THUỘC TÍNH VĂN BẢN :
Số ký hiệu : Số: 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC |
Ngày ban hành : ngày 31 tháng 8 năm 2016
|
Loại VB : THÔNG TƯ LIÊN TỊCH |
Ngày có hiệu lực : ngày 18 tháng 10 năm 2016 |
Nguồn thu thập : ..................... |
Ngày đăng công báo : ..................... |
Ngành:..................... |
Lĩnh vực : ..................... |
Cơ quan ban hành/ chức danh/Người ký : VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
KT. CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ CHÁNH ÁN
Tống Anh Hào KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thủy Khiêm
|
Phạm vi: Toàn quốc |
Tình trạng hiệu lực :..................... |
THÔNG TIN ÁP DỤNG :
Chương VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 36. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 10 năm 2016. 2. Các quy định Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm đối với vụ án có đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 (ngày Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 có hiệu lực thi hành). Điều 37. Quy định chuyển tiếp Áp dụng quy định của Thông tư liên tịch này đối với những vụ việc dân sự đã được thụ lý, giải quyết trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành như sau: 1. Đối với những vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý giải quyết và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, thì không áp dụng quy định của Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 2. Đối với những vụ án dân sự thuộc các trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS và được hướng dẫn tại Điều 27 của Thông tư liên tịch này mà đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành và Tòa án chưa chuyển hồ sơ vụ án dân sự đó cho Viện kiểm sát nghiên cứu, tham gia phiên tòa, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mới có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, thì Tòa án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để tham gia phiên tòa sơ thẩm theo quy định của Thông tư liên tịch này. 3. Đối với vụ án dân sự được xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị Tòa án cấp có thẩm quyền giám đốc thẩm hoặc tái thẩm tuyên hủy để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì việc Viện kiểm sát tham gia phiên tòa được thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch này. Điều 38. Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao để xem xét, quyết định./. XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN (PDF) :
NGHE ĐỌC VĂN BẢN LUẬT (AUDIO) : (đang cập nhật) XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN ( WORD) : VĂN BẢN ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG ANH (FILE PDF): (đang cập nhật)
(Nguồn : Cơ Sở Dữ Liệu Quốc Gia Về Văn Bản Pháp Luật - vbpl.vn) |
SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH : A. BỐ CỤC VĂN BẢN : Căn cứ ban hành:>>>XEM - Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Ký quyết định kháng
nghị
- Điều 3. Trách nhiệm của Viện
kiểm sát trong trường hợp Tòa án khởi tố vụ án hình sự
- Điều 4. Tòa án chuyển hồ sơ
vụ việc dân sự để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp
- Điều 5. Tòa án chuyển hồ sơ
vụ việc dân sự để Viện kiểm sát xem xét việc kháng nghị
- Điều 6. Chuyển hồ sơ để xem
xét việc kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
- Điều 7. Phương thức chuyển hồ
sơ
- Điều 8. Chuyển giao tài liệu,
chứng cứ được cung cấp, thu thập bổ sung cho Viện kiểm sát
- Điều 9. Thông báo, chuyển tài
liệu, chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập
- Điều 10. Gửi quyết định giải
quyết khiếu nại, kiến nghị về việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác
- Điều 11. Gửi văn bản thông
báo về việc không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời
- Điều 12. Gửi văn bản trả lại
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; văn bản thông báo ngày mở phiên họp giải quyết
khiếu nại, kiến nghị; quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả
lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
- Điều 13. Gửi văn bản thông
báo về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa sau khi hoãn, việc tiếp tục tạm
ngừng phiên tòa
- Điều 14. Gửi văn bản thông
báo về việc kháng cáo, thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo
- Điều 15. Gửi văn bản thông
báo, quyết định về việc xem xét kháng cáo quá hạn
- Điều 16. Gửi văn bản giải
thích lý do kháng nghị quá hạn
- Điều 17. Gửi quyết định rút
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, văn bản thông báo về thời gian mở phiên tòa
giám đốc thẩm, tái thẩm
- Điều 18. Gửi quyết định của
Tòa án nhân dân cấp cao xét kháng cáo, kháng nghị trong thủ tục công nhận và
cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài; không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam; công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 19. Gửi quyết định giải
quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo
- Điều 20. Quyền yêu cầu, kiến
nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên
- Điều 21. Yêu cầu Tòa án cho
sao chụp bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ trong trường
hợp trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
- Điều 22. Yêu cầu Tòa án xác
minh, thu thập chứng cứ
- Điều 23. Yêu cầu sửa đổi, bổ
sung biên bản phiên tòa, phiên họp
- Điều 24. Thông báo Kiểm sát
viên tham gia phiên tòa, phiên họp
- Điều 25. Thông báo thay đổi
Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp
- Điều 26. Viện kiểm sát tham
gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu
- Điều 27. Viện kiểm sát tham
gia phiên tòa sơ thẩm
- Điều 28. Phát biểu của Kiểm
sát viên tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm
- Điều 29. Phát biểu của Kiểm
sát viên tại phiên họp xét kháng cáo quá hạn
- Điều 30. Trình bày, phát biểu
của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm
- Điều 31. Trình bày, phát biểu
của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
- Điều 32. Phát biểu của Kiểm
sát viên tại phiên họp xét đơn yêu cầu trong thủ tục công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài; không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có
yêu cầu thi hành tại Việt Nam; công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán
quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 33. Kiểm sát viên tham
gia phiên họp xét kháng cáo, kháng nghị trong thủ tục công nhận và cho thi hành
tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài; không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có
yêu cầu thi hành tại Việt Nam; công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán
quyết của Trọng tài nước ngoài
- Điều 34. Quyền yêu cầu của
Viện kiểm sát đối với Tòa án
- Điều 35. Quyền kiến nghị của
Viện kiểm sát đối với Tòa án
- Điều 36. Hiệu lực thi hành
- Điều 37. Quy định chuyển tiếp
- Điều 38. Về việc sửa đổi, bổ
sung Thông tư liên tịch
B. CÂU HỎI LIÊN QUAN: - 【Tìm hiểu】(đang cập nhật)
- 【Bộ câu hỏi và đáp án】(đang cập nhật)
Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích |
GÓC BÁO CHÍ: - 【Góc báo chí】(đang cập nhật)
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét