THUỘC TÍNH VĂN BẢN :
Số ký hiệu : Số: 158/2025/NĐ-CP |
Ngày ban hành : ngày 25 tháng 6 năm 2025 |
Loại VB : NGHỊ ĐỊNH
|
Ngày có hiệu lực : ngày 01 tháng 7 năm 2025 |
Nguồn thu thập : ĐÃ BIẾT |
Ngày đăng công báo : ĐÃ BIẾT |
Ngành: ĐÃ BIẾT |
Lĩnh vực : ĐÃ BIẾT |
Cơ quan ban hành/ chức danh/Người ký : CHÍNH PHỦ |
TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Hồ Đức Phớc |
Phạm vi: Toàn quốc |
Tình trạng hiệu lực : ĐÃ BIẾT |
THÔNG TIN ÁP DỤNG :
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 43. Sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 2 như sau: “1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i và l khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc và thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và quy định tại Nghị định này.”
b) Sửa đổi điểm b và điểm c khoản 3 Điều 11 như sau: “b) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con theo quy định tại khoản 4 Điều 139 của Bộ luật Lao động thì thời gian từ khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi trở lại làm việc được tính là thời gian đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kể từ thời điểm trở lại làm việc thì lao động nữ vẫn được hưởng trợ cấp thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
c) Sửa đổi Điều 39 như sau: “Điều 39. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 120 của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau: “1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i và l khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội theo một trong các mức sau:
- a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;
- b) Mức đóng bằng 0,3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp bảo đảm điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.”
- b) Bỏ khoản 2 Điều 4.
Điều 44. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. 2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ và các điều khoản sau đây hết hiệu lực thi hành: - a) Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- b) Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- c) Khoản 2 Điều 3; các khoản 1, 3 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
- Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu;
- d) Các khoản 7, 8 và 9 Điều 38 của Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Điều 45. Trách nhiệm tổ chức thi hành - Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo:
- a) Hằng năm, Cục Thống kê có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tính theo gốc so sánh bình quân năm 1994 để xác định hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;
- b) Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm công khai hệ số điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN (PDF) : NGHE ĐỌC VĂN BẢN LUẬT (AUDIO) : (đang cập nhật) XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN ( WORD) : VĂN BẢN ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG ANH (FILE PDF): (đang cập nhật)
(Biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn/ |
SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :
A. BỐ CỤC VĂN BẢN : Căn cứ ban hành:>>>XEM
Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG - Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 4. Bản sao các giấy tờ dùng để thực hiện bảo hiểm xã hội
quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội
- Điều 5. Mức tham chiếu
Chương II ĐĂNG KÝ THAM GIA VÀ QUẢN LÝ THU, ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc được thực hiện theo quy định tại Chương IV của Luật Bảo hiểm xã hội và được
quy định chi tiết như sau: - Điều 6. Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm
xã hội
- Điều 7. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 8. Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 9. Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc của người lao động, người sử dụng lao động
- Điều 10. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội
- Điều 11. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định
tại khoản 2 và 3 Điều 37 của Luật Bảo hiểm xã hội
Chương III CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Mục 1 CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ - Điều 12. Điều kiện hưởng lương hưu
- Điều 13. Mức lương hưu hằng tháng
- Điều 14. Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Điều 15. Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm
xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
- Điều 16. Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc
- Điều 17. Chế độ hưu trí đối với người vừa có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Điều 18. Tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu, trợ
cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp một lần đối với người nước ngoài đang
hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
Mục 2 CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT - Điều 19. Chế độ tử tuất đối với trường hợp người đang hưởng
trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chưa nghỉ việc hoặc còn bảo
lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp hằng tháng đồng thời là người đang hưởng lương hưu
- Điều 20. Việc giải quyết hưởng chế độ tử tuất đối với người
nước ngoài
- Điều 21. Chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chương IV CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG LƯƠNG HƯU VÀ CHƯA ĐỦ TUỔI HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ XÃ HỘI Chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng
lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội được thực hiện theo quy
định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết
như sau: - Điều 22. Đối tượng và điều kiện hưởng
- Điều 23. Thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng
- Điều 24. Mức trợ cấp hằng tháng
- Điều 25. Chế độ đối với thân nhân người đang hưởng trợ cấp
hằng tháng chết trước khi hết thời hạn hưởng trợ cấp
Chương V CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ, TỬ TUẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG ĐÓNG - Điều 26. Đối tượng áp dụng
- Điều 27. Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người
lao động để làm căn cứ giải quyết, điều chỉnh chế độ hưu trí, tử tuất
- Điều 28. Căn cứ xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- Điều 29. Trình tự, thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm
xã hội
- Điều 30. Giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người
lao động
- Điều 31. Nguồn kinh phí thực hiện
Chương VI QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP - Điều 32. Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội
- Điều 33. Chế độ tử tuất đối với thân nhân người đang hưởng
trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp hằng tháng sau khi đã hết thời hạn
hưởng trợ cấp mất sức lao động, đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với công nhân
cao su, đang hưởng trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã
nghỉ việc chết
- Điều 34. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm
1995 để hưởng bảo hiểm xã hội
- Điều 35. Tính thời gian công tác đối với người lao động đi
hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995
- Điều 36. Hồ sơ đề nghị tính thời gian công tác đối với người
lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995
- Điều 37. Giải quyết tính thời gian công tác đối với người
lao động đi hợp tác lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 1995
- Điều 38. Tính thời gian công tác để hưởng bảo hiểm xã hội đối
với người lao động làm việc thuộc khu vực nhà nước, nghỉ chờ việc từ ngày 01
tháng 11 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 1995
- Điều 39. Tính thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội đối
với cán bộ xã có thời gian đảm nhiệm chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP
- Điều 40. Chế độ đối với người đang hưởng trợ cấp hằng tháng
mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa được tính hưởng bảo hiểm xã hội
- Điều 41. Chế độ đối với người lao động đã có quyết định nghỉ
việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng
- Điều 42. Chế độ đối với người lao động đang nghỉ việc hưởng
chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày hoặc đang
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số
58/2014/QH13
Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH - Điều 43. Sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật
có liên quan đến bảo hiểm xã hội
- Điều 44. Hiệu lực thi hành
- Điều 45. Trách nhiệm tổ chức thi hành
Phụ lục I Phụ lục II
B. CÂU HỎI LIÊN QUAN: - 【Tìm hiểu】(đang cập nhật)
- 【Bộ câu hỏi và đáp án】(đang cập nhật)
Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích |
GÓC BÁO CHÍ:- 【Góc báo chí】(đang cập nhật)
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét