Chương IV
GIẤY PHÉP
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM
Điều 16. Nội dung,
mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Nội dung của Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
a) Tên, địa chỉ, điện
thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại
diện theo pháp luật;
b) Loại, nhóm hàng hóa
nguy hiểm;
c) Hành trình, lịch
trình vận chuyển (áp dụng đối với trường hợp cấp theo chuyến);
d) Thời hạn của giấy
phép.
Đối với trường hợp cấp
theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển
phương tiện, người áp tải (áp dụng đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm quy định phải có người áp tải).
2. Mẫu Giấy phép vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm phải có mã nhận diện QR, báo hiệu nguy hiểm do cơ
quan cấp quản lý và phát hành.
3. Giấy phép vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc. Thời hạn của giấy phép theo đề
nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử
dụng của phương tiện.
Điều 17. Thẩm quyền
cấp Giấy phép và các trường hợp miễn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm
1. Bộ Công an tổ chức
cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4,
loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này (trừ hóa chất bảo vệ
thực vật và quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Bộ Quốc phòng tổ
chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cho các tổ chức, doanh nghiệp
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ Khoa học và Công
nghệ tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 8 theo
quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
4. Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật.
5. Cơ quan cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm
theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để quyết định tuyến đường
vận chuyển và thời gian vận chuyển.
6. Việc cấp Giấy phép
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định
về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng
lượng nguyên tử.
7. Cơ quan cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm từ chối cấp giấy phép đối với hoạt động vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ có hành trình đi qua công
trình hầm, phà theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.
8. Tổ chức, cá nhân khi
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn
cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này:
a) Vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có
tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
b) Vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm là khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250
ki-lô-gam;
c) Vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
d) Vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000
ki-lô-gam;
đ) Vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng
hóa nguy hiểm.
9. Phương tiện vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm quy định tại khoản 8 Điều này phải đảm bảo các điều kiện an toàn
phòng cháy, chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy trong
quá trình vận chuyển.
Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa
nguy hiểm loại 5, loại 8 bao gồm:
a)
Giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại
Phụ lục IV của Nghị định này;
b)
Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham
gia vận chuyển đảm bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
c)
Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển
phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư
nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy
phép (đối với lái xe); số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với
thuyền viên)) và danh sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có
người áp tải (gồm: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công
dân hoặc số hộ chiếu) kèm bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn
luyện an toàn;
d)
Bản sao hoặc bản sao điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển, hàng
hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên
người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận
chuyển; biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng hóa nguy hiểm);
đ) Bản sao hoặc bản sao
điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người
điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử
chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm trên đường thủy nội địa.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm
bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
c) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số
căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép (đối với lái xe);
số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh
sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và
tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm
bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn theo quy
định;
d) Bản sao hoặc bản sao
điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện của người điều
khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử chứng chỉ
chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên
đường thủy nội địa;
đ) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn
vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị
định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên
người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận
chuyển; biện pháp ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố cháy, nổ); bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính Phương án ứng phó sự cố tràn dầu (chỉ áp dụng đối với
trường hợp vận tải xăng dầu trên đường thủy nội địa).
3. Hồ sơ cấp Giấy phép
vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển đảm
bảo còn thời hạn kiểm định theo quy định;
c) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm (gồm: Họ và tên; số chứng minh thư nhân dân hoặc số
căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; số giấy phép, hạng giấy phép (đối với lái xe);
số giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hạng (đối với thuyền viên)) và danh
sách người áp tải đối với trường hợp bắt buộc phải có người áp tải (gồm: Họ và
tên, số chứng minh thư nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) kèm
bản sao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn theo quy
định;
d) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hóa đơn
tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;
đ) Bản sao hoặc bản sao
điện tử hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn
vị vận chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Nghị
định này (trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung: Biển kiểm soát xe; họ và tên
người điều khiển phương tiện; loại hàng; khối lượng; tuyến đường, thời gian vận
chuyển);
e) Bản sao hoặc bản sao
điện tử Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn của người
điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao hoặc bản sao điện tử
chứng chỉ chuyên môn đặc biệt của thuyền viên đối với vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm trên đường thủy nội địa.
4. Hồ sơ đề nghị điều
chỉnh thông tin trên Giấy phép khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của
Giấy phép bao gồm:
a) Giấy đề nghị điều
chỉnh thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo mẫu quy định
tại Phụ lục IVa của Nghị định này;
b) Hồ sơ chứng minh sự
thay đổi về thông tin liên quan đến giấy phép.
5. Hồ sơ cấp lại Giấy
phép do bị mất, bị hỏng bao gồm: Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm (trong đó nêu lý do: bị mất hoặc bị hỏng).
Điều 19. Trình tự,
thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Thủ tục cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
a) Người vận tải hàng
hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 18 của Nghị định này đến
cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và
trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ
chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn
không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan
giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống
dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Riêng đối với thủ tục
cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 7 thực hiện theo quy định về
việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng
nguyên tử;
b) Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy
phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp
không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông
báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
2. Thủ tục điều chỉnh
thông tin trên Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi có sự thay đổi liên
quan đến nội dung của Giấy phép
a) Người vận tải vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Nghị định này đến cơ quan
cấp Giấy phép.
Trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và
trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ
chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn
không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan
giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống
dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
b) Trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy
phép thẩm định hồ sơ, ban hành văn bản điều chỉnh nội dung Giấy phép vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp không đồng ý, cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời
bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý
do.
3. Thủ tục cấp lại Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do bị mất, bị hỏng
a) Người vận tải vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng
hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 5 Điều 18 của Nghị định này đến cơ quan
cấp Giấy phép.
Trường hợp nộp hồ sơ
trực tiếp: Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính kiểm tra thành phần hồ sơ và
trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ; trường hợp thành phần hồ sơ
chưa đầy đủ hoặc có sai lệch thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp nộp hồ sơ
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: Trong thời hạn
không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan
giải quyết thủ tục hành chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua hệ thống
dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung, đồng thời hướng
dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 02
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy
phép thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Trường hợp
không cấp Giấy phép thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông
báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
4. Trong quá trình hoạt
động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, nếu có sự thay đổi phương tiện và người
điều khiển phương tiện so với danh sách trong hồ sơ đã được cấp Giấy phép vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm thì đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thông
báo danh sách kèm theo hồ sơ các phương tiện và người điều khiển phương tiện
thay thế đến cơ quan cấp giấy phép tối thiểu 03 ngày làm việc trước khi thực
hiện vận chuyển.
Trong thời hạn 01 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận thông báo kèm hồ sơ của đơn vị vận chuyển hàng hóa
hàng hóa nguy hiểm, cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và có văn bản thông báo danh
sách phương tiện và người điều khiển phương tiện thay thế. Trường hợp không
đồng ý thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua
hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.
5. Việc tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép hoặc
qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng.
Điều 20. Thu hồi
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người vận tải vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau
đây:
a) Cung cấp bản sao
không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy
vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Thực hiện việc vận
chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không
đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
c) Chấm dứt hoạt động
theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng người tham
gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được huấn luyện an toàn hàng hóa
nguy hiểm theo quy định.
2. Cơ quan cấp Giấy
phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và
thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định
thu hồi Giấy phép;
b) Gửi quyết định thu
hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin
điện tử của đơn vị (nếu có);
c) Khi cơ quan cấp Giấy
phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép thì người vận tải phải nộp lại Giấy phép
cho cơ quan cấp Giấy phép đồng thời dừng hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy
hiểm theo quyết định thu hồi Giấy phép ngay sau khi quyết định có hiệu lực thi
hành. Trường hợp người vận tải vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm d
khoản 1 Điều này dẫn đến bị thu hồi Giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép không cấp
lại Giấy phép trong thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực
thi hành. Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi
hành, nếu có nhu cầu tiếp tục tham gia vận chuyển thì người vận tải phải làm
thủ tục như cấp lần đầu để được cấp Giấy phép theo quy định tại Điều 18 của
Nghị định này;
d) Thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ
quan về việc thu hồi Giấy phép đã cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét