Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2024

【Review】Công Ước Quốc Tế về NGĂN NGỪA Ô NHIỄM DO TÀU GÂY RA 【Công ước MARPOL 73/78】

THUỘC TÍNH VĂN BẢN :

Số ký hiệu : .....................

Ngày ban hành : .....................

Loại VB : CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ

Ngày có hiệu lực : .....................

Nguồn thu thập.....................

Ngày đăng công báo : .....................

Ngành:.....................

Lĩnh vực : .....................

Cơ quan ban hành/ chức danh/Người ký :  CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CP: .....................

Phạm vi:  Toàn quốc

Tình trạng hiệu lực : .....................

THÔNG TIN ÁP DỤNG : 

Công ước MARPOL 73/78 ra đời năm 1973, là sự kết hợp của hai hiệp định quốc tế là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (được thông qua năm 1973) và Nghị định thư của Công ước (được thông qua năm 1978). Hiện nay, hai hiệp định này gộp chung thành một văn kiện duy nhất.

Có thể cho rằng Công ước này là một trong những Công ước chủ chốt về bảo vệ môi trường biển. Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu. Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước vào ngày 18 tháng 3 năm 1991.

 

Theo sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, cũng như các vấn đề môi trường phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải (các tai nạn tràn dầu, các vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh,...), các yêu cầu kỹ thuật của Công ước MARPOL 73/78 đã được bổ sung và sửa đổi liên tục. Cho đến nay, Công ước MARPOL 73/78 đã bao gồm 6 phụ lục:

  • Phụ lục I: Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu, có hiệu lực từ ngày 02 tháng 10 năm 1983 (Phụ lục I sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007). Phụ lục I bao gồm 07 Chương với 39 Quy định và 05 Phụ chương.
  • Phụ lục II: Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô, có hiệu lực từ ngày 06 tháng 4 năm 1987.
  • Phụ lục III: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại được chuyên chở trên biển dưới dạng bao gói, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1992.
  • Phụ lục III áp dụng cho các tàu chở các chất độc hại dưới dạng bao gói. Chất độc hại là các chất gây ô nhiễm biển nêu trong Bộ Luật quốc tế về chuyên chở hàng nguy hiểm bằng đường biển (Bộ Luật IMDG).
  • Phụ lục III cấm vận chuyển các chất độc hại trừ khi tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu đưa ra trong Phụ lục.
  • Phụ lục IV: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu, có hiệu lực từ ngày 27 tháng 9 năm 2003.
  • Phụ lục V: Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu, có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1988.
  • Phụ lục VI: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm không khí do tàu gây ra, được phê chuẩn từ tháng 9 năm 1997 và có hiệu từ ngày 19 tháng 5 năm 2005.

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia Phụ lục I, II của Công ước này năm 1991 (ngày 18 tháng 3 năm 1991). Tiếp theo, Bộ Giao thông vận tải có Tờ trình số 9591/TTr-BGTVT ngày 06 tháng 8 năm 2014 trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất gia nhập các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước. Chủ tịch nước có Quyết định số 2368/2014/QĐ-CTN ngày 16 tháng 10 năm 2014, đồng ý việc Việt Nam tham gia các Phụ lục III, IV, V, VI. Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) đã có thông báo tới các thành viên, các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước MARPOL có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 19 tháng 3 năm 2015.

Ngày 11 tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 795/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện các Phụ lục III, IV, V, VI của Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (Công ước MARPOL). Theo đó, Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện Công ước. Khi tham gia Công ước MARPOL, Việt Nam phải thực thi các nghĩa vụ đã cam kết, cụ thể như sau:

Có biện pháp đảm bảo thực thi đầy đủ các cam kết theo quy định của các Phụ lục của Công ước.

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc đánh giá, kiểm tra, kiểm soát đối với các tàu biển phù hợp với các quy định của Công ước.

Đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn lực để thực hiện công tác kiểm tra và chứng nhận tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam, thực hiện điều tra tai nạn, xử lý đầy đủ và kịp thời các trường hợp vi phạm, bao gồm cả việc đào tạo các thanh tra viên thực hiện các công tác kiểm tra nhà nước cảng biển và các biện pháp đánh giá, kiểm tra, kiểm soát hệ thống kỹ thuật của tàu.

Thực thi các biện pháp cần thiết để đảm bảo sự tuân thủ của các tàu treo cờ Việt Nam.

Thực hiện chức năng của quốc gia có cảng trong việc kiểm soát việc tuân thủ các phụ lục của Công ước MARPOL của các tàu chạy tuyến quốc tế khi cập cảng Việt Nam.

Cung cấp các thiết bị tiếp nhận tại các cảng biển và các bến cảng đối với rác thải, thiết bị tiếp nhận các chất làm suy giảm tầng ô-zôn tại các cảng/nhà máy sửa chữa tàu, thiết bị tiếp nhận các cặn của hệ thống lọc khí xả đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không gây ngừng trệ tàu.

Thiết lập và thực hiện quy trình kiểm soát và theo dõi hoạt động của tàu thích hợp để hỗ trợ công tác điều tra tai nạn hàng hải liên quan đến sự cố ô nhiễm một cách nhanh chóng, chính xác.

XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN (PDF) :
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
NGHE ĐỌC VĂN BẢN LUẬT (AUDIO) :
(đang cập nhật)
XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN ( WORD) :
VĂN BẢN ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG ANH (FILE PDF):
(đang cập nhật)
(Biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/;  www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn/
SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :

A. BỐ CỤC VĂN BẢN :

Căn cứ ban hành:>>>XEM

(đang cập nhật)

B. CÂU HỎI LIÊN QUAN:

  • Tìm hiểu(đang cập nhật)
  • Bộ câu hỏi và đáp án(đang cập nhật)

Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích

VIDEO :
(đang cập nhật)
GÓC BÁO CHÍ:

  • Góc báo chí(đang cập nhật)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét