SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :
A. BỐ CỤC VĂN BẢN : Căn cứ ban hành:>>>XEM
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG - Điều 1 Tổ chức, cá
nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp
mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Điều 2 Đất chịu thuế
sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm: - Đất
trồng trọt; - Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản; - Đất rừng trồng.
- Điều 3 Đất không thuộc
diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không
phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm: - Đất có rừng tự nhiên; -
Đất đồng cỏ tự nhiên; - Đất dùng để ở; - Đất chuyên dùng.
- Điều 4 Tổ chức, cá
nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam sử dụng đất nông nghiệp phải nộp tiền thuê
đất theo quy định tại Điều 29 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không
phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật này.
CHƯƠNG II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ - Điều 5 Căn cứ tính
thuế sử dụng đất nông nghiệp: - Diện tích; - Hạng đất; - Định suất thuế tính
bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.
- Điều 6 Diện tích tính
thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với
sổ địa chính Nhà nước. Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế
là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.
- Điều 7
- Điều 8 Căn cứ vào tiêu
chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định hạng đất tính thuế
cho từng hộ nộp thuế trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Điều 9 Định suất thuế
một năm tính bằng kilôgam thóc trên 1 ha của từng hạng đất như sau:
- Điều 10 Hộ sử dụng đất
nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật đất đai, thì
ngoài việc phải nộp thuế theo quy định tại Điều 9 của Luật này, còn phải nộp
thuế bổ sung do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định đối với phần diện tích trên
hạn mức.
CHƯƠNG III
KÊ KHAI TÍNH THUẾ VÀ LẬP SỔ THUẾ - Điều 11 Tổ chức, cá
nhân sử dụng đất nông nghiệp có trách nhiệm kê khai theo mẫu tính thuế của cơ
quan thuế và gửi bản kê khai đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đúng thời
gian quy định. Khi có thay đổi về diện tích chịu thuế, hộ nộp thuế phải kê khai
lại với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Điều 12 Căn cứ vào bản
kê khai của hộ nộp thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính thuế và lập sổ thuế. Đứng
tên trong sổ thuế là chủ hộ nộp thuế.
- Điều 13 Trong trường
hợp hộ nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế thì cơ quan thuế
được quyền ấn định số thuế phải nộp sau khi có ý kiến bằng văn bản của Uỷ ban
nhân dân cùng cấp về diện tích và hạng đất tính thuế.
- Điều 14 Sổ thuế được
lập theo đơn vị hành chính các cấp. Đất được đăng ký ở đơn vị hành chính nào
thì tính thuế và lập sổ thuế ở đơn vị hành chính đó. Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn phải niêm yết công khai số thuế trong năm của từng hộ nộp thuế
trong thời hạn 20 ngày trước khi trình duyệt sổ thuế. Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận sổ thuế trước khi trình Uỷ ban nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh xét duyệt.
- Điều 15 Sổ thuế của
xã, phường, thị trấn phải được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh xét duyệt theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.
CHƯƠNG IV
THU THUẾ VÀ NỘP THUẾ - Điều 16 Sổ thuế được
duyệt là căn cứ để thu thuế. Thuế nộp mỗi năm từ 1 đến 2 lần theo vụ thu hoạch
chính của từng loại cây trồng ở từng địa phương. Thời gian nộp thuế do Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Trước thời hạn nộp
thuế ít nhất là 10 ngày, cơ quan trực tiếp thu thuế phải gửi thông báo quy định
rõ địa điểm, thời gian và số thuế phải nộp cho từng hộ nộp thuế.
- Điều 17 Thuế sử dụng
đất nông nghiệp tính bằng thóc, thu bằng tiền. Giá thóc thu thuế do Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định được thấp hơn không quá
10% so với giá thị trường ở địa phương trong vụ thu thuế. Trong trường hợp đặc
biệt, thuế có thể thu bằng thóc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quyết định.
- Điều 18 Kết thúc năm
thuế, cơ quan trực tiếp thu thuế phải quyết toán kết quả thu thuế của từng hộ
và báo cáo quyết toán thuế bằng văn bản với cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban
nhân dân cùng cấp, đồng thời niêm yết công khai cho nhân dân biết.
CHƯƠNG V
GIẢM THUẾ VÀ MIỄN THUẾ - Điều 19
- Điều 20 Hộ di chuyển
đến vùng kinh tế mới khai hoang để sản xuất nông nghiệp được miễn thuế trong
thời hạn theo quy định tại Điều 19 của Luật này và cộng thêm 2 năm. Nếu đất
được giao là đất đang sản xuất nông nghiệp, thì được miễn thuế trong thời hạn 3
năm kể từ ngày nhận đất.
- Điều 21 Trong trường
hợp thiên tai, địch hoạ làm thiệt hại mùa màng, thuế sử dụng đất nông nghiệp
được giảm hoặc miễn cho từng hộ nộp thuế theo từng vụ sản xuất như sau:
- Điều 22
- Điều 23
- Điều 24 Danh sách các
hộ được đề nghị xét giảm thuế, miễn thuế của xã phải được niêm yết để nhân dân
tham gia ý kiến trong thời hạn 20 ngày, trước khi trình Uỷ ban nhân dân cấp
trên duyệt. Quyết định giảm thuế, miễn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
phải được thông báo kịp thời cho hộ nộp thuế và niêm yết công khai.
- Điều 25 Chính phủ quy
định chi tiết việc giảm thuế, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
CHƯƠNG VI
XỬ LÝ VI PHẠM - Điều 26
- Điều 27 Thẩm quyền xử
lý vi phạm được quy định như sau: a) Chi cục trưởng Chi cục thuế huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh được áp dụng các hình thức xử lý hành chính và
được phạt đến 0,5 lần số thuế thiếu. b) Cục trưởng Cục thuế tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương được áp dụng các hình thức xử lý hành chính và được phạt
đến 1 lần số thuế thiếu.
- Điều 28 Cá nhân cản
trở hoặc xúi dục người khác cản trở việc thi hành Luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp; gây khó khăn cho việc điều tra và xử lý các vi phạm Luật này, thì tuỳ
theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Điều 29
CHƯƠNG VII
KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU - Điều 30 Tổ chức, cá
nhân có quyền khiếu nại việc thi hành không đúng Luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp. Trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn
số thuế, tiền phạt đã được thông báo. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận
được thông báo nộp thuế, người nộp thuế có quyền khiếu nại. Đơn khiếu nại phải
được gửi đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi lập sổ thuế. Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn phải xem xét, có ý kiến và chuyển ngay lên Uỷ ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi cục thuế có trách nhiệm
trước Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
khiếu nại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhân đơn; đối với những vụ phức
tạp, có thể kéo dài thời hạn, nhưng không quá 60 ngày. Quá thời hạn này mà chưa
giải quyết, thì chi cục trưởng chi cục thuế phải chịu trách nhiệm về hậu quả do
việc chậm xử lý gây ra. Cơ quan thuế phải thoái trả số thuế, tiền phạt đã thu
không đúng Luật trong thời hạn 30 ngày, k
- Điều 31 Nếu người
khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan nhận đơn hoặc quá thời hạn
trên mà chưa giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp
của cơ quan nhận đơn. Quyết định của cơ quan cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi
hành.
- Điều 32 Nếu phát hiện
và kết luận có sự nhầm lẵn về thuế, thì cơ quan thuế có quyền truy thu, truy
hoàn số thuế đó.
CHƯƠNG VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Điều 33 Chính phủ tổ
chức thực hiện Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp trong phạm vi cả nước.
- Điều 34 Bộ trưởng Bộ
Tài chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Luật thuế sử dụng
đất nông nghiệp, quyết định cuối cùng về việc giải quyết khiếu nại. Thủ trưởng
cơ quan Trung ương về quản lý đất đai chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra việc khảo sát, đo đạc ruộng đất, việc lập sổ địa chính, việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho từng hộ nộp thuế.
- Điều 35 Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc
chấp hành Luật thuế và tổ chức thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trong địa
phương mình.
- Điều 36 Cơ quan thuế
các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Điều 37 Uỷ ban nhân
dân các cấp được thành lập Hội đồng tư vấn thuế sử dụng đất nông nghiệp để giúp
Uỷ ban nhân dân về việc xác định căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp, đề
nghị xét giảm thuế, miễn thuế.
CHƯƠNG IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH - Điều 38 Bãi bỏ Pháp
lệnh về thuế nông nghiệp đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá VIII thông qua ngày 30 tháng 1 năm 1989 và chế độ hiện hành
thu tiền nuôi rừng đối với đất rừng trồng. Những quy định trước đây trái với
Luật này đều bãi bỏ. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.
- Điều 39 Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật này. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 10 tháng 7 năm 1993.
B. CÂU HỎI LIÊN QUAN: - 【Tìm hiểu】(đang cập nhật)
- 【Bộ câu hỏi và đáp án】(đang cập nhật)
Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét