THUỘC TÍNH VĂN BẢN :
Số ký hiệu :số: 34/2024/QH15 |
Ngày ban hành : ngày 24 tháng 6 năm 2024. |
Loại VB : LUẬT |
Ngày có hiệu lực : ngày 01 tháng 01 năm 2025 |
Nguồn thu thập : ..................... |
Ngày đăng công báo : ..................... |
Ngành:..................... |
Lĩnh vực : ..................... |
Cơ quan ban hành/ chức danh/Người ký : QUỐC HỘI |
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI (Đã ký) Trần Thanh Mẫn
|
Phạm vi: Toàn quốc |
Tình trạng hiệu lực : ĐÃ BIẾT |
THÔNG TIN ÁP DỤNG :
Chương IX ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 150. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của luật có liên quan 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 02/2021/QH15 như sau: a) Sửa đổi khoản 4 Điều 153 như sau: “4. Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 154 như sau: “2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.”; c) Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 161; d) Bãi bỏ khoản 7 Điều 326; đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 467 như sau: “3. Trường hợp hành vi của người vi phạm nội quy phiên tòa có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu, kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật này.”. 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 45/2019/QH14, Luật số 59/2020/QH14, Luật số 13/2022/QH15 và Luật số 19/2023/QH15 như sau: a) Bãi bỏ khoản 4 Điều 234; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 491 như sau: “3. Trường hợp người vi phạm nội quy phiên tòa có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu, kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.”; c) Bãi bỏ Điều 497. 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 55/2019/QH14 như sau: a) Bãi bỏ khoản 4 Điều 153; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 316 như sau: “3. Trường hợp người vi phạm nội quy phiên tòa có dấu hiệu tội phạm thì Tòa án yêu cầu, kiến nghị khởi tố theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.”; c) Bãi bỏ Điều 321. 4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2017/QH14, Luật số 47/2019/QH14, Nghị quyết số 96/2023/QH15 và Luật số 31/2024/QH15 như sau: “a) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt;”. Điều 151. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. 2. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 152 của Luật này. Điều 152. Quy định chuyển tiếp 1. Trường hợp đã tiếp nhận hồ sơ thi vào ngạch Thư ký Tòa án, nâng ngạch Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên; tiếp nhận hồ sơ chuyển sang ngạch Thẩm tra viên trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc xem xét, bổ nhiệm vào ngạch, nâng ngạch, chuyển ngạch tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13. 2. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trường hợp số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương vượt quá 05 người thì các thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi thôi làm nhiệm vụ để bảo đảm số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán theo quy định của Luật này. 3. Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được chuyển thành Thẩm phán Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định xếp bậc Thẩm phán Tòa án nhân dân căn cứ vào quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bậc Thẩm phán. 4. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nhiệm kỳ của Thẩm phán đã được bổ nhiệm theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 thực hiện như sau: a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 thì nhiệm kỳ được thực hiện theo quy định của Luật này; b) Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được bổ nhiệm lần đầu theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 thì tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến hết nhiệm kỳ đã được bổ nhiệm; việc bổ nhiệm lại và nhiệm kỳ khi được bổ nhiệm lại thực hiện theo quy định của Luật này; c) Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp đã được bổ nhiệm lại theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 thì nhiệm kỳ được tính đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
5. Các Tòa án tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; xét xử sơ thẩm, giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ; giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về tố tụng, pháp luật về phá sản cho đến khi các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập và hoạt động theo quy định của luật. XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN (PDF) : NGHE ĐỌC VĂN BẢN LUẬT (AUDIO) : (đang cập nhật) XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN ( WORD) : VĂN BẢN ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG ANH (FILE PDF): (đang cập nhật)
(Biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn/ |
SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :
A. BỐ CỤC VĂN BẢN : Căn cứ ban hành:>>>XEM
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân
- Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
- Điều 4. Tổ chức và thẩm quyền thành lập, giải thể các
Tòa án nhân dân
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án
nhân dân
- Điều 6. Độc lập theo thẩm quyền xét xử
- Điều 7. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa
án
- Điều 8. Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng,
công khai, vô tư, khách quan
- Điều 9. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
- Điều 10. Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm
tham gia
- Điều 11. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ
tuân theo pháp luật
- Điều 12. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định
theo đa số
- Điều 13. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
- Điều 14. Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo,
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
- Điều 15. Việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong xét xử,
giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và các vụ việc khác
thuộc thẩm quyền của Tòa án
- Điều 16. Tiếng nói, chữ viết dùng trước Tòa án
- Điều 17. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của
Tòa án
- Điều 18. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Tòa
án
- Điều 19. Trách nhiệm phối hợp giữa Tòa án với cơ quan,
tổ chức
- Điều 20. Quản lý các Tòa án nhân dân về tổ chức
- Điều 21. Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội,
Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận
- Điều 22. Ngày truyền thống, biểu trưng của Tòa án nhân
dân
Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TÒA ÁN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN THEO THẨM QUYỀN XÉT XỬ - Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án cấp sơ thẩm
- Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án cấp phúc thẩm
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án xét lại bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
- Điều 26. Xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc
- Điều 27. Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính
- Điều 28. Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền
con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Điều 29. Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp
pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc
- Điều 30. Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống
nhất pháp luật trong xét xử
- Điều 31. Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải
quyết vụ án, vụ việc
- Điều 32. Lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ
- Điều 33. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành
án
- Điều 34. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 35. Xây dựng pháp luật
- Điều 36. Nghiên cứu khoa học
- Điều 37. Đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 38. Hợp tác quốc tế
- Điều 39. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng
tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
- Điều 40. Thành phần của Hội đồng tuyển chọn, giám sát
Thẩm phán quốc gia
- Điều 41. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng tuyển chọn,
giám sát Thẩm phán quốc gia
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng tuyển
chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
- Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Hội đồng tuyển
chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia
- Điều 45. Kinh phí hoạt động của Hội đồng tuyển chọn,
giám sát Thẩm phán quốc gia
Chương IV TỔ CHỨC BỘ MÁY - Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối
cao
- Điều 47. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 48. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 49. Việc tổ chức xét xử của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 50. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp
cao
- Điều 51. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao
- Điều 52. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
- Điều 53. Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp cao
- Điều 54. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa
án nhân dân cấp cao
- Điều 55. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 56. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 57. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương
- Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung
ương
- Điều 60. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa
án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm
chuyên biệt
- Điều 63. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân sơ thẩm
chuyên biệt
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự
- Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Tòa án quân sự trung ương
- Điều 66. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung
ương
- Điều 67. Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán
Tòa án quân sự trung ương
- Điều 68. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm
Tòa án quân sự trung ương
- Điều 69. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự
quân khu và tương đương
- Điều 70. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân
khu và tương đương
- Điều 71. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu
và tương đương
- Điều 72. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
Tòa án quân sự khu vực
Chương V CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN - Điều 73. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
trong Tòa án
- Điều 74. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
và người lao động trong Tòa án
- Điều 75. Quản lý công chức, viên chức và người lao động
trong Tòa án
- Điều 76. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 77. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao
- Điều 78. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 79. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
- Điều 80. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương
- Điều 81. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 82. Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
- Điều 83. Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa
án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt
- Điều 84. Chánh án Tòa án quân sự trung ương
- Điều 85. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương
đương
- Điều 86. Chánh án Tòa án quân sự khu vực
- Điều 87. Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Tòa
án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực
- Điều 88. Thẩm phán
- Điều 89. Tuyên thệ của Thẩm phán
- Điều 90. Ngạch, bậc của Thẩm phán
- Điều 91. Bổ nhiệm Thẩm phán
- Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao
- Điều 93. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân
dân
- Điều 94. Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân
- Điều 95. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân
- Điều 96. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
- Điều 97. Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao
- Điều 98. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm
phán Tòa án nhân dân
- Điều 99. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân
dân
- Điều 100. Nhiệm kỳ của Thẩm phán
- Điều 101. Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán
- Điều 102. Bảo vệ Thẩm phán
- Điều 103. Trách nhiệm của Thẩm phán
- Điều 104. Những việc Thẩm phán không được làm
- Điều 105. Thông tin về Thẩm phán vi phạm pháp luật
- Điều 106. Điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán
Tòa án nhân dân
- Điều 107. Miễn nhiệm Thẩm phán
- Điều 108. Cách chức Thẩm phán
- Điều 109. Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
- Điều 110. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại đối với việc
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật, điều động, luân chuyển,
biệt phái Thẩm phán
- Điều 111. Thẩm tra viên Tòa án
- Điều 112. Tiêu chuẩn Thẩm tra viên Tòa án
- Điều 113. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm tra viên Tòa án
- Điều 114. Ngạch Thẩm tra viên Tòa án
- Điều 115. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên Tòa án
- Điều 116. Thư ký Tòa án
- Điều 117. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thư ký Tòa án
- Điều 118. Ngạch Thư ký Tòa án
- Điều 119. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án
- Điều 120. Chế độ, chính sách đối với Thẩm tra viên Tòa
án, Thư ký Tòa án
- Điều 121. Hội thẩm
- Điều 122. Tiêu chuẩn Hội thẩm
- Điều 123. Những người không được làm Hội thẩm
- Điều 124. Chế độ bầu, cử Hội thẩm
- Điều 125. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm
- Điều 126. Trách nhiệm của Hội thẩm
- Điều 127. Thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội
thẩm
- Điều 128. Nhiệm kỳ của Hội thẩm
- Điều 129. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm
- Điều 130. Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm
- Điều 131. Đoàn Hội thẩm
- Điều 132. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị
quân đội đối với Hội thẩm
- Điều 133. Bảo đảm điều kiện hoạt động của Hội thẩm và
Đoàn Hội thẩm
- Điều 134. Khen thưởng, xử lý vi phạm đối với Hội thẩm
- Điều 135. Lựa chọn ngẫu nhiên Thẩm phán, Hội thẩm tham
gia xét xử
- Điều 136. Phương thức tổ chức xét xử tại Tòa án
- Điều 137. Phòng xử án
- Điều 138. Phòng hòa giải, đối thoại
- Điều 139. Nội quy phiên tòa, phiên họp
- Điều 140. Bảo vệ Tòa án
- Điều 141. Tham dự và hoạt động thông tin tại phiên
tòa, phiên họp
- Điều 142. Chế độ tiền lương, phụ cấp
- Điều 143. Trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán, Giấy
chứng nhận chức danh tư pháp
- Điều 144. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng
- Điều 145. Chế độ, chính sách đối với công chức khác,
viên chức và người lao động của Tòa án
- Điều 146. Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án
- Điều 147. Kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất của Tòa
án
- Điều 148. Xây dựng Tòa án điện tử
- Điều 149. Khen thưởng, xử lý vi phạm
- Điều 150. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của luật
có liên quan
- Điều 151. Hiệu lực thi hành
- Điều 152. Quy định chuyển tiếp
B. CÂU HỎI LIÊN QUAN: - 【Tìm hiểu】(đang cập nhật)
- 【Bộ câu hỏi và đáp án】(đang cập nhật)
Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích |
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét