Nội dung Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật được biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/; www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn /

218 DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

【Review】Nghị định 145/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

THUỘC TÍNH VĂN BẢN :

Số ký hiệu : Số: 145/2020/NĐ-CP

Ngày ban hành : 

ngày 14 tháng 12 năm 2020

Loại VB :  NGHỊ ĐỊNH

Ngày có hiệu lực : ngày 01 tháng 02 năm 2021.

Nguồn thu thậpĐÃ BIẾT

Ngày đăng công báo : ĐÃ BIẾT

Ngành:ĐÃ BIẾT

Lĩnh vực : ĐÃ BIẾT

Cơ quan ban hành/ chức danh/Người ký :  CHÍNH PHỦ

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

Nguyễn Xuân Phúc

Phạm vi:  Toàn quốc

Tình trạng hiệu lực : ĐÃ BIẾT

THÔNG TIN ÁP DỤNG : 

Chương XI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 114. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2021.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;

b) Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động; Nghị định số 148/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

cNghị định số 29/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;

d) Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

đ) Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương; Nghị định số 121/2018/NĐ-Cngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

eNghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;

g) Nghị định số 85/2015/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ;

h) Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình;

iNghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động;

k) Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 220 của Bộ luật Lao động về danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động không được đình công.

3. Các doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động cho đến khi giấy phép hết hạn. Các trường hợp gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép thì thực hiện theo quy định tại Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Nghị định này.

4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.

5. Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do các văn bản pháp luật khác quy định; trường hợp các văn bản pháp luật khác không quy định thì áp dụng các quy định tại Chương VII của Nghị định này.

6. Hòa giải viên lao động được bổ nhiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đang trong thời gian bổ nhiệm thì tiếp tục làm hòa giải viên lao động cho đến hết thời hạn được bổ nhiệm, trừ trường hợp thuộc diện miễn nhiệm quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 94 Nghị định này.

7. Trường hợp các văn bản được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

Điều 115. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN (PDF) :
NGHE ĐỌC VĂN BẢN LUẬT (AUDIO) :
(đang cập nhật)
XEM NỘI DUNG TOÀN VĂN BẢN ( WORD) :
VĂN BẢN ĐƯỢC DỊCH SANG TIẾNG ANH (FILE PDF):
(đang cập nhật)
(Biên tập lại từ 04 nguồn chính: https://vbpl.vn/;  www.congbao.hochiminhcity.gov.vn; https://congbao.chinhphu.vn/ và https://www.ipvietnam.gov.vn/

SƠ LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :

A. BỐ CỤC  VĂN BẢN :

Căn cứ ban hành:>>>XEM

  • Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
  • Điều 2. Đối tượng áp dụng

======================================

  • Điều 3. Sổ quản lý lao động
  • Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động


======================================

  • Điều 5. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết Hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tại khoản 4 Điều 21 của Bộ luật Lao động gồm những nội dung chủ yếu:
  • Điều 6. Nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở xuống

  • Điều 7. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
  • Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

  • Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
  • Điều 10. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
  • Điều 11. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm


======================================

  • Điều 12. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
  • Điều 13. Bên thuê lại lao động
  • Điều 14. Người lao động thuê lại

  • Điều 15. Ký quỹ và sử dụng tiền ký quỹ
  • Điều 16. Nộp tiền ký quỹ
  • Điều 17. Quản lý tiền ký quỹ
  • Điều 18. Rút tiền ký quỹ
  • Điều 19. Trích tiền ký quỹ khi doanh nghiệp cho thuê lại không thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động thuê lại
  • Điều 20. Nộp bổ sung tiền ký quỹ

  • Điều 21. Điều kiện cấp giấy phép
  • Điều 22. Thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép
  • Điều 23. Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
  • Điều 24. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
  • Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép
  • Điều 26. Gia hạn giấy phép
  • Điều 27. Cấp lại giấy phép
  • Điều 28. Thu hồi giấy phép
  • Điều 29. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
  • Điều 30. Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động

  • Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
  • Điều 32. Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ
  • Điều 33. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Điều 34. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Điều 36. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam


======================================

  • Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
  • Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
  • Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
  • Điều 40. Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
  • Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc

  • Điều 42. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
  • Điều 43. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
  • Điều 44. Nội dung, hình thức người lao động được tham gia ý kiến
  • Điều 45. Nội dung, hình thức người lao động được quyết định
  • Điều 46. Nội dung, hình thức người lao động đưọc kiểm tra, giám sát
  • Điều 47. Hội nghị người lao động
  • Điều 48. Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

======================================

  • Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
  • Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
  • Điều 51. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia
  • Điều 52. Hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia
  • Điều 53. Trách nhiệm thực hiện về thành lập và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia

  • Điều 54. Hình thức trả lương
  • Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
  • Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
  • Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm


======================================

  • Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
  • Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
  • Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
  • Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
  • Điều 62. Thông báo về việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
  • Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
  • Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
  • Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
  • Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
  • Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác
  • Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

======================================

  • Điều 69. Nội quy lao động
  • Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
  • Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
  • Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
  • Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất

======================================

  • Điều 74. Người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ
  • Điều 75. Nơi có nhiều lao động
  • Điều 76. Phòng vắt, trữ sữa mẹ
  • Điều 77. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo

  • Điều 78. Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
  • Điều 79. Tăng cường phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc
  • Điều 80. Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
  • Điều 81. Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động
  • Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
  • Điều 83. Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động

  • Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  • Điều 85. Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
  • Điều 86. Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

  • Điều 87. Tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới


======================================

  • Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
  • Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
  • Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
  • Điều 91. Trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình


======================================

  • Điều 92. Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động
  • Điều 93. Trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động
  • Điều 94. Miễn nhiệm hòa giải viên lao động
  • Điều 95. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
  • Điều 96. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
  • Điều 97. Quản lý hòa giải viên lao động

  • Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
  • Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
  • Điều 100. Miễn nhiệm trọng tài viên lao động
  • Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
  • Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
  • Điều 103. Chế độ, điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
  • Điều 104. Quản lý nhà nước đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động

  • Điều 105. Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
  • Điều 106. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền tại nơi sử dụng lao động không được đình công
  • Điều 107. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công
  • Điều 108. Giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động không được đình công

  • Điều 109. Các trường hợp hoãn, ngừng đình công
  • Điều 110. Trình tự, thủ tục thực hiện hoãn đình công
  • Điều 111. Trình tự, thủ tục thực hiện ngừng đình công
  • Điều 112. Giải quyết quyền lợi của người lao động khi hoãn, ngừng đình công
  • Điều 113. Quyền, trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công


======================================
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  • Điều 114. Hiệu lực thi hành
  • Điều 115. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Phụ lục I

(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Mẫu số 01/PLI

Báo cáo tình hình sử dụng lao động (do người sử dụng lao động lập)

Mẫu số 02/PLI

Báo cáo tình hình sử dụng lao động (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập)


======================================

Phụ lục II

DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC THỰC HIỆN CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

======================================

Phụ lục III

(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)


======================================

Phụ lục IV

(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)


======================================

Phụ lục V

(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)


======================================

Phụ lục VI

DANH MỤC NƠI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG

(Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

 

B. CÂU HỎI LIÊN QUAN:

  • Tìm hiểu(đang cập nhật)
  • Bộ câu hỏi và đáp án(đang cập nhật)


Luật Gia Vlog - NGUYỄN KIỆT- tổng hợp & phân tích

VIDEO :
(đang cập nhật)

GÓC BÁO CHÍ:

  • Góc báo chí(đang cập nhật)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét