SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :
A. BỐ CỤC VĂN BẢN : Căn cứ ban hành:>>>XEM
CHƯƠNG 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG - Điều 1. Nghị định này quy định việc lập và hoạt động của
Văn phòng đại diện của các tổ chức hợp tác, nghiên cứu nước ngoài tại Việt Nam
(sau đây gọi là Văn phòng đại diện).
- Điều 2. Tổ chức hợp tác, nghiên cứu nước ngoài quy định
tại Nghị định này là đơn vị trực thuộc Bộ, ngành hoặc chính quyền địa phương của
nước ngoài, tiến hành các hoạt động phi lợi nhuận tại Việt Nam nhằm hỗ trợ hợp
tác, quản lý các chương trình, dự án và nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học,
công nghệ, tài nguyên và môi trường, y tế, xã hội (sau đây gọi là tổ chức nước
ngoài) với các đối tác là Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương của Việt Nam (sau đây gọi là cơ quan chủ quản phía Việt Nam).
- Điều 3. Văn phòng đại diện làm đại diện cho tổ chức nước
ngoài trong quan hệ với các cơ quan của Chính phủ Việt Nam, trong việc xúc tiến
xây dựng, đôn đốc và giám sát việc thực hiện các dự án, chương trình hợp tác về
các lĩnh vực chuyên môn của Tổ chức nước ngoài ở Việt Nam. Tổ chức nước ngoài
có thể lập một hoặc nhiều Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
- Điều 4. Văn phòng đại diện chỉ được hoạt động sau khi
được Bộ Ngoại giao của Việt Nam cấp Giấy phép.
CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP, SỬA ĐỔI, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN - Điều 5. Tổ chức nước ngoài được cấp Giấy phép lập Văn
phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau:
- Điều 6. Hồ sơ xin lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
gồm:
- Điều 7. Tổ chức nước ngoài xin lập Văn phòng đại diện
phải nộp 03 bộ hồ sơ cho Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Ngoại giao xem xét cấp hoặc từ chối cấp
Giấy phép lập Văn phòng đại diện cho tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là Giấy
phép). Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Ngoại giao sẽ trả lời Tổ chức
nước ngoài bằng văn bản.
- Điều 8. Trình tự cấp Giấy phép được thực hiện như sau:
- Điều 9. Thời hạn Giấy phép được quy định trên cơ sở đề
nghị của Tổ chức nước ngoài nhưng không vượt quá thời hạn hoạt động của các
chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu của Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Nếu
có nhu cầu gia hạn, tổ chức nước ngoài làm đơn gửi Bộ Ngoại giao ít nhất 30
ngày trước khi Giấy phép hết hạn.
- Điều 10. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung
trong Giấy phép đã được cấp, Tổ chức nước ngoài phải có văn bản đề nghị gửi Bộ
Ngoại giao. Bộ Ngoại giao cần tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản phía Việt
Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở. Nếu
chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung, Bộ Ngoại giao ghi nội dung bổ sung vào Giấy
phép đã cấp hoặc cấp Giấy phép mới cho Văn phòng đại diện. Nếu không chấp thuận
việc sửa đổi, bổ sung, Bộ Ngoại giao có văn bản thông báo cho Văn phòng đại diện.
Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép nêu tại điều nà được thực hiện trong thời hạn
không quá 30 ngày, kể từ ngày Bộ Ngoại giao nhận được văn bản đề nghị của Tổ chức
nước ngoài.
- Điều 11. Giấy phép lập Văn phòng đại diện sẽ bị thu hồi
trong trường hợp Văn phòng đại diện, Tổ chức nước ngoài có hoạt động không phù
hợp với Giấy phép được cấp, vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định
liên quan khác của pháp luật Việt Nam hoặc chương trình, dự án hoạt động tại Việt
Nam bị chấm dứt trước thời hạn.
- Điều 12. Ttrong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được
thông báo chấm dứt hoạt động, Văn phòng đại diện phải hoàn thành xong mọi thủ tục
liên quan đến các khoản nợ, tiền thuế, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, tiền
thuê nhà, các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có), thanh lý tài sản, thanh lý hợp
đồng, hoàn trả Giấy phép, huỷ con dấu và gửi báo cáo bằng văn bản đến Bộ Ngoại
giao và cơ quan chủ quản phía Việt Nam. Trong trường hợp được Bộ Ngoại giao và
cơ quan chủ quản phía Việt Nam đồng ý, thời hạn này có thể được kéo dài, nhưng
không quá một năm.
CHƯƠNG III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN - Điều 13. Các quyền lợi
- Điều 14. Các nghĩa vụ và trách nhiệm
CHƯƠNG IV QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - Điều 15. Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, giúp Chính
phủ thống nhất quản lý Nhà nước về hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ chức
nước ngoài tại Việt Nam.
- Điều 16. Cơ quan chủ quản phía Việt Nam có nhiệm vụ
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động của Văn phòng đại diện và hàng năm có
báo cáo gửi Bộ Ngoại giao về tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện của Tổ
chức nước ngoài thuộc lĩnh vực mình quản lý. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Văn phòng đại diện của
các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
- Điều 17. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Văn phòng đại diện đặt trụ sở có trách nhiệm quản lý hoạt động của
các Văn phòng đại diện theo chức năng, thẩm quyền quản lý nhà nước của mình.
CHƯƠNG V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH - Điều 18. Trên cơ sở các quy định của Nghị định này, Cơ
quan chủ quản phía Việt Nam ký văn bản thoả thuận với từng Tổ chức nước ngoài
có nhu cầu lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam để quy định chi tiết về nội dung
hợp tác, quy mô, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của Văn phòng đại diện của Tổ
chức nước ngoài, số nhân viên nước ngoài làm việc cho Văn phòng đại diện, số lượng
cụ thể về trang thiết bị, xe ô tô cho Văn phòng đại diện và đồ dùng cá nhân của
nhân viên nước ngoài được phép tạm nhập, tái xuất miễn thuế, phù hợp với hoàn cảnh
và tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động của Tổ chức nước ngoài tại Việt
Nam. Trước khi ký kết, cơ quan chủ quản phía Việt Nam có trách nhiệm tham khảo
ý kiến của Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố liên
quan.
- Điều 19. Các tổ chức nước ngoài đã được Chính phủ Việt
Nam cho phép lập Văn phòng đại diện trước ngày Nghị định này có hiệu lực được
tiếp tục hoạt động theo Giấy phép đã được cấp, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ
sơ trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, căn cứ theo
các quy định của Nghị định này.
- Điều 20. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15
ngày, kể từ ngày đăng công báo. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm hướng dẫn thi
hành Nghị định này.
- Điều 21. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
B. CÂU HỎI LIÊN QUAN: - 【Tìm hiểu】(đang cập nhật)
- 【Bộ câu hỏi và đáp án】(đang cập nhật)
Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét