoản 6 Điều 107 của Luật Dược căn cứ ý kiến đề xuất của Hội đồng tư
vấn quốc gia về đấu thầu thuốc.
Các trường hợp thực
hiện bình ổn giá thuốc, các biện pháp bình ổn giá thuốc và thẩm quyền, trách
nhiệm quyết định áp dụng và tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc
thực hiện theo quy định tại Luật giá và các văn bản hướng dẫn Luật giá.
Điều
140. Lộ trình thực hiện yêu cầu về Chứng chỉ hành nghề dược
1. Chậm nhất đến ngày
01 tháng 01 năm 2019, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược287 phải có Chứng chỉ hành nghề dược.
Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2021, người chịu trách nhiệm chuyên môn về
dược288 của cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang;
cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải có Chứng chỉ hành
nghề dược.
2.289 Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 tháng
2021, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên
liệu làm thuốc phải có chứng chỉ hành nghề dược.
3. Chậm nhất đến ngày
01 tháng 01 năm 2021, người phụ trách công tác dược lâm sàng của các bệnh viện
quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật Dược phải có Chứng chỉ hành nghề dược.
4. Kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh
dược290 của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu
làm thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và 2
Điều này.
5. Người quản lý chuyên
môn về dược của cơ sở kinh doanh dược, chủ cơ sở bán lẻ thuốc đã được cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cấp theo Luật Dược số 34/2005/QH11 tiếp
tục là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
Điều
141. Lộ trình thực hiện Thực hành tốt đối với cơ sở kinh doanh dược
1. Kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực, cơ sở sản xuất thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, vắc xin, sinh
phẩm, cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu, cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ là nhà thuốc,
quầy thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo
quản, cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học, cơ sở kinh doanh dịch
vụ thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất
vô trùng phải đáp ứng Thực hành tốt tương ứng với loại hình hoạt động dược, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.
2. Chậm nhất đến ngày
01 tháng 01 năm 2019, cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, trừ
trường hợp nguyên liệu là dược chất vô trùng được quy định tại khoản 1 Điều
này, phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất.
3. Kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực, cơ sở bán lẻ là tủ thuốc đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược phải đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc tương ứng
loại hình hoạt động.
Chậm nhất từ ngày 01
tháng 7 năm 2019, cơ sở bán lẻ thuốc là tủ thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh dược trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải đáp ứng
thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc tương ứng loại hình hoạt động. Trước thời hạn
này, cơ sở phải đảm bảo duy trì theo đúng điều kiện kinh doanh đã được cấp Giấy
chứng nhận.
4. Kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực, cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc cổ truyền, trừ
cơ sở sản xuất vị thuốc cổ truyền.
Chậm nhất từ ngày 01
tháng 7 năm 2019, cơ sở sản xuất thuốc đông y đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải đáp ứng thực
hành tốt sản xuất thuốc cổ truyền. Trước thời hạn này, cơ sở phải đảm bảo duy
trì theo đúng điều kiện kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.
5. Chậm nhất từ ngày 01
tháng 01 năm 2021, cơ sở sản xuất tá dược, vỏ nang; cơ sở sản xuất, chế biến
dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên
liệu làm thuốc tương ứng.
Điều
142. Lộ trình thực hiện thực hành tốt đối với cơ sở hoạt động dược không vì mục
đích thương mại
1. Kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực, cơ sở đang hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Dược chưa tuân thủ đầy đủ thực
hành tốt chỉ được thực hiện đúng phạm vi hoạt động dược phù hợp với mức độ tuân
thủ thực hành tốt tương ứng và phải tuân thủ đầy đủ thực hành tốt tương ứng với
phạm vi hoạt động dược theo lộ trình được quy định như sau:
a) Chậm nhất đến ngày
01 tháng 7 năm 2019, cơ sở bảo quản, tồn trữ, cung ứng vắc xin phải tuân thủ
đầy đủ thực hành tốt tương ứng với phạm vi hoạt động;
b) Chậm nhất đến ngày
01 tháng 01 năm 2021, cơ sở hoạt động dược không vì mục đích thương mại, trừ
trường hợp quy định tại điểm a khoản này, phải tuân thủ đầy đủ thực hành tốt
tương ứng với phạm vi hoạt động.
2. Kể từ ngày Nghị định
này có hiệu lực, cơ sở hoạt động dược nhưng không vì mục đích thương mại quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Luật Dược lần đầu triển khai hoạt động dược
hoặc bổ sung phạm vi hoạt động dược phải tuân thủ thực hành tốt tương ứng với
loại hình hoạt động dược.
Điều
143. Điều, khoản chuyển tiếp291
1. Các hồ sơ thực hiện
thủ tục hành chính theo quy định tại Luật Dược số 34/2005/QH11, các văn bản
hướng dẫn có liên quan và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 115
của Luật Dược số 105/2016/QH13 nộp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì
thực hiện theo quy định tại Luật Dược số 34/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn
có liên quan, trừ trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Luật
Dược số 105/2016/QH13.
2. Chậm nhất từ ngày 01
tháng 7 năm 2018, khi nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc
nhập khẩu, cơ sở đứng tên đăng ký thuốc phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá cơ sở
sản xuất đáp ứng thực hành tốt sản xuất.
3.292 Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc, đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc và các thủ tục hành chính có liên quan được thực hiện theo quy định của
Luật Dược số 34/2005/QH11 và các văn bản hướng dẫn có liên quan được thực hiện
đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép.
Thuốc, nguyên liệu làm
thuốc quy định tại khoản này được nhập khẩu vào Việt Nam hoặc xuất khẩu ra khỏi
Việt Nam được thông quan nếu đáp ứng quy định của Luật Dược số 34/2005/QH11 và
các văn bản hướng dẫn có liên quan hoặc theo quy định tại Nghị định này kể từ
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Thuốc, nguyên liệu
làm thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc công bố trước ngày Nghị định này
có hiệu lực và nhập khẩu vào Việt Nam và thông quan trước ngày 01 tháng 01 năm
2018 thì hồ sơ thông quan thực hiện theo quy định của Luật Dược số 34/2005/QH11
và các văn bản hướng dẫn có liên quan hoặc theo quy định tại Nghị định này kể
từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
5. Đối với các cơ sở
kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt thực hiện các quy định sau:
a)293 Các cơ sở đang kinh doanh thuốc phải
kiểm soát đặc biệt là thuốc quy định tại các điểm a, b khoản 26 Điều 2 của Luật
Dược được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2019. Sau thời hạn
này, các cơ sở muốn tiếp tục hoạt động phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược phạm vi kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với
phạm vi hoạt động của cơ sở theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định
này;
b) Cơ sở đang kinh
doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc quy định tại các điểm c, d khoản
26 Điều 2 của Luật Dược được tiếp tục hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực ghi
trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc hết thời hạn hiệu lực
của Giấy chứng nhận thực hành tốt trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược không ghi thời hạn hiệu lực. Sau thời hạn này, các cơ sở muốn
tiếp tục hoạt động phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi
kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ
sở theo quy định tại Mục 4 Chương III của Nghị định này.
6. Chậm nhất từ ngày 01
tháng 7 năm 2018, các cơ sở đang bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán
lẻ phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Nghị định này.
7.294 Chậm nhất từ ngày ngày 01 tháng 01
năm 2021, dược liệu trước khi lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy đăng ký lưu
hành hoặc công bố tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 93 Nghị
định này.
8. Chậm nhất từ ngày 01
tháng 01 năm 2019, vỏ nang trước khi lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy đăng ký
lưu hành theo quy định tại khoản 4 Điều 93 của Nghị định này. Chậm nhất từ ngày
01 tháng 01 năm 2021, tá dược trước khi lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy đăng
ký lưu hành theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Nghị định này.
9. Chậm nhất từ ngày 01
tháng 01 năm 2018, các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh phải thực hiện theo quy định tại Điều 136 của Nghị định này.
10. Giấy tiếp nhận nội
dung thông tin thuốc, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc được cấp trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thì được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn hiệu
lực.
11.295 Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp
nước ngoài về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, Giấy phép hoạt động
của doanh nghiệp nước ngoài về vắc xin, sinh phẩm y tế và nguyên liệu sản xuất
vắc xin và sinh phẩm y tế tại Việt Nam được cấp trước ngày Nghị định số
54/2017/NĐ-CP có hiệu lực được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy phép
12. Từ ngày 01 tháng 01
năm 2021, nguyên liệu làm thuốc là tá dược để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký
thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu theo Danh mục
được công bố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế mà không phải thực hiện việc
cấp phép nhập khẩu.
Điều
144. Hiệu lực thi hành296
1. Nghị định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
2. Bãi bỏ các văn bản:
a) Các quy định về
quảng cáo thuốc tại Điều 3 của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
b) Nghị định số
79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Dược;
c) Nghị định số
89/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược;
d) Nghị định số
102/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh
doanh thuốc.
3. Trường hợp các văn
bản quy phạm pháp luật và các quy định viện dẫn tại Nghị định này có sự thay
đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật
mới.
Điều
145. Trách nhiệm tổ chức thực hiện297
1. Bộ trưởng Bộ Y tế
chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Y tế các tỉnh, thành phố
tổ chức việc tiếp nhận, rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước
của các cơ sở có trụ sở sản xuất thuốc tại địa bàn tỉnh, thành phố.
3. Việc công bố, đăng
ký, đề nghị cấp phép trực tuyến thực hiện theo lộ trình do Bộ trưởng Bộ Y tế
quy định.
4. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị
định này./.
BỘ Y TẾ Số: 02/VBHN-BYT Nơi nhận: |
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP
NHẤT Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2024 KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế có căn cứ ban hành như sau:
“Căn
cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính
phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.”
Nghị
định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế có căn
cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn
cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế.”.
2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
3 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
4 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
5 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
6 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
7 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
9 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
10 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm b khoản 5 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
11 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
12 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
13 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
14 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
15 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
16 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
17 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
18 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
19 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
20 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
21 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm b khoản 7 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
22 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
23 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 8 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.;
24 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 7 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
25 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 8 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
26 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 9 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
27 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 10 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
28 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
29 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 12 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
30 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 9 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
31 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
32 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 10 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
33 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 11 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
34 Đoạn “Trường hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi xuất khẩu, nhập khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu cho cơ sở
bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu chuyên môn kỹ
thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm
thuốc” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Nghị định số
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 11 năm 2018.
35 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 14 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
36 Cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt
trụ sở" được thay thế bởi cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm
kinh doanh" theo quy định tại khoản 79 Điều 5 của Nghị định số
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 11 năm 2018.
37 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy
định tại khoản 12 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
38 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 12 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
39 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 12 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
40 Cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt
trụ sở" được thay thế bởi cụm từ " Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm
kinh doanh" theo quy định tại khoản 79 Điều 5 của Nghị định số
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 11 năm 2018.
41 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 13 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
42 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 15 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
43 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 16 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
44 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 14 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
45 Đoạn “Ban hành danh mục thuốc, dược
chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực” được sửa
đổi thành “Công bố danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng
trong một số ngành, lĩnh vực” theo quy định tại điểm a khoản 15 Điều 5 của Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ
ngày 12 tháng 11 năm 2018.
46 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 15 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
47 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 16 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
48 Đoạn "có tường và trần kiên cố
được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18
Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
49 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
50 Đoạn "có tường và trần kiên cố
được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18
Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
51 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ
ngày 12 tháng 11 năm 2018.
52 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
53 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
54 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 17 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
55 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
56 Đoạn "có tường và trần kiên cố
được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18
Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
57 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
58 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 18 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
59 Đoạn "có tường và trần kiên cố
được làm từ vật liệu chắc chắn" được bãi bỏ theo quy định tại khoản 18
Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
60 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
61 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 19 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
62 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
63 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
64 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
65 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
Khoản 17 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ- sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
66 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 20 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
67 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
68 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
69 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
70 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
71 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
72 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
73 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
74 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
75 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
76 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
77 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
78 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
79 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
80 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
81 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 22 Điều 5 Nghị định của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
82 Cụm từ “02 năm” được sửa đổi bởi cụm từ
“12 tháng” tại Khoản 21 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
83 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 19 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
84 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 23 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
85 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 24 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
86 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 25 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
87 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 26 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
88 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 27 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
89 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 27 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
90 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 28 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
91 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 29 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
92 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 30 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
93 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 31 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
94 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 20 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
95 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 21 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
96 Điều này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 32 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
97 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 22 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
98 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 23 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
99 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 33 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
100 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 33 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
101 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 34 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
102 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
điểm b khoản 34 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
103 Cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt
trụ sở" được thay thế bởi cụm từ "Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt địa điểm
kinh doanh" theo quy định tại khoản 79 Điều 5 của Nghị định số
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 11 năm 2018.
104 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 24 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
105 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 24 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
106 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
107 Cụm từ "c" được bãi bỏ theo
quy định tại khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
108 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
109 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 25 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
110 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 26 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
111 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 26 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
112 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
113 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
114 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 27 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
115 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm b khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
116 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm b khoản 35 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
117 Đoạn "thuốc trong Danh mục thuốc,
dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực"
được bãi bỏ theo quy định tại khoản 28 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11
năm 2018.
118 Đoạn "Miễn nộp tài liệu tại điểm
này đối với trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu
chuẩn thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ
sung theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
119 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 27 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
120 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 36 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
121 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 36 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
122 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 36 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
123 Đoạn "thuốc trong Danh mục thuốc,
dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực"
được bãi bỏ theo quy định tại khoản 28 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11
năm 2018.
124 Đoạn "Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung
theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
125 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 30 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
126 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 37 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
127 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 31 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
128 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 38 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
129 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 31 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
130 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại điểm b khoản 38 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
131 Cụm từ "sinh phẩm" được bãi
bỏ theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
132 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm c khoản 38 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
133 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 39 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
134 Đoạn "thuốc trong Danh mục thuốc,
dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực"
được bãi bỏ theo quy định tại khoản 28 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11
năm 2018.
135 Đoạn "Miễn nộp tài liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung
theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
136 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 33 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
137 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 34 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
138 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
139 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
140 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
141 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 40 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
142 Đoạn "Miễn nộp tại liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung
theo khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
143 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 35 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
144 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm a khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
145 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
146 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
147 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
148 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
149 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
150 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
151 Đoạn "Miễn nộp tại liệu tại điểm
này trong trường hợp cơ sở sản xuất đã được xác nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất trên Giấy chứng nhận sản phẩm dược;" được bổ sung
theo quy định tại khoản 29 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
152 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 41 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
153 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 36 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
154 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 37 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
155 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 38 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
156 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 38 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
157 Cụm từ "72" được bãi bỏ theo
quy định tại khoản 39 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
158 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 40 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
159 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
160 Cụm từ "và lưu hành thực tế"
được bãi bỏ theo quy định tại khoản 42 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11
năm 2018.
161 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy
định tại điểm b khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
162 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
163 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
164 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
điểm c khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
165 Khoản này được bổ sung theo quy định
tại điểm d khoản 42 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
166 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy
định tại điểm a khoản 43 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
167 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 43 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
168 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy
định tại điểm b khoản 43 Điều 5của Nghị định số 155/2018/NĐ- CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
169 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm c khoản 43 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
170 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 43 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
171 Tiêu đề khoản này được sửa đổi theo quy
định tại điểm a khoản 44 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
172 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
điểm b khoản 44 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
173 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 45 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
174 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
175 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
176 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
177 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 46 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
178 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 44 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
179 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 45 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
180 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 45 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
181 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 46 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
182 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 47 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
183 Mũ điều này được sửa đổi theo quy định
tại điểm a khoản 47 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
184 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
185 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
186 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm
2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
187 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm a khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
188 Khoản này được bổ sung theo quy định
tại điểm b khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
189 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm c khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
190 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm d khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
191 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm đ khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
192 Khoản này được bổ sung theo quy định
tại điểm e khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
193 Khoản này được bổ sung theo quy định
tại điểm e khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
194 Khoản này được bổ sung theo quy định
tại điểm e khoản 48 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
195 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung
theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
196 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 50 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
197 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
198 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
199 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
200 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
201 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung
theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
202 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm c khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
203 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
điểm d khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
204 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
điểm d khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
205 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung
theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
206 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 49 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
207 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 51 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
208 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
điểm đ khoản 49 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
209 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 52 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
210 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 52 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
211 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 52 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
212 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 50 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
213 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại điểm a khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định
số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
214 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
215 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại điểm c khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
216 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 88/20223/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
217 Điểm này được bổ sung theo quy định tại
khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 88/20223/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên
quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y
tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
218 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
219 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
220 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
221 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
222 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 53 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
223 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 51 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
224 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 52 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
225 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 52 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
226 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 53 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
227 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 54 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
228 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 53 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
229 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm c khoản 53 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
230 Cụm từ "tái xuất" được bãi bỏ
theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
231 Cụm từ "hoặc tái xuất" được
bãi bỏ theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa
đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm
2018.
232 Cụm từ "tái xuất" được bãi bỏ
theo quy định tại khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
233 Đoạn "Đối với nguyên liệu nhập
khẩu được tái xuất, Bộ Y tế thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền của
nước tiếp nhận để biết, phối hợp quản lý" được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 55 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
234 Điều này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 54 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
235 Tên điều này được được sửa đổi theo quy
định tại khoản 55 Điều 5 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan
đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
155/2018/NĐ- CP, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
236 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 56 Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
237 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 56 Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
238 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 57 Điều 4 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế
155/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 11 năm 2018
239 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 56 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
240 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 57 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
241 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 56 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
242 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 58 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
243 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 59 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
244 Điều này được sửa đổi theo quy định tại
điểm a khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
245 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm b khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
246 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 60 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
247 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm b khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
248 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm b khoản 57 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
249 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 58 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
250 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 59 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
251 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 59 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
252 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 61 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
253 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 62 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
254 Điều này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 60 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
255 Tên Điều này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 61 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
256 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 63 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
257 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 63 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
258 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 64 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
259 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 62 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
260 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 64 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
261 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 62 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
262 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 65 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
263 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 66 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
264 Tên Điều này được sửa đổi theo quy định
tại điểm a khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
265 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm b khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
266 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 67 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
267 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm b khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
268 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm b khoản 63 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
269 Điều này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 64 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
270 Điều này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 65 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018..
271 Điều này được bổ sung theo quy định tại
khoản 66 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
272 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 67 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
273 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 68 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
274 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 68 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
275 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 69 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
276 Tên khoản này được sửa đổi, bổ sung
theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị
định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
277 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
278 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
279 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
khoản 70 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
280 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 69 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
281 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 69 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
282 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại
khoản 69 Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
283 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
284 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
285 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy
định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023.
286 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 76 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy
định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
287 Cụm từ “người phụ trách về bảo đảm chất
lượng thuốc của cơ sở sản xuất dược chất trừ trường hợp dược chất vô trùng”
được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
288 Cụm từ “người chịu trách nhiệm về đảm
bảo chất lượng thuốc” được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 11 năm 2018.
289 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
290 Cụm từ “người chịu trách nhiệm về đảm
bảo chất lượng thuốc” được bãi bỏ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số
155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày
12 tháng 11 năm 2018.
291 Khoản 4 Điều 21 của
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều
kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực
kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:
"
Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp
......
4.
Điều khoản chuyển tiếp đối với Nghị định số 54/2017/NĐ-CP:
a)
Các hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược hoặc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc
theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP đã nộp trước ngày Nghị định này có
hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP;
b)
Các nguyên liệu làm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ đĕng ký thuốc đã có giấy
đĕng ký lưu hành thuốc đã được công bố trước ngày Nghị định này có hiệu lực
tiếp tục được phép nhập khẩu đến hết thời hạn hiệu lực của giấy đĕng ký lưu
hành thuốc;
c)
Các thuốc đã được các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh mua vào trước ngày Nghị định này có hiệu lực được thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP."
Điều
4 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu
lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:
“Điều
4. Điều khoản chuyển tiếp
Các hồ sơ đã nộp trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực
thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ, trừ
trường hợp cơ sở đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”.
292 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm a khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
293 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại
điểm b khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số
quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
294 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm c khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
295 Khoản này được sửa đổi theo quy định
tại điểm d khoản 78 Điều 5 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một
số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
296 Điều 20 của Nghị định
số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ
ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:
“Điều
20. Hiệu lực thi hành
Nghị
định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.”
Điều
3 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu
lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:
“Điều
3. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.”.
297 Điều 22 của Nghị định
số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu
tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu lực kể từ
ngày 12 tháng 11 năm 2018 quy định như sau:
“Điều
22. Trách nhiệm thi hành
Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này./.”
Điều
5 của Nghị định số 88/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12
tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến
điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có hiệu
lực kể từ ngày 11 tháng 12 năm 2023 quy định như sau:
“Điều
5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./.”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét