VĂN PHÒNG QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2020 |
Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003
của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 ngày 11 tháng 11 năm 2020
của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia,
góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường
quốc phòng và an ninh của đất nước.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây
dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12
năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về biên giới quốc gia[1].
Chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Đường cơ sở là đường gẫy khúc nối liền các điểm được lựa
chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố.
2. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía
ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.
3. Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía
ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý
tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.
4. Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc
phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài
của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền
tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982,
trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan có quy định khác.
5. Mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu
đường biên giới quốc gia trên đất liền.
6. Công trình biên giới là công trình được xây dựng
để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia.
7. Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường
bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thủy nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và
cửa khẩu đường hàng không.
8. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc
dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không
có động cơ.
9. Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền
nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hòa bình,
an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật
biển năm 1982.
10. Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy
bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.
2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu
trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng
các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải
của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan.
4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên
giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các
đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống
lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước
quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.
5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới
quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.
1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một
phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền;
2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên
biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần
đảo;
3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên
giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào.
Nội thủy của Việt Nam bao gồm:
1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở;
2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra
ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ
của hệ thống cảng.
1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi
của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên
giới; gây hư hại mốc quốc giới;
2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới;
3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường,
xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia;
4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma túy, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên
giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hóa phẩm độc hại và các
loại hàng hóa khác mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;
5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới
quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ
gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khỏe của nhân dân, môi trường, an
toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới;
6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.
CHẾ ĐỘ PHÁP
LÝ VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, KHU VỰC BIÊN GIỚI
2. Người, phương tiện, hàng hóa qua lại biên giới quốc gia
phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực
cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ
gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.
2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt
động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
2. Việc hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu
vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền thực
hiện theo quy định của Luật Biên phòng Việt Nam.
3. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng quy định tại
khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều này. Quyết định về việc hạn chế hoặc tạm dừng phải được thông báo cho
chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết.
2. Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.
XÂY DỰNG,
QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, KHU VỰC BIÊN GIỚI
2. Ngày 03 tháng 3 hàng năm là “Ngày biên phòng toàn dân”.
2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị
trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới
bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ
quan nơi gần nhất.
2. Việc giải quyết vụ việc xảy ra liên quan đến biên giới quốc gia
phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập.
2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp
với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương
trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự,
an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.
Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp
vụ.
2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên
giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khỏe thì được hưởng
chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ
chiến đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm
quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia
bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;
b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài
chính cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
Nội dung quản lý nhà nước về biên giới
quốc gia bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên
giới quốc gia;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia;
3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên
giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc
gia;
5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế -
xã hội ở khu vực biên giới;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây
dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia.
2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an
chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc
gia.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 01 năm 2004.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật này./.
|
XÁC THỰC
VĂN BẢN HỢP NHẤT CHỦ NHIỆM |
[1] Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Biên phòng Việt Nam.”.
[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định
tại Điều 35 của Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
[3] Điều 36 của Luật Biên phòng Việt Nam số 66/2020/QH14, có
hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 36. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng số 02/1997/PL-UBTVQH9 hết
hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét