Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2024

【Review】Luật số 33/2024/QH15 Lưu trữ【Luật Lưu trữ năm 2024】

THUỘC TÍNH VĂN BẢN :

Số ký hiệu : Luật số: 33/2024/QH15

Ngày ban hành : ngày 21 tháng 6 năm 2024.

Loại VB : LUẬT

Ngày có hiệu lực : ngày 01 tháng 7 năm 2025.

Nguồn thu thập.....................

Ngày đăng công báo : .....................

Ngành:.....................

Lĩnh vực : .....................

Cơ quan ban hành/ chức danh/Người ký :  QUỐC HỘI

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI: Trần Thanh Mẫn

Phạm vi:  Toàn quốc

Tình trạng hiệu lực : .....................

THÔNG TIN ÁP DỤNG : 

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 63. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan

1. Bổ sung ngành, nghề số thứ tự 229 vào sau số thứ tự 228 thuộc Phụ lục IV về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15, Luật số 09/2022/QH15, Luật số 20/2023/QH15, Luật số 26/2023/QH15, Luật số 27/2023/QH15, Luật số 28/2023/QH15 và Luật số 31/2024/QH15 như sau:

229

Kinh doanh dịch vụ lưu trữ

2. Bổ sung số thứ tự 10 vào sau số thứ tự 09 mục V phần B của Phụ lục số 01 về Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2017/QH14, Luật số 23/2018/QH14, Luật số 72/2020/QH14, Luật số 16/2023/QH15, Luật số 20/2023/QH15 và Luật số 24/2023/QH15 như sau:

10

Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

Bộ Tài chính

Điều 64. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.

2. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1, khoản 5 và khoản 6 Điều 65 của Luật này.

Điều 65. Quy định chuyển tiếp

1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành:

a) Trong thời hạn 10 năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 và nộp vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh đối với tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Trong thời hạn 05 năm, cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 phải hoàn thành việc chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 đối với tài liệu hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được chỉnh lý theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của Luật này;

c) Trong thời hạn 10 năm, lưu trữ lịch sử phải hoàn thành việc chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 đối với tài liệu đang bảo quản tại lưu trữ lịch sử nhưng chưa được chỉnh lý theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13;

d) Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thực hiện dịch vụ chỉnh lý tài liệu theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 và tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn nghiệp vụ lưu trữ theo quy định của Luật này được thực hiện việc chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu quy định tại các điểm a, b và c khoản này;

đ) Trong thời hạn 05 năm, cơ quan, tổ chức đã xác định bí mật nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lưu trữ lịch sử thực hiện việc giải mật tài liệu đã nộp vào lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Việc giải mật tài liệu lưu trữ đã nộp vào lưu trữ lịch sử trong trường hợp cơ quan xác định bí mật nhà nước không còn hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan xác định bí mật nhà nước không còn hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được quy định như sau:

a) Người đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế;

b) Người đứng đầu lưu trữ lịch sử thực hiện các hình thức xác định việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp tài liệu không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước;

c) Không thực hiện việc giải mật tài liệu lưu trữ trong trường hợp việc giải mật có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

3. Việc hủy tài liệu lưu trữ chứa bí mật nhà nước đã nộp vào lưu trữ lịch sử trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định hủy tài liệu tại lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hủy tài liệu tại lưu trữ lịch sử của Nhà nước ở cấp tỉnh;

b) Tài liệu lưu trữ chứa bí mật nhà nước được hủy trong các trường hợp sau: khi không cần thiết phải lưu giữ và việc hủy tài liệu không gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; nếu không hủy tài liệu sẽ gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc;

c) Việc hủy tài liệu lưu trữ chứa bí mật nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

4. Tài liệu lưu trữ có thời hạn được lưu trữ tại lưu trữ lịch sử trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì lưu trữ lịch sử tiếp tục lưu trữ cho đến hết thời hạn.

5. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ được cấp theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 được tiếp tục sử dụng đến khi hết thời hạn ghi trên Chứng chỉ.

6. Đối với hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn của cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử được hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, thời hạn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử thực hiện theo quy định của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 nhưng không quá ngày 01 tháng 7 năm 2030. 
XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN (PDF) :
NGHE ĐỌC VĂN BẢN LUẬT (AUDIO) :
(đang cập nhật)
XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN ( WORD) :
VĂN BẢN ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG ANH (FILE PDF):
(đang cập nhật)
(Biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/;  www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn/
SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :

A. BỐ CỤC VĂN BẢN :

Căn cứ ban hành:>>>XEM

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Giải thích từ ngữ
  • Điều 3. Áp dụng Luật Lưu trữ và pháp luật có liên quan
  • Điều 4. Nguyên tắc lưu trữ
  • Điều 5. Chính sách của Nhà nước về lưu trữ
  • Điều 6. Ngày Lưu trữ Việt Nam
  • Điều 7. Giá trị của tài liệu lưu trữ
  • Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

Chương II
QUẢN LÝ TÀI LIỆU LƯU TRỮ
VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU TÀI LIỆU LƯU TRỮ

  • Điều 9. Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam
  • Điều 10. Thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
  • Điều 11. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ
  • Điều 12. Quản lý tài liệu lưu trữ tại lưu trữ hiện hành và lưu trữ lịch sử
  • Điều 13. Quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức giải thể, phá sản hoặc tổ chức lại

Chương III
NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ

Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ

  • Điều 14. Xác định giá trị tài liệu
  • Điều 15. Thời hạn lưu trữ hồ sơ, tài liệu
  • Điều 16. Hủy tài liệu lưu trữ
  • Điều 17. Thời hạn, yêu cầu và hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ
  • Điều 18. Cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử của Nhà nước
  • Điều 19. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thu nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử
  • Điều 20. Yêu cầu bảo quản, thống kê tài liệu lưu trữ
  • Điều 21. Kho lưu trữ chuyên dụng
  • Điều 22. Lưu trữ dự phòng
  • Điều 23. Hình thức, thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ
  • Điều 24. Mang tài liệu lưu trữ ra ngoài lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử
  • Điều 25. Tiếp cận thông tin trong tài liệu lưu trữ
  • Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng thông tin trong tài liệu lưu trữ

Mục 2
NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ TÀI LIỆU GIẤY
VÀ TÀI LIỆU TRÊN VẬT MANG TIN KHÁC

  • Điều 27. Phạm vi áp dụng nghiệp vụ lưu trữ tài liệu giấy và tài liệu trên vật mang tin khác
  • Điều 28. Thu nộp tài liệu giấy
  • Điều 29. Tài liệu lưu trữ giấy được chuyển đổi từ tài liệu lưu trữ số
  • Điều 30. Nghiệp vụ lưu trữ tài liệu trên vật mang tin khác

Mục 3
NGHIỆP VỤ LƯU TRỮ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ

  • Điều 31. Phạm vi áp dụng nghiệp vụ lưu trữ tài liệu điện tử
  • Điều 32. Tài liệu lưu trữ điện tử
  • Điều 33. Tài liệu lưu trữ tạo lập dạng số
  • Điều 34. Bản số hóa tài liệu lưu trữ
  • Điều 35. Kho lưu trữ số
  • Điều 36. Thu nộp, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ số và hủy tài liệu lưu trữ số hết giá trị
  • Điều 37. Lưu trữ tài liệu lưu trữ điện tử khác

Chương IV
TÀI LIỆU LƯU TRỮ CÓ GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ

Mục 1
TÀI LIỆU LƯU TRỮ CÓ GIÁ TRỊ ĐẶC BIỆT

  • Điều 38. Tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt
  • Điều 39. Trình tự, thủ tục công nhận tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt

Mục 2
PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÀI LIỆU LƯU TRỮ

  • Điều 40. Tài liệu lưu trữ được phát huy giá trị
  • Điều 41. Hình thức phát huy giá trị tài liệu lưu trữ
  • Điều 42. Công khai danh mục hồ sơ, tài liệu lưu trữ
  • Điều 43. Công bố tài liệu lưu trữ
  • Điều 44. Triển lãm, giới thiệu tài liệu lưu trữ và biên soạn, xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm lưu trữ
  • Điều 45. Lồng ghép trong hoạt động của cơ sở giáo dục
  • Điều 46. Các hình thức khác phát huy giá trị tài liệu lưu trữ

Chương V
LƯU TRỮ TƯ

  • Điều 47. Quản lý lưu trữ tư
  • Điều 48. Chính sách của Nhà nước để phát triển lưu trữ tư
  • Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài liệu lưu trữ tư
  • Điều 50. Ký gửi tài liệu lưu trữ tư vào lưu trữ lịch sử
  • Điều 51. Tặng cho Nhà nước tài liệu lưu trữ tư
  • Điều 52. Tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt

Chương VI
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRỮ

  • Điều 53. Các hoạt động dịch vụ lưu trữ
  • Điều 54. Phạm vi cung cấp dịch vụ lưu trữ của tổ chức, cá nhân
  • Điều 55. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • Điều 56. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ

Chương VII
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LƯU TRỮ

  • Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về lưu trữ
  • Điều 58. Trách nhiệm quản lý nhà nước về lưu trữ
  • Điều 59. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cá nhân
  • Điều 60. Kinh phí bảo đảm lưu trữ
  • Điều 61. Người làm lưu trữ
  • Điều 62. Hợp tác quốc tế về lưu trữ

Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  • Điều 63. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan
  • Điều 64. Hiệu lực thi hành
  • Điều 65. Quy định chuyển tiếp

 

B. CÂU HỎI LIÊN QUAN:

  • Tìm hiểu(đang cập nhật)
  • Bộ câu hỏi và đáp án(đang cập nhật)

Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích

VIDEO :
(đang cập nhật)
GÓC BÁO CHÍ:

  • Góc báo chí(đang cập nhật)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét